Cơ cấu ăn uống hợp lý cho trẻ Cơ cấu là cách cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể, là nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết trong cùng một chỉnh thể, theo những quy luật nhất định. Do đó, có thể hiểu rằng, cơ cấu ăn uống là nguyên tắc kết hợp các thành phần dinh dưỡng và cách tổ chức bữa ăn của trẻ. Sự cần thiết phải cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ Chế độ dinh dưỡng cần phải đa dạng để cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Chất đạm - Đạm là nguồn cung cấp axit amin, là các chất dẫn truyền thần kinh. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác. Chất béo - Chất béo hay còn gọi là lipit, là nguồn năng lượng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thần kinh, tham gia vào cấu trúc của màng tế bào thần kinh và chiếm 60% cấu trúc não, các chất béo đặc biệt cần thiết cho não là omega3 (có nhiều trong các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá basa…), omega 6 (có nhiều trong hạt mè, hạt hướng dương, hạt bí đỏ…), phospholipid (có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng) và cholin (có nhiều trong lòng đỏ trứng, nước, nho, bơ), đậu phộng, gan, bông cải…). Chất bột đường - Não tiêu thụ rất nhiều năng lượng và đường chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của não. Chất bột đường là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, Nên hạn chế các loại đường hấp thu nhanh vào máu như nước ngọt, bánh kẹo, thức uống có đường. Nên ăn các loại đường hấp thu chậm như cơm, bánh mỳ, khoai củ, trái cây sẽ tốt hơn. Các vitamin và khoáng chất - Đây là những chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, nhất là não bộ. Trong đó quan trọng là vitamin nhóm B như vitamin B1, B5, B6 có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau, vitamin B9 (axit folic) có nhiều trong rau lá xanh đậm, các loại hạt, bông cải, cam, bưởi, lòng đỏ trứng…Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Kẽm có nhiều trong hàu, sò, cá và các loại hạt. Sắt là khoáng chất cần thiết để tạo máu… Cơ cấu bữa ăn hợp lý cho trẻ - Bốn tháng đầu tiên bạn chỉ nên cho trẻ uống sữa và nước, không nên cho trẻ ăn bột hay cháo nhừ vì giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang nên thực phẩm cho vào dễ bị nôn trớ, thêm nữa là hệ tiêu hóa của trẻ còn quá nhỏ nếu tiếp xúc với thực phẩm khác quá sớm trẻ sẽ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa sau này. Nếu cho trẻ bú sữa mẹ thì bạn nên ăn uống tăng cường đầy đủ các nhóm thực phẩm trên, không nên ăn kiêng, nên uống thêm viên canxi và viên sắt. - Giai đoạn đầu tiên trẻ tập ăn dặm, bạn nên chú ý cho trẻ ăn rất ít (khoảng 1 muỗng bột) từ lúc đầu sau đó mới tăng dần. Sau đó, khẩu phần ăn của trẻ mới được tăng cường và mở rộng với đầy đủ tất cả các nhóm thực phẩm. Một ngày trẻ phải được cung cấp hầu như đủ các nhóm trên nhưng mỗi thứ một ít. - Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bạn phải tập cho trẻ dần dần quen với tất cả các nhóm thức ăn trên theo một khẩu phần thích hợp. Mỗi ngày trẻ cần ăn 2 bữa phụ với đủ bốn nhóm thực phẩm (bột, đạm, rau, dầu) cùng với 6 – 8 cữ sữa. Bữa ăn chính của trẻ thường là bột mặn hoặc cháo (gạo, thịt hoặc cá, rau củ) nấu nhừ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lúc đầu thì xay thật nhuyễn sau đó giảm dần theo thời gian. - - Sau 8 tháng, bạn có thể cho trẻ ăn cháo. - - Hơn 1 tuổi, trẻ tập ăn nui, bún để bé tập nhai và nuốt, ăn từ ít tới nhiều, từ 1 chén rồi 2 hoặc 3 chén một ngày. Không nêm bột ngọt khi nấu ăn cho trẻ. Thỉnh thoảng bạn nên thêm 1 ít khoai lang, đậu đen hay đỏ vào cháo rất tốt cho dường ruột. Đối với bữa ăn vặt của trẻ, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm. Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác. - Khoảng 2 tuổi thì trẻ ăn được cơm ngày 3 bữa và 4 – 5 cữ sữa mỗi ngày. Nếu trẻ ăn được quá ít, nên cho trẻ ăn thêm chút gì khác như bánh flan, sữa chua, kem, trái cây hoặc uống thêm một ít sữa cho đủ no bụng. - Gợi ý về thức ăn vặt cho trẻ - Đồ ăn nguội - Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả, sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ, sữa chua với bánh ngọt, bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịt mềm, phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất, bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi, bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quả bơ xay nhuyễn, bánh mì với chuối chín, các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo - Đồ ăn nóng - - Cháo thịt cắt miếng nhỏ, cháo yến mạch với sữa nguyên chất, bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều hai mặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong), trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng, bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng, spaghety với xổt cà chua hoặc xốt thịt, mỳ sợi với thịt viên, súp cá với bánh mỳ, cháo thịt gà và rau. - Rau quả - - Carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp… nấu mềm thành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến trẻ ngon miệng, táo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận… cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, nho hoặc cà chua nhỏ cắt dài thành 4 miếng để trẻ dễ ăn. Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho trẻ thưởng thức. Đồ uống - Cho trẻ bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Trẻ 1-3 tuổi không (hoặc ít) bú mẹ nên cho trẻ uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bạn nên cho trẻ uống sữa nguyên chất cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để trẻ bớt khát. Nếu cho trẻ uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4 cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên cho uống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quả tươi bao giờ cũng tốt hơn cho trẻ so với nước hoa quả. - Từ 3 tuổi trở lên cho đến khi bắt đầu đi học, mỗi ngày trẻ cần ăn ba bữa chính và hai bữa phụ. Nói cách khác, trẻ cần được ăn từ 5 đến 7 bữa một ngày và bữa ăn nào cũng đều quan trọng như nhau đối với trẻ. - Do đó bạn cần sắp xếp cho trẻ ăn đủ 3 bữa (sáng, trưa, tối)/ngày kèm theo từ 1 đến 2 bữa ăn phụ/ngày, với những món ăn nhiều chất dinh dưỡng đồng thời bảo đảm bữa ăn đủ dưỡng chất để cung cấp đa năng lượng, vitamin, protein và chất khoáng. Bữa ăn sang - Sau bữa ăn tối từ ngày hôm trước, tức là từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ cho đến ngày hôm sau, lượng glucose trong máu đã giảm sút đáng kể. Đây lại là thời điểm cơ thể trẻ sử dụng nhiều glucose nhất nên việc giảm sút lượng glucose vào buổi sáng sẽ làm trẻ không còn đủ năng lượng để học tập, làm việc hoặc vui đùa. - Rất nhiều người cho rằng, buổi sáng, cho trẻ uống một ly sữa, ăn một quả trứng chiên là đủ để ra khỏi nhà. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, trứng và sữa chỉ là sự kết hợp của chất đạm và chất béo. Thực đơn này thiếu mất carbohydrate. - Cơ cấu hợp lý cho bữa sáng gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate theo tỷ lệ 1260. Trong đó, tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất. - Thức ăn cho bữa điểm tâm là những thực phẩm nguyên hạt và ít chất béo như bánh mì, nui, mì, ngũ cốc, các món súp, cháo, phở hoặc cơm. Một ly sữa với một ít thịt hoặc bánh nhân thịt sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng lâu dài. - Trái cây hoặc nước trái cây càng làm tăng hương vị hấp dẫn của điểmbữa tâm với đầy đủ dưỡng chất. Có thể cho trẻ ăn chuối, táo, dưa hấu, cam, nho… cắt thành từng miếng nhỏ dễ ăn hoặc ép lấy nước cho trẻ uống. Lời khuyên - Nếu bữa sáng trẻ ăn quá nhiều bánh mỳ, bột, cơm hoặc các lương thực khác có chứa nhiều đường và chất béo thì cơ thể sẽ cần một thời gian dài để tiêu hóa, dễ làm cho máu tập trung vào hệ thống tiêu hóa, gây tình trạng thiếu máu não, khiến trẻ suy nghĩ chậm hơn. Bữa ăn trưa và tối - Có thể chọn mua thực phẩm kết hợp cùng bữa ăn gia đình để đa dạng món ăn cho trẻ đồng thời cân bằng giữa thức ăn bữa trưa và tối của trẻ. Để tránh trẻ bị nặng bụng, khó tiêu, ói mửa vào buổi tối, bạn cần cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa nhưng phải bảo đảm đủ chất. - Phải bảo đảm đủ các chất đạm như: Trứng, thịt, tôm, cá…, tinh bột như gạo, mì…, chất béo dầu, mỡ… vitamin và chất khoáng như rau, củ, quả - Đa dạng món ăn cho trẻ nhằm tạo sự thay đổi khẩu vị hàng ngày, ngon miệng và cân bằng hợp lý về dinh dưỡng. - Nên chuẩn bị riêng từng bữa ăn cho trẻ, không nên nấu một lần cho bữa trưa và tối, vì điều này làm trẻ ăn kém ngon cũng như khó giúpcả trẻ cảm nhận hương vị mới của món ăn. - Khi cùng ăn với gia đình vào buổi tối, cần lưu ý giảm bớt thành phần chất béo, ít thịt bò, heo và đồ chiên xào. Tốt nhất là nên có món canh (thường xuyên thay đổi mỗi ngày) và một ít trái cây. - Cho trẻ uống 1 ly sữa khoảng 100ml trước khi đi ngủ. Nhưng tránh cho trẻ uống nhiều nước vào buổi tối sẽ làm trẻ tiểu dầm hoặc thức giấc thường xuyên để đi vệ sinh. . máu… Cơ cấu bữa ăn hợp lý cho trẻ - Bốn tháng đầu tiên bạn chỉ nên cho trẻ uống sữa và nước, không nên cho trẻ ăn bột hay cháo nhừ vì giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang nên thực phẩm cho vào. mỗi ngày. Bạn nên cho trẻ uống sữa nguyên chất cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để trẻ bớt khát. Nếu cho trẻ uống nước quả, cần. Cơ cấu ăn uống hợp lý cho trẻ Cơ cấu là cách cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể, là nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi