Mô hình sản xuất giống và nuôi cá bống tượng công nghiệp I. MỤC ĐÍCH Trong những năm gần đây, các hoạt động về nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở các vùng ven biển nước ta nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, càng trở lên năng động. Từ nhiều hình thức nuôi, nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp. Đối tượng nuôi mang tính chất truyền thống như Tôm Sú, Tôm Bạc Chân Trắng. Chủ yếu là các loại tôm. [ http://agriviet.com] Riêng các loại cá mặc dầu vẫn thích nghi được với vùng nước lợ, song chưa được chú trọng trong nghề nuôi. Từ lâu chỉ là đối tượng khai thác. Cá Bống Tượng là một loại cá có giá trị kinh tế cao. Thịt thơm ngon và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Đây là loại cá thích nghi được, nuôi rất kinh tế hấp dẫn cho các vùng nước lợ ở nước ta, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu sông, có độ mặn dao động từ 4 đến 15 phần ngàn, chúng sống rất tốt và phát triển ít xảy ra hội chứng lở loét, so với nuôi trong điều kiện nước ngọt thuần. Tuy nhiên từ lâu nghề nuôi cá Bống Tượng của bà con hiện đang trong giai đoạn bắt đầu, với những hình thức nuôi tự phát và sử dụng với nguồn giống tự nhiên, nuôi trong ao đầm, trong bè ở những vùng nước ngọt như La Ngà Đồng Nai, nuôi bè An Giang, ao đầm Tân Thành Cà Mau. Những thông tin kỹ thuật về nuôi Bống Tượng hãy còn quá hiếm hoi. Vì thế nhằm phổ biến những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi loài thuỷ sản quý hiếm này, trong điều kiện nước lợ. Chúng tôi đã nỗ lực đối phó với nhiều thử thách, không ngừng tìm hiểu và nuôi khảo nghiệm để biết sự thích nghi của loài cá này, trong môi trường nước lợ và đã cho kết quả mong muốn. Trong khi nghề nuôi Tôm nước lợ còn nhiều lận đận , để tận dụng ngoài vụ Tôm. Tám tháng còn lại của ao đầm Tôm, mà nuôi cá Bống Tượng luân canh với Tôm, để cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế mầm bệnh của Tôm, cách ly mầm bệnh tồn tại trong ao cho vụ tới. Đồng thời cũng là biện pháp ngăn ngừa bệnh cho Tôm nuôi. Với phương châm "NGƯ DÂN NUÔI TÔM SÚ , PHÒNG BỆNH TÔM LÀ NUÔI BỐNG TƯỢNG" II. GIẢI PHÁP ĐƠN THUẦN NHƯNG KHOA HỌC: Để dễ dàng thực hiện ứng dụng cho ao nuôi Tôm, quy trình nuôi cải tiến này, sau khi thu hoạch Tôm xong , vệ sinh xử lý ao rồi nuôi tiếp cá Bống Tượng mà không làm đảo lộn tập quán của bà con ngư dân. Đây là bước đi khá phù hợp nhất, trong nuôi Tôm luân canh. Thực hiện khẩu hiệu làm kinh tế trên đất Nông Nghiệp Đô Thị, thu nhập 6 tỷ/ha (20 tấn x 300.000.000đ = 6.000.000.000đ) Với lợi thế của nguồn nước không bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, khu vực Phước Long B - Q9, cùng với biện pháp lọc sinh học và xử lý nước thải, chúng tôi mở rộng sản xuất cá giống Bống Tượng đủ loại để cung cấp, phục vụ bà con nuôi luân canh Tôm Sú cho cả nước. Dự án thực hiện với mục đích vì bức xúc của phong trào nuôi thuỷ sản nước lợ đang phát triển. Đồng thời cung cấp con giống quý hiếm, có giá trị cao, cho người dân vùng Nông Nghiệp Đô Thị. Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng từ cá tạp rẻ tiền, chúng tôi chuyển đổi thành cá Bống Tượng hàng hoá có giá trị cao. III. THỰC HIỆN DỰ ÁN: MÔ TẢ DOANH NGHIỆP TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ BỐNG TƯỢNG VỚI CÔNG NGHỆ CAO. Chuyên sản xuất các loại thủy đặc sản quý hiếm. Sở trường là cá Bống Tượng. Từ các loại giống 3 - 4cm, 12-15cm và cá thương phẩm 400g - 800g/con. Qua nuôi khảo nghiệm tại vùng nước lợ, loài cá Bống Tượng đã thích nghi và phát triển tốt, không bị hội chứng lở loét trong quá trình nuôi, so với vùng nước ngọt. Giai đoạn đầu. Cá bột được sinh sản và ương nuôi tại trung tâm giống Thủy sản Phước Long sau 20 ngày cá đạt 1 - 2cm chuyển về thuần lợ. Đem so sánh để nuôi được 01 tấn sản phẩm cá Bống Tượng tại vùng nước lợ nói chung và huyện Cần Giờ, Nhà Bè Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, chỉ cần tiêu tốn từ 6 - 8 kg cá tạp để thu về 1kg Bống Tượng thành phẩm. Với trữ lượng cá tạp phong phú của diện tích mặt nước vùng cửa sông ao đầm Tôm tại Cần Giờ, trại đầu tư nuôi cá Bống Tượng thương phẩm và sản xuất cá giống Bống Tượng tại chỗ, để cung cấp cho địa phương và các vùng nước lợ lân cận. Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi và tiềm năng của Cần Giờ, thực tế cho thấy nếu nuôi cá Bống Tượng hàng hoá, dùng thức ăn là cá tạp và nuôi thêm cá mồi (rô phi) phục vụ làm thức ăn cho cá Bống Tượng, chi phí giá thành đầu vào 1kg thành phẩm không quá 30.000đ/1 vụ nuôi. Trong khi giá trị đầu ra thương phẩm là 300.000đ/1kg. Nếu đưa khoa học kỹ thuật vào ứng dụng, bằng quy trình kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng thương phẩm, với quy trình nuôi tuần hoàn, hoàn toàn theo hướng dẫn. Năng suất sẽ đạt trên 20 tấn/ha là đối tượng nuôi rất lý tưởng và triển vọng đồng thời cũng để luân canh cùng Tôm Sú cho môi trường nuôi bền vững. Nói chung nghề nuôi cá Bống Tượng luân canh Tôm Sú được xem là một giải pháp sáng tạo, một bước đột phá cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ. Để thực hiện dự án có hiệu quả, nên xem đây là một đề tài khoa học, một nhân tố tích cực trong ngành thủy sản. Cần liên kết hơn nữa, để cùng nhau tạo điều kiện tốt, ứng dụng mô hình nuôi tuần hoàn, hoàn toàn để nuôi loài cá quý hiếm này, thu ngoại tệ để làm giàu cho đất nước. Chúng tôi rất mong được sự hưởng ứng và tham gia của các nhà khoa học trong lĩnh vực nuôi cá nói chung, nuôi cá Bống Tượng nói riêng. Sửa đổi, bổ xung quy trình nuôi chuẩn xác và hiệu quả hơn nữa. Đây là nguyện vọng chân thành và tha thiết của tác giả và cũng là người rất tâm đắc với loài cá quý hiếm này! Tác giả một lần nữa cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nghành chức năng và các nhà khoa học, nghiên cứu cho quy trình ngày càng hoàn thiện hơn. IV/ MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG: Sản phẩm Bống Tượng chủ yếu là tiêu thụ cho xuất khẩu, cá hàng hoá từ 400g -800g là thực phẩm. Làm món ăn không thể thiếu được của 1,3 tỷ dân Trung Quốc và các nước ASEAN rất ưa chuộng. Đó là tính đặc biệt của thị trường không bao giờ thoả mãn giữa cung với cầu. Để có được những thông tin thị trường, chúng tôi đã thăm dò và được biết hiện nay Chính phủ Trung Quốc, kêu gọi người dân nên nuôi loài cá quý hiếm này để tự cung cấp cho tiêu dùng trong nước. Họ bỏ kinh phí cho các viện, trường sinh sản nhân tạo cá giống Bống Tượng cung cấp cho ngư dân. Nhưng kết quả chưa đạt, vì nhiều lý do khách quan. Điển hình hàng năm vẫn còn sang Việt Nam nhập giống về nuôi và tiếp tục thu mua cá hàng hoá ở Việt Nam. Trở lại khía cạnh của thị trường sản phẩm Bống Tượng. Tại sao Trung Quốc chưa nuôi được cá Bống Tượng, mặc dầu công nghệ quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của họ rất cao. Song vì thời tiết khắc nghiệt, bởi mùa đông quá lạnh của khí hậu Trung Quốc loài cá này quá ngưỡng chịu đựng, nên không thể sinh trưởng và phát triển. Muốn khắc phục được điều kiện thời tiết để nuôi cá Bống Tượng tại Trung Quốc thì có khác gì tăng giá thành sản phẩm (làm lò sưởi để nuôi cá, nhà ấm để trồng rau) vì thế như đất nước Việt Nam là từ đèo Hải Vân trở vào Nam, thiên nhiên ưu đãi thời tiết. Nên chỉ cần ta năm được quy trình kỹ thuật nuôi Bống Tượng thì sẽ hái được ra tiền. Cổ nhân có câu: Mình nên làm ra sản phẩm nào, mà xã hội cần. Chớ không nên làm ra sản phẩm đó, mình biết lam, ma xã hội đã thừa! Để nhận xét thêm về thị trường của cá Bống Tượng. Được sự tiêu thụ của thị trường Trung Quốc, thì người nuôi rất yên tâm sản xuất. Bởi lẽ, Trung Quốc là cường quốc đứng số I về thương mại với 1,3 tỷ dân số. Đứng thứ 6 về kinh tế, thu hút đầu tư 1.200 tỷ USD. Rõ ràng là miếng bánh béo bở cho doanh nghiệp nào, sản xuất ra sản phẩm mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu, ưa chuộng. Nói cách khác, mặt hàng nào Trung Quốc tiêu thụ là mặt hàng đó có giá cao, thậm chí giá của siêu lợi nhuận!. Đi đôi với nhu cầu tiêu dùng, với lợi thế được sự quan tâm chăm sóc của lãnh đạo hai nước về Tối Huệ Quốc cho mua bán mậu dịch, như sản phẩm Bống Tượng càng dễ dàng xâm nhập thị trường vô tận của Trung Quốc (Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hoà). Trên đây là những nhận xét khách quan về lợi ích kinh tế xã hội và đất nước. Bằng tấm lòng quyết tâm tha thiết, muốn nêu lên đây để bà con ngư dân có cơ hội lựa chọn. Thiết nghĩ đây không phải là một dự án nói lên mưu cầu lợi ích cá nhân, hay kêu gọi, thuyết phục để được sự hỗ trợ vốn, đồng thời luôn tiện tiêu thụ con giống hay giới thiệu mặt hàng, để bán sản phẩm của mình làm ra. IV. MÔ TẢ VỊ TRÍ: Địa điểm trang trại của dự án được bố trí giai đoạn đầu: Từ cá bột lên cá hương tại trại thủy đặc sản Phước Long (Tp. Hồ Chí Minh) với nguồn nước không ô nhiễm thuốc trừ sâu, và hơn 1 ha diện tích mat nước rất thuận lợi để ương cá giống Bống Tượng. Có nguồn nước lợ tự nhiên với độ muối dao động từ 20-25 phần ngàn .Và nguồn nước ngọt khai thác từ giếng ngầm. Khi cần nước ngọt để chủ động dung hoà độ mặn là sử dụng để ương nuôi cá bột và sinh hoạt hàng ngày trữ lượng không đáng kể. Giai đoạn 2: Được nối tiếp bằng cách thuần nước lợ cho cá giống Bống Tượng và chuyển sang, nuôi cá thịt tại vùng cửa sông thuộc huyện Cần Giờ, Nhà Bè TP.HCM. Cách tính nếu đưa vào ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng 50% diện tích của địa phương (diện tích nuôi trồng thủy sản 6990ha) ta sẽ có sản lượng và doanh số như sau: 3.500ha x 20tấn x 20.000USD = 70.000.000 USD (Bảy mươi triệu USD). Về mặt thuận lợi nữa là thức ăn cho cá giống, cá nuôi rất phong phú và đa dạng, giúp cho trại sản xuất được hạ giá thành sản phẩm (điển hình nếu địa điểm của trại giống bố trí xa nguồn thức ăn. Chỉ trông nhờ vào thức ăn công nghiệp và ấu trùng ARTEMIA thì giá thành 01 sản phẩm là 350đ/01 con giống cỡ 3 -> 4 cm. thời gian ương là 55 ngày tuổi) Riêng địa điểm vùng nước lợ mà trại đã đặt địa điểm, thức ăn tự nhiên rất dồi dào nếu tận dụng sẽ giảm được 30% -> 40% chi phí thức ăn và rút ngắn được thời gian ương nuôi 40 -> 45 ngày. Đồng thời vị trí trại được thiết kế theo dạng dã chiến. Nên việc mở rộng sản xuất rất đơn giản vì có sẵn diện tích sử dụng rất nhiều, trên 4ha mặt nước. Dành 20% bố trí hồ bạt nổi để ương con giống. Diện tích còn lại để nuôi cá thương phẩm và nuôi cá tạp làm thức ăn tươi sống cho cá Bống Tượng thịt, cá Bống Tượng giống. Đây là một lợi thế, nếu ta biết tận dụng, khai thác nguồn thức ăn tự nhiên này cho hợp lý, để cung cấp cho cá Bống Tượng. Biết trân trọng nó và bảo vệ nguồn lợi vô tận này, để phục vụ nuôi trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân. Đây là tiền đồ sáng sủa trong nuôi trồng thuỷ sản thu ngoại tệ cho nước nhà. VI. SẢN PHẨM CẠNH TRANH: Dự án sản xuất nuôi cá Bống Tượng, cá biệt là không có sự cạnh tranh. Bởi lẽ sự khó tính của loại cá Bống Tượng thường hay xảy ra dịch bệnh, rủi ro cũng nhiều. Nếu người nuôi ít am hiểu về quy trình kỹ thuật thì nuôi ít thành công. Như đã nêu ở phần trên, hiện nay ngư dân đang nuôi cá Bống Tượng chỉ nuôi dưới dạng tự phát, không có biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Nên tỷ lệ sống rất thấp thì bao giờ đáp ứng được nhu cầu. Riêng về con giống thì hiện nay, nơi sản xuất chỉ đếm được trên đầu ngón tay, thì lấy đâu ra sản phẩm để cạnh tranh. Song song với sự độc nhất vô nhị của sản phẩm Bống Tượng. Kế đến là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng nếu ứng dụng quy trình đơn thuần, thì tỷ lệ sống rất thấp < 5%. Nếu ta biết cách ương cá bột biết cách sử dụng đưa thức ăn tự nhiên cho cá bột, đồng thời tạo sinh khối tảo, biết gây nuôi ấu trùng ROTIFER thì mới có tỷ lệ sống cao. So với nhu cầu hiện nay, con giống nhân tạo còn rất ít chỉ đáp ứng chưa được 2% thị trường. VII . SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY VÀ HIỆU QUẢ MONG ĐỢI VỐN SỬ DỤNG CHO DỰ ÁN : 2.000.000.000VNĐ PHÂN BỔ CHO SẢN XUẤT KHẢ NĂNG SINH LỢI 1. CƠ SỞ HẠ TẦNG: 140.000.000đ 2. TRANG THIẾT BỊ: 133.000.000đ 3. VỐN LƯU ĐỘNG: 1.446.000.000đ VIII. DOANH THU Tổng cộng: 20.450.000.000đ (cá thịt: 20 tấn ; cá giống: 12.000.000 con). Bao gồm: 1/ Sản lượng cá thịt: 20 tấn Hệ số sản phẩm: - Cá loại I : 400g -> 800g 12 tấn x 250.000.000đ = 3tỷ - Cá loại II : 300g -> 390g 05 tấn x 200.000.000đ = 1 tỷ - Cá loại III : 200g -> 29000g 03 tấn x 150.000.000đ = 450 triệu 2/ Sản lượng cá giống: 12.000.000 con - Kích cỡ 3-4cm 10.000.000 con x 800đ = 8 tỷ - Loại 12cm - 15cm 2.000.000 con x 4.000đ = 8tỷ PHÂN TÍCH KHÁCH QUAN NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG THƯƠNG PHẨM: Nhìn chung, nghề nuôi cá Bống Tượng đòi hỏi người quản lý cao hơn các nghề nuôi thủy sản khác. Hơn nữa nghề này cũng đòi hỏi hình thức và kỹ năng quản lý hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt là ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, với mô hình sử dụng nước tuần hoàn, hoàn toàn. Khả năng tài chánh nhiều hoặc ít, diện tích ao hồ từ 100-1.000m2 đều thực hiện ứng dụng được. Theo phân tích tài chánh cho thấy lãi ròng của các vụ nuôi theo dõi được đã cho lãi 309,9% rõ ràng là một nghề nuôi trồng siêu lợi nhuận, điều này chứng minh hoàn toàn giá trị thương mại của nó. Vốn lưu động khá cao chiếm khoảng 70% tổng chi phí trong khi đó các hạng mục của trang thiết bị và vốn cố định 30%. Mặc dù vốn lưu động tuy cao, nhưng lợi nhuận của quá trình sản xuất càng cao hơn so với các đối tượng nuôi khác. Do đó với một trang thiết bị như máy bơm nước, máy quạt Oxy?. Dụng cụ đầu tư cho quy trình nuôi thâm canh tuần hoàn tạo mọi điều kiện môi trường tối ưu cho cá, cũng là một sự phát động, vận dụng quy trình kỹ thuật công nghệ cao, thiết thực nâng cao tỷ lệ sống, dẫn đến sản lượng cá cũng gia tăng tương ứng. Riêng hiện nay chưa có nơi nào, hoặc nhà nuôi trồng thủy sản nào? Ứng dụng quy trình này để nuôi cá Bống Tượng, giám nghĩ, giám đầu tư cho loài cá có giá trị kinh tế cao! Mặc dù đó là một trong nhiều quy trình sản xuất tiên tiến, khoa học và hiệu quả cao nhất, không ảnh hưởng về môi trường sinh thái chung, để sản xuất luôn được bền vững trong quy trình nuôi tuần hoàn, có phương án xử lý nước thải và chất thải trong quá trình nuôi là biện pháp tối ưu! Cho môi trường nuôi kế đến là tạo dòng chảy nhẹ bằng máy quạt cho cá Bống Tượng là bí quyết thành công để làm ra nhiều sản phẩm siêu lợi nhuận. Sau đây là bản so sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi Tôm Sú công nghiệp và nuôi cá Bống Tượng công nghệ cao trên cùng một diện tích như nhau (1ha). Để có1kg cá thương phẩm Bống Tượng cần tiêu tốn 8 kg cá tạp đủ loại. Với năng suất 20 tấn/1ha ta cần 160 tấn cá tạp, giá 1kg cá tạp 6.000 đồng thì giá thành chi phí thức ăn là: 48.000 đồng. Nếu tạo được nguồn thức ăn bằng cách nuôi cá mồi mỗi ký cá nuôi 4.000 đồng thì chi phí giá thành là 32.000đồng/1kg sản phẩm. Giá bán các thương phẩm Bống Tượng trung bình là: 250.000đ/1kg - 48.000đ/lãi = 202.000đ Đối với Tôm Sú năng suất nuôi công nghiệp 5.000kg/1ha ta cần 10 tấn thức ăn công nghiệp cao cấp giá 20.000đ/1kg thì giá thành 1kg sản phẩm Tôm là 40.000đ với giá bán Tôm thương phẩm hiện nay trung bình là: 60.000đ/kg - 40.000đ/lãi = 20.000đ, vậy hiệu quả kinh tế của hai loại nuôi: - Cá Bống Tượng = 250.000đ - 48.000đ = 202.000 x 20.000kg = 40.400.000.000đ/1ha. - Tôm sú = 60.000đ - 40.000đ = 20.000 x5.000kg = 1.000.000.000đ/1ha. . Mô hình sản xuất giống và nuôi cá bống tượng công nghiệp I. MỤC ĐÍCH Trong những năm gần đây, các hoạt động về nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở các vùng. đổi thành cá Bống Tượng hàng hoá có giá trị cao. III. THỰC HIỆN DỰ ÁN: MÔ TẢ DOANH NGHIỆP TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ BỐNG TƯỢNG VỚI CÔNG NGHỆ CAO. Chuyên sản xuất các loại. đặc sản quý hiếm. Sở trường là cá Bống Tượng. Từ các loại giống 3 - 4cm, 12-15cm và cá thương phẩm 400g - 800g/con. Qua nuôi khảo nghiệm tại vùng nước lợ, loài cá Bống Tượng đã thích nghi và