Lãnh đạo bản thân “Bạn có thể trở thành người lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau, nhưng trước hết cần phải lãnh đạo được chính bản thân mình!”. Đó là nội dung mà anh Trần Tuấn Huy - Phó giám đốc Công ty Hợp tác trẻ YMCA, gửi tới đông đảo các bạn trẻ có mặt tại Nhà văn hóa Thanh niên trong buổi nói chuyện chuyên đề “Kỹ năng lãnh đạo bản thân và lãnh đạo nhóm”. Bắt đầu từ chính mình Thông qua nhiều trò chơi, thảo luận nhóm, phân tích tình huống , các bạn đã cùng trao đổi để định hình những phẩm chất của một người lãnh đạo. “Có nhiều dạng lãnh đạo trong cuộc sống, có người làm lãnh đạo là do thời thế tạo anh hùng, có người thì do thu phục người khác, người khác lại do rèn luyện, do kinh nghiệm mà có. Nhưng tựu trung thì người lãnh đạo có 3 tố chất lớn: kỹ năng, thái độ và kiến thức. Xem xét kỹ hơn, thì người lãnh đạo cần có rất nhiều kỹ năng, ví dụ như: giao tiếp, lắng nghe, tạo mối quan hệ, truyền đạt, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, xử lý thông tin ”, anh Huy phân tích. Cùng chia sẻ quan niệm về thế nào là lãnh đạo bản thân, các bạn trẻ đều nhất trí đây là cấp độ lãnh đạo gần gũi nhất mà ai cũng có thể thực hành được. Lãnh đạo bản thân là tự mình chiến thắng sự yếu kém, buồn chán, cám dỗ để thực hiện những mục tiêu lâu dài mà mình đã đặt ra. Có bạn cho rằng, để lãnh đạo bản thân, quan trọng nhất là phải rèn được ý chí và quan niệm sống đúng đắn. Bạn khác thì chia sẻ kinh nghiệm: “Chỉ cần đặt ra nguyên tắc sống đúng đắn và tuân thủ theo những nguyên tắc đó thì đã chiến thắng được chính mình”. Nhận dạng lãnh đạo Để thấy rõ vai trò của người lãnh đạo đối với nhóm là gì, các bạn đã chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm được phát 4 tờ báo với nhiệm vụ: tạo “tháp”, nhóm nào có tháp đứng vững và cao nhất thì sẽ thắng. Người lãnh đạo nhóm được bầu tạm thời không chỉ phải truyền đạt lại yêu cầu của ban tổ chức, mà còn lắng nghe các ý kiến và quyết định cách thực hiện. Trong quá trình tạo “tháp”, ban tổ chức còn “cài” người vào đưa ra những gợi ý không có lợi để xem nhóm có bị lung lay hay không Kết thúc trò chơi thú vị này, các bạn cùng rút ra kết luận: trưởng nhóm phải biết truyền đạt chính xác, dễ hiểu, biết tiếp thu ý kiến mọi thành viên, bảo vệ ý kiến đúng, giải quyết mâu thuẫn nội bộ và đoàn kết mọi người cùng thực hiện. Từ trò chơi trên, nhiều bạn nhận ra mình còn nhầm lẫn giữa người lãnh đạo và người quản lý. Theo anh Trần Tuấn Huy, nhà quản lý là người tổ chức, điều hành, điều phối, cùng mọi người lập kế hoạch và luôn phải quan sát, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện. Ngoài ra, nhà quản lý còn phải giao tiếp để chuyển tải mục tiêu, hỗ trợ và khuyến khích nhân viên, xây dựng lòng tin ở tổ chức và tìm phương hướng làm việc. Còn nhà lãnh đạo thì có 5 đặc điểm nổi bật: có khả năng thu hút người khác, biết xây dựng niềm tin cho người khác, biết chia sẻ quyền lực, có tầm nhìn xa và có định hướng cho tập thể. “Như vậy, người quản lý và người lãnh đạo cũng có một số điểm chung. Hiện nay, nhà lãnh đạo cũng cần có kỹ năng quản lý, và những kỹ năng lãnh đạo thì không nhất thiết phải do thiên phú mà hoàn toàn có thể học được”, anh Huy đúc kết. . Lãnh đạo bản thân “Bạn có thể trở thành người lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau, nhưng trước hết cần phải lãnh đạo được chính bản thân mình!”. Đó là nội dung. chia sẻ quan niệm về thế nào là lãnh đạo bản thân, các bạn trẻ đều nhất trí đây là cấp độ lãnh đạo gần gũi nhất mà ai cũng có thể thực hành được. Lãnh đạo bản thân là tự mình chiến thắng sự. đã cùng trao đổi để định hình những phẩm chất của một người lãnh đạo. “Có nhiều dạng lãnh đạo trong cuộc sống, có người làm lãnh đạo là do thời thế tạo anh hùng, có người thì do thu phục người