1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Người lái đò Sông Đà .

4 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45 KB

Nội dung

Đề : Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn văn sau trong tuỳ bút “Người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xup – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông đà, có phải ông vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông này lững lờ như nhớ thương những hòn thác đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Gợi ý 1. Về nội dung: vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của sông Đà 2. Về nghệ thuật: - Cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng: + Những so sánh độc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”… + Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”, “Chao ôi, thấy thèm được giật mình”… + Ngôn từ chọn lọc tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”… + Nhân hoá con vật thành con người trò chuyện với ông khách sông Đà: “nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông đà, có phải ông vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Niềm khát khao có được một đường tàu đến với Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc – Khi lòng ta đã hoá những con tàu”. +Giọng văn vừa phóng túng vừa tự nhiên mềm mại, nhuần nhuyễn. - Tính uyên bác: + Điểm qua một số triều đại của lịch sử: “đời Lý, đời Trần, đời Lê” để thấy được cái “lặng tờ” đáng yêu mà không dữ dội đã có mấy nghìn năm của con sông. + Vận dụng thơ ca làm nổi bật vẻ lãng mạn, tình tứ của con sông: “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà – nhà thơ của núi Tản sông Đà, có nhiều trang thơ dành cho núi và sông của quê hương mình) MỘT SỐ ĐOẠN VĂN *Ai đã đặt tên cho dòng sông? 1. Thông thường người at hay sử dụng phép nhân hoá khi miêu tả thiên nhiên. Kể cũng là điều dễ hiểu, bởi trong văn học, các đối tượng không bao giờ xuất hiện như những “khách thể tự nó” mà như những “vật” thể hiện nỗ lực của con người nhằm chủ quan háo toàn bộ thế giới khách quan. Tác giả cũng nhân hoá sông Hương. Nhưng nhân háo ở đây không chỉ là nhân hoá trong từng đoạn rời rạc vơi mục đích làm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động. Ông thực sự xây dựng sông Hương thành một nhân vật, một con người để được chuyện trò, đối thoại cùng nó. Điều này hoàn toàn hợp lẽ, bởi chẳng phải ta quen nghĩ rằng các dòng sông vừa là kẻ đồng sáng tạo, vừa là chứng nhân lịch sử văn hoá của một vùng đất hay sao? Dưới ngòi bút tài hao và cái nhìn mê đắm của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú qua nhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là “cô gái Di – gan phóng kháong và man dại”, có “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Còn khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trsi tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Sông hương có “phần tâm hồn sâu thẳm”, có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế khi dành cho cố đô “điệu slow tình cảm”… Tác giả thực sự trở thành tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành và khí chất của nó. Và hơn thế nữa, tác giả còn chu đáo để đề xuất với chúng ta một cách nhìn toàn diện về người bạn của mình: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngăm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương…” 2. Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó thực sự yên tâm khi chọn trang viết của tác giả để hoá thân. Có lẽ chsinh nàh văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo alj thường. Nhiều lúc, người đọc có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngôn từ của sông Hương đang hát lên bài ca của mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu cso “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên, bởi chất hào hoa, đa tình vốn là căn cốt của người viết. Hãy thử đọc một vài đoạn văn: “… nó như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc… và cũng có lúc nó trưở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng…”, “… vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó lại gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga…”, “ … sông Hương vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc… thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non…”. Các câu văn trên, tác giả sử dụng thủ thuật ngôn từ, từ việc phối hợp hài hoà thanh điệu của các tiếng việc lựa chọn những định ngữ đắt nhất cho đối tượng được miêu tả, từ việc sử dụng các ẩn dụ, so sánh tới việc “khảm” một cách khéo léo ý tứ của các văn bản xưa vào văn mạch mới. Tuy vậy, đọc chúng, ta không có cảm giác vướng bởi tác giả làm chủ những thủ thuật ngôn từ kia, bắt chúng vâng phục tuyệt đối sự điều hành của mình. Nói rộng ra, thiên bút ký đưa đến nhiều thông tin nhưng vẫn thanh thoát! 3. Không phải ngẫu nhiên ở rất nhiều đoạn trong bài bút ký, tác giả thường nghĩ đến “Truyện Kiều”, nhân vật Kiều khi nói đến sông Hương. Đối với người Việt, “Truyện Kiều” là tập đại thành của nền văn học, của văn hoá dân tộc. Được so sánh với “Truyện Kiều” là một niềm vinh dự. Nhưng có một điều thú vị đáng nói là trong “Truyện Kiều” luôn có vang bóng sông Hương, văn hoá sông Hương. Tác giả chứng minh điều này một cách tinh tế và thuyết phục, bằng hiểu biết sâu sắc về cuộc đời của Nguyễn Du. Ông có một so sánh rất lạ mà chính xác: “Hình như trong khaỏnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương trưở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Sự thực, câu văn không đơn thuần so sánh. Nó chứa đựng một cái nhìn đồng nhất, nâng sông Hương lên thành một linh hồn. Tác giả cũng kể lại cho ta một phát hiện bất ngờ chỉ có ở những con người sống vì nghệ thuật: “Tôi chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh”. Bằng lịch lãm văn chương, sau khi đi một vòng để nêu chân lý “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”, rằng Sông Hương hiện hình với đủ cung bậc trong thơ Tản Đà và Cao bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan và Tố Hữu, tác giả lại khẳng định trong niềm ngạc nhiên của khám phá: “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều!”. * Người lái đò sông Đà 1. Một sự độc đáo đi tìm cái độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân với tập bút kí “Sông Đà” mà cụ thể là “Người lái đó sông Đà”. Ông đến với sông Đà như đến với một người bạn tương đắc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ mộng của nó thu hút ông hết sức mạnh mẽ. Ngòi bút ông như nở hoa. Ông được thoả chí tung hoành trong môi trường của chính mình. Lúc này, mặc dù ông đang thực sự kể chuyện cho độc giả, ta có cảm giác như ông chỉ biết có sông Đà, chỉ chú tâm vào mỗi việc đem hết tài hoa làm sông Đà dậy sóng, dậy đá. Và sông Đà cũng vậy, chỉ một mực quấn vào từng câu văn của ông mà vùng vẫy, reo cười. Người ta thường nói văn học là một loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong thời gian và mang đậm tính gián tiếp. Thế nhưng, đọc đoạn văn sau, ta thấy nhà đã khắc phục cái hạn chế định mệnh của nghệ thuật ngôn từ. Nhịp độ thời gian của lời văn ứng với nhịp độ tri giác thời gian lẫn không gian cảu con người: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, gằn giọng mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mông đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”. Dưới góc độ phân tsich cảm thức ngôn từ, ta thấy tác gải dùng liên tiếp những từ chỉ thời gian: đã thấy, rồi lại, thế rồi… cùng với những so sánh tuyệt đối để truyền đến tâm trạng chờ đợi căng thẳng và cảm giác mạnh mẽ trước một không gian vỡ oà ra rất mực hùng tráng. Với người đọc, khi chưa đọc hết đoạn văn, họ được nhà văn tạo trược cho một cảm giác toàn khối hết sức gần gũi hiện thực. Điều cốt lõi của tính tạo hình ở Nguyễn Tuân là ở chỗ đó! 2.Nếu ở đoạn trên, khi mô tả cuộc giao tranh giữa người và thác, ông điều động rất nhiều và thoải mái những tri thức về quân sự và võ thuật, thì ở đoạn sau, khi nói về cái thơ mộng của sông Đà, bao lịch lãm văn chương, hội hoạ, điện ảnh đã tự chúng tích tụ về ngòi bút của Nguyễn Tuân. Nó khiến cho cấu văn từ tiết tấu mạnh, dồn đã được kéo ra, duỗi ra rất mực êm ả. Nguyễn Tuân vừa tỏ ra có sở trường tạo nên những bức tranh sơn dầu có tính hoành tráng, gân guốc, vừa tỏ ra tài hoa khi đưa nhẹ nét thần thuỷ mặc trên tấm lụa có độ thấm loang mờ ảo. Thật khó phân định được nét trữ tình kia do tự sông Đà có hay nhờ ngòi bút của tác giả ngân lên như một câu thơ: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài nưh một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện dưới mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng ba”. Trong bài ký, từ khi “câu thơ” trên được viết ra, cả một mạch thơ hoài cựu được khơi lên và bắt đầu tuôn chảy. Chỉ trong một đoạn văn không dài, hai lần Nguyễn Tuân thốt lên hai tiếng “chao ôi” dào dạt nỗi niềm. . Kiều!”. * Người lái đò sông Đà 1. Một sự độc đáo đi tìm cái độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân với tập bút kí Sông Đà mà cụ thể là Người lái đó sông Đà . Ông đến với sông Đà như đến với một người bạn. đoạn văn sau trong tuỳ bút Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến. chỉ biết có sông Đà, chỉ chú tâm vào mỗi việc đem hết tài hoa làm sông Đà dậy sóng, dậy đá. Và sông Đà cũng vậy, chỉ một mực quấn vào từng câu văn của ông mà vùng vẫy, reo cười. Người ta thường

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w