Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 3 1. Trẻ bụ bẫm nguy hiểm đến… xương Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ nghĩ rằng cố ép trẻ ăn nhiều, tăng cân là tốt mà không ngờ trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây… còi xương. Bác sĩ Phan Bích Nga, Phó trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Yếu tố gây còi xương Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, có tới 9,4% trẻ dưới ba tuổi bị còi xương. Nguyên nhân là do kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Bên cạnh đó, trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu calci, làm cho tình trạng thiếu cacli càng trầm trọng hơn. Các bác sĩ cũng cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ lại cố nhồi nhét, ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ bị thừa cân, béo. Trong khi đó, trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu về calci, phospho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường. Thêm vào đó, số cân nặng dư thừa cũng làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ còi xương dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Đồng thời, bệnh còi xương còn để lại những hậu quả lâu dài như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu. Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung calci bằng cách nghiền vụn viên calci cho vào sữa, hoặc ỷ lại vào việc ninh nước xương nấu bột. Như vậy, không những không cải thiện được tình trạng thiếu calci ở trẻ, mà còn khiến trẻ biếng ăn, hay gây rối loạn công năng của ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá. Bên cạnh đó, nếu cung cấp đủ calci mà thiếu vitamin D thì calci và phospho cũng không chuyển hóa được. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị còi xương ở trẻ, khi chào đời, cần cho trẻ bú sớm ngay trong nửa đầu giờ để tận dụng sữa non và duy trì bú sữa mẹ đến khi trẻ được 18 - 24 tháng tuổi. Từ 6 tháng trở đi mới nên cho trẻ ăn dặm, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 300 ml sữa mỗi ngày và tăng cường các thực phẩm giàu calci như các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá. Ngoài ra, cần cho thêm dầu ăn vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D, đồng thời cho trẻ uống thêm nước hoa quả và ăn trái cây chín theo mùa. Việc cho trẻ tắm nắng là rất cần thiết. Sau khi sinh hai tuần, nên cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi tắm nắng, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài. Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. 2. Trẻ nhỏ bị viêm nướu răng Con tôi 13 tháng, đã mọc được 8 răng, tuy nhiên, vùng lợi của cháu hay bị sưng, đỏ, khiến cháu quấy khóc và lười ăn. Xin hỏi, con tôi mắc bệnh gì và cách điều trị thế nào? > Phòng và tránh sâu răng sữa / Trẻ có thể rụng răng vì đánh răng sai cách / Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em Có thể con bạn bị viêm nướu răng, 1 trong 10 bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ nhỏ dễ bị viêm nướu là vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, răng sữa yếu là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nướu tấn công trẻ. Nếu không điều trị sớm, răng của bé có thể lung lay, rụng và gây ra những bệnh răng miệng nghiêm trọng như viêm răng, viêm lợi. Cần dạy trẻ đánh răng đúng cách để phòng bệnh răng lợi. Nguyên nhân gây viêm nướu chính là các mảng bám hình thành trên răng. Do thấy trẻ còn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng bé chưa nhất thiết phải vệ sinh răng miệng hàng ngày như người lớn hoặc không được vệ sinh răng miệng đúng cách, khiến vi khuẩn khu trú trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng. Vi khuẩn tấn công làm các mô răng bị tổn thương, đóng mủ gây viêm nướu. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ thăm khám và chỉ định toa thuốc (uống, thuốc thoa nướu) để xoa dịu tình trạng sưng, đau. Khi nướu hết viêm, con bạn sẽ không quấy khóc và ăn uống trở lại bình thường. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, cần làm sạch lợi, lưỡi, răng ngay từ khi bé còn nhỏ bằng gạc mềm với dung dịch rơ lưỡi, miệng. Trong giai đoạn 1-2 tuổi, bạn giúp bé chà răng bằng bàn chải mềm với nước muối pha loãng. Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể tự chải răng với kem đánh răng trẻ em. Nên đưa con đi khám nha khoa định kỳ 2-3 lần/năm để kiểm tra các vấn đề răng miệng. 4. Sắt, vitamin D giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh hơn Nhiều người có hàm lượng sắt trong máu khá ít. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, cần có thêm chất sắt để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển trí não và hệ thần kinh trung ương của bé. Thế nhưng đối với phụ nữ mang thai ở các nước nghèo thì việc này khá khó khăn. Theo các chuyên gia, bố mẹ vẫn có thể bổ sung cho bé sau khi sinh. Tuy nhiên có một số ý kiến phản bác, trong đó có chuyên gia dinh dưỡng Pural Christian của trường Sức khỏe Cộng đồng John Hopkins, Maryland (Mỹ). Những phát hiện mới nhất của bà cùng một số nhà khoa học khác trong nghiên cứu được tiến hành ở Nepal có thể giúp giải thích tất cả câu hỏi về tác dụng của chất sắt đối với phụ nữ mang thai. Giai đoạn đầu tiên của cuộc nghiên cứu đã được tiến hành cách đây 10 năm trên các phụ nữ nghèo ở Nepal. Những người này đã được cung cấp chất sắt và các chất vi lượng khác như axid Folic. Kết quả cho thấy nó giúp cải thiện sự sinh tồn của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã trở lại để kiểm tra sự phát triển về thần kinh của những đứa trẻ này khi chúng đã lớn. Kết quả cũng đã được công bố trên tạp chí Hội y khoa Mỹ. Một nghiên cứu khác cũng đã được công bố trên Tạp chí Nhi khoa, cho thấy những trẻ mới sinh có hàm lượng vitamin D thấp dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gấp hai lần so với những trẻ bình thường. Đây là loại vitamin thường có trong sữa bò, giúp xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh tật. Nó còn được gọi là “vitamin ánh mặt trời” bởi khả năng sản sinh tự nhiên ra loại vitamin của cơ thể khi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Nghiên cứu này do Carlos Carmago, trường Y khoa Harvard ở Massachusetts thực hiện cùng một số đồng nghiệp bằng cách theo dõi hơn 900 trẻ từ lúc sinh ra đến lúc chúng 5 tuổi ở New Zealand. Vấn đề thiếu vitamin D cũng xảy ra khá nhiều ở các quốc gia có ít ánh nắng mặt trời. Ông Carlos nói: “Càng ngày con người đi lại, làm việc hay thậm chí tham gia các hoạt động vui chơi trong nhà nhiều hơn ở ngoài trời. Vì vậy, ở những nơi có nhiều ánh nắng vẫn có nhiều người thiếu vitamin D trong cơ thể”. 5. Cách phòng tránh hen suyễn cho trẻ Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh. Các bác sĩ chưa biết vì sao một số bé phát triển hen suyễn trong khi các bé khác lại không; hoặc vì sao hen suyễn ở bé tăng đáng báo động trong những thập niên cuối thế kỷ 20. Nhưng các nhà khoa học cũng tìm thấy một số nguyên nhân của bệnh như sau: - Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là 1/3. - Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn. - Nhiễm trùng đường hô hấp: Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất. - Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức; mắc trào ngược dạ dày thực quản. - Các yếu tố gây dị ứng bao gồmphấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc -Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột. - Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid. - Chất bảo quản trong thực phẩm: Chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia nhưsulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé. - Phản ứng dị ứng với thực phẩm: Có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò. Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không. Cách phòng tránh Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh: - Không khói thuốc lá: Không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc. Thậm chí, với những người hút thuốc thì quần áo, đầu tóc của họ còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho bé. - Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện. - Cố gắng giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng. - Theo dõi cân nặng của bé: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa béo phì và bệnh suyễn ở mọi lứa tuổi nhưng tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỷ lệ mắc suyễn cao hơn. . Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 3 1. Trẻ bụ bẫm nguy hiểm đến… xương Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ nghĩ rằng cố ép trẻ ăn nhiều, tăng cân là tốt mà không ngờ trẻ quá. cho bé là 1 /3. - Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn. - Nhiễm trùng. Phòng và tránh sâu răng sữa / Trẻ có thể rụng răng vì đánh răng sai cách / Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em Có thể con bạn bị viêm nướu răng, 1 trong 10 bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ nhỏ dễ