Trẻ bị bệnh chốc phải làm sao? Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh là bệnh ngày càng lan rộng gây lở loét trên da đầu và vùng mặt. Mặc dù bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2 – 6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như viêm da tróc vảy, viêm mô tế bào hay bệnh sốt tinh hồng nhiệt… Nếu diễn biến nặng có thể gây viêm cầu thận cấp, gây tiểu máu, phù, cao huyết áp, viêm mạch bạch huyết… Tại những nơi không đảm bảo vệ sinh thường thấy có một số trẻ em bị bệnh chốc. Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên hay thấy trên da đầu nên dân gian gọi là bệnh chốc. Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra ở lớp nông thượng bì của da nên thường không để sẹo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vết thương trên vùng da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân gây bệnh chốc là do trẻ bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là tụ cầu vàng hay liên cầu sinh mủ hoặc cả hai loại vi khuẩn này cùng lúc. Tụ cầu vàng có thể tạm trú ở niêm mạc mũi và lây lan lên các vùng da khác khi trẻ quẹt mũi, gãi đầu, giữ vệ sinh không tốt. Cả 2 loại vi trùng này có thể tạm trú ở những người bình thường nhưng mang mầm bệnh, chúng thường trụ ngụ ở cửa mũi trước, vùng nách, hầu họng, vùng bẹn – chậu. Những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh chốc là do khí hậu nóng ẩm, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh không tốt… Sinh hoạt đông đúc như môi trường các nhà trẻ và trường mẫu giáo nếu không thực hiện các quy tắc vệ sinh cũng dễ làm lây lan bệnh chốc. Các vi chấn thương do cào gãi, chấn thương hay bệnh lý sẵn có như chàm thể tạng, bệnh ghẻ là môi trường thuận lợi cho vi khẩn lây lan. Bệnh chốc có thể biểu hiện ở dạng “nguyên phát” và dạng “thứ phát”. Bệnh chốc nguyên phát xảy ra trên da lành; bệnh chốc thứ phát xảy ra trên bệnh da có sẵn như chàm, ghẻ… Bệnh chốc ở một số trẻ có dạng “bóng nước” và dạng “không bóng nước”. Chốc bóng nước thấy trên mũi của trẻ có những mụn nước nhỏ, khi vỡ ra có màu vàng như mật ong. Chốc không bóng nước có thể do tụ cầu vàng, hoặc liên cầu sinh mủ có thể ở các vùng da khác như trên đùi, bẹn… Cần giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống cho trẻ (ảnh minh họa) Điều trị bệnh chốc nếu ở thể nhẹ, ít vết thương trên da có thể dùng thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ. Nếu bệnh nặng có thể cho kháng sinh uống và kết hợp thuốc bôi theo chỉ định của thầy thuốc. Bệnh có thể tái phát nhiều lần dù điều trị đúng – đủ liều thuốc vì vi khuẩn này rất dễ lây lan trở lại môi trường sống không đảm bảo và giữ vệ sinh kém. Cần điều trị cho những người lành mang mầm bệnh trong gia đình. Vi khuẩn có nhiều nhất là ở mũi nên cần chú ý khi xịt mũi và dùng khăn để tránh lây bệnh. Lưu ý, không sử dụng chung một khăn cho nhiều người trong gia đình. Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh là bệnh ngày càng lan rộng gây lở loét trên da đầu và vùng mặt. Mặc dù bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2 – 6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như viêm da tróc vảy, viêm mô tế bào hay bệnh sốt tinh hồng nhiệt… Nếu diễn biến nặng có thể gây viêm cầu thận cấp, gây tiểu máu, phù, cao huyết áp, viêm mạch bạch huyết… Phòng ngừa bệnh: Cần giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống. Nhà ở phải thông thoáng. Điều trị bệnh nhân bị chốc để tránh lây lan cho bản thân và cộng đồng, đồng thời tầm soát và điều trị cho người lành mang mầm bệnh nhất là những bệnh nhân tái phát chốc nhiều lần. . Trẻ bị bệnh chốc phải làm sao? Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh là bệnh ngày càng lan rộng gây lở loét trên da đầu và vùng mặt. Mặc dù bệnh chốc có khả năng. thấy có một số trẻ em bị bệnh chốc. Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên hay thấy trên da đầu nên dân gian gọi là bệnh chốc. Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra. sẹo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vết thương trên vùng da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân gây bệnh chốc là do trẻ bị nhiễm