Giải đè ĐH hóa A gửi Thầy Khôi

1 219 0
Giải đè ĐH hóa A gửi Thầy Khôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Đăng Thế - GV Trường THPT Quỳnh Lưu 4- Nghệ An. Gửi ThS. Vũ Duy Khôi – Trường THPT Vân Cốc – H. Phúc Thọ - TP. Hà Nội Tôi có xem bài toán câu 28 mã đề 684- Đề Hoá ĐH khối A/2010- Thầy đã giải và có đưa ra tình huống tạo S +6 để bài toán trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên theo tôi thấy, đề ra đã cho chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất thì cũng dễ thấy là tạo sp khử S +6 ( nếu tạo H 2 thì axit dư, và không có sp khử là S 0 , vì đều trái với đề ra là dd chỉ chứa muối sunfat). Vậy cũng không nhất thiết phải nêu rõ sản phẩm khử duy nhất là SO 2 . Trong lời giải Thầy đã chỉ ra số mol SO 4 2- tạo muối = y – y/2 = y/2 theo bán phản ứng, thì dĩ nhiên số mol SO −2 4 tạo SO 2 cũng là y/2 → Số mol e mà kim loại cho= Số mol SO 2 nhận = y. Với bài này và với nhiều bài tính số mol electron cho nhận tôi có cách giải như sau: “Tính số mol electron qua gốc axit ( n e )”. Trước tiên mời Thầy ( và các bạn đang xem) tham khảo bài trong SGK 12. (Bài 3 trang 141 sgk 12 ban CB): Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là: A. Mg B. Zn C. Fe D. Al Với bài này SGV hoá 12 đã cho đáp án C.Fe Chắc chắn là có nhiều cách giải để đưa ra đáp án , ví dụ C1: tăng giảm khối lượng : Khi chuyển từ 2M gam kim loại thành M 2 (SO 4 ) n thì khối lượng tăng 96n gam Vậy khối lượng tăng 6,84-2,52= 4,32 gam ( =mSO 4 có trong muối) thì M= 2,52.96n/ 2. 4,32=28n → n=2, M=56 (Fe) C2: n e =(m muối – m KL ): 48= (6,84-2,52) : 48 = 4,32 : 48 = 0,09 mol e AD M = a.m KL : n e = a. 2,52 : 0,09 = 28a a=2 M = 56 (Fe) C3: Có thể tính n e qua nSO −2 4 hoặc với mọi gốc axit khác theo số oxi hoá của gốc axit đó. Gốc SO −2 4 có số oxi hoá -2, có thể coi khi tham gia tạo muối nhận 2e Quy tắc: tổng số mol e mà gốc sunfat tạo muối nhận = số mol e kim loại cho, hoặc sản phẩm khử nhận ( có thể xử lí như vậy với mọi gốc axit khác). VD Fe 2 (SO 4 ) 3 : 2Fe nhường 6e thì 3SO −2 4 cũng nhận 6e ( = số mol gốc axit.số oxi hoá) Từ đó với mSO −2 4 = 4,32g → nSO −2 4 = 4,32/96= 0,045 mol → n e = 0.045.2= 0,09 mol e → giống kết quả C2. Vậy với bài 28 MĐ 684: Ta có S +6 → S +4 nhận 2e, suy ra nSO −2 4 (trong muối) =nSO 2 =y/2 ( bảo toàn nguyên tố S trong H 2 SO 4 ) Vậy n e = 2.y/2=y . Đáp án C. Bài toán không bị ảnh hưởng bởi việc tạo bao nhiêu muối Fe 3+ , Fe 2+ . Tỉ lệ mol x:y=2:5 chỉ mang tính định hướng trong xét tạo sản phẩm khử, khi cần tính số mol muối sắt (II) và sắt (III) tạo thành ta mới dùng tỉ lệ này . Tỉ lệ số mol gốc axit trong muối và số mol sản phẩm khử được xác định theo quy tắc trên. Rất thuận tiện trong trường hợp bài toán cho nhiều sản phẩm khử. Rất mong nhận được sự trao đổi góp ý. . có cách giải như sau: “Tính số mol electron qua gốc axit ( n e )”. Trước tiên mời Thầy ( và các bạn đang xem) tham khảo bài trong SGK 12. (Bài 3 trang 141 sgk 12 ban CB): Cho 2,52 gam một. Quỳnh Lưu 4- Nghệ An. Gửi ThS. Vũ Duy Khôi – Trường THPT Vân Cốc – H. Phúc Thọ - TP. Hà Nội Tôi có xem bài toán câu 28 mã đề 684- Đề Hoá ĐH khối A/ 2010- Thầy đã giải và có đ a ra tình huống tạo. : 48 = 0,09 mol e AD M = a. m KL : n e = a. 2,52 : 0,09 = 2 8a a=2 M = 56 (Fe) C3: Có thể tính n e qua nSO −2 4 hoặc với mọi gốc axit khác theo số oxi hoá c a gốc axit đó. Gốc SO −2 4

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan