1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THĂNG LONG

3 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Thăng Long (xem chi tiết:Hà Nội-Hà Nội, trang riêng) Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). • Lịch sử Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật" Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội. Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có 1 số nhà xây bằng gạch và lợp ngói. Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường được dựng bằng gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ. Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇昇, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇昇, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng"khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long 昇昇 tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12. Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19). Thăng Long-con đường gốm sứ ven sông Hồng Cương vực Thăng Long xưa Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ kiêm lý, là phủ Phụng Thiên. Đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ doãn, gọi là Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Phủ Phụng Thiên, đến thời nhà Nguyễn thì đổi thành phủ Hoài Đức, vào cuối thời nhà Hậu Lê tới đầu thời nhà Nguyễn gồm 2 huyện (với tổng cộng 13 tổng có: 239 phường, thôn, trại (đơn vị cấp làng xã)): • Huyện Thọ Xương (8 tổng: 184 phường, thôn, trại) gồm các tổng: • Tả Túc (gồm 20 phường, thôn: Phúc Lâm, Nghĩa Dũng, Mỹ Lộc, Nguyên Khiết Thượng, Nguyên Khiết Hạ, Trừng Thanh Thượng, Sài Thúc-Trừng Thanh Trung, Ngũ Hầu-Trừng Thanh Trung, Bề Thượng-Trừng Thanh Trung, Bề Hạ-Trừng Thanh Trung, Cựu Vệ Tả-Trừng Thanh Trung, Ngoại Ổ-Hương Bài, Kiên Nghĩa-chợ Hà Khẩu, Tả Lâu, Bến Đá, Miếu Trung Liệt, Chợ Bến Đá, Hàng Lược, Đông Hà, Đình Hạ-Phục Cổ, Thượng-Trừng Thanh Hạ, Tả-Trừng Thanh Hạ, Hữu-Trừng Thanh Hạ, Hàng Kiếm-Trừng Thanh Hạ, Đồn Tây Long, Vạn Hà, Thủy cơ Vũ Xá, Thủy cơ Đông Trạch, Thủy cơ Trúc Võng, Thủy cơ Biện Dương, Thủy cơ Tự Nhiên, Thủy cơ Lãng Hồ), • Tiền Túc (gồm 29 phường, thôn: Thuận Mỹ, Hữu Đông Môn, Tố Tịch, Tiên Thị, Khánh Thụy Tả, Đồng Lạc, Hàng Nồi (tức Nhân Nội), An Thái, Đông Thành-An Nội, Chợ Đông Thành, Thượng-Cổ Vũ, An Nội-Cổ Vũ, Trung-Cổ Vũ, Trung Hạ-Cổ Vũ, Thị Vật-Cổ Vũ, Thái Cực, Hàng Đàn, Hoa Nương, Kim Bát Thư Khánh Thụy Hữu, Kim Bát Hạ, Đông Hà Kim Bát Thượng, Chùa Tháp-Báo Thiên, Chùa Báo Thiên, Xuân Hoa, Phúc Phố, Tô Mộc, Chân Sơn, Chiêu Hội), • Hữu Túc (gồm 18 phường, thôn: Đông Các, Hàng Chè, Hàng Chài, Tả Vọng, Tư Nhất, Kho Súng, Hậu Bi, Diên Hưng, Hà Khẩu, Đông An, Trung An, Nhiễu Thượng- Đông Tác, Nam Hoa, Hậu Lâu, Hàng Cá, Trung Nghĩa, Hạ Hà, Dũng Hàn), • Hậu Túc (gồm 17 phường, Thôn: Nghĩa Lập, Thanh Hà, Huyền Thiên, Tiền Trung, Vĩnh Trừ, Phú Từ, Nội Tự cửa Đông Hoa, Cửa Đông Hoa, Cửa Hậu Đông Hoa, Cầu Cháy, Đồng Xuân, Vĩnh Thái, Nhiễu Trung-Đông Tác, Đông Hà, An Phú, Đồng Thuận, Hoa Đán), • Tả Nghiêm (gồm 23 thôn, phường: Vũ Thạch Tiểu, Vũ Thạch Hạ, Thuần Mỹ, Hồi Thuần, Phúc Lâm Tiểu, Đổi Mã, Giáo Phường, Hàng Bài, Vệ Hồ Giao, Hậu Phong Vân, Thống Nhất, Thịnh Xương, Sài Tân, Cấm Chỉ Hạ, Nhiễu Hạ-Đông Tác, Phúc Lâm, Phục Cổ, Đông Hạ-Phục Cổ, Kim Hoa, An Thọ, Hồng Mai, Quỳnh Lôi, Trung Tự-Đông Tác), • Tiền Nghiêm (gồm 30 thôn: Vĩnh Xương, An Trung Thượng, An Trung Hạ, Hoa Ngư Chợ Cửa Nam, Lưu Truyền, Phù Mỹ, Hoa Cẩm, Nam Phụ, Tứ Mỹ, Cung Tiên, Linh Quang, Linh Đồng, Quang Hoa, Khâm Thiên Giám, Tương Thuận, Liên Thủy, Thái Giao, Pháp Hoa, Hữu Lễ, Thiền Quang, Trung Kính, Hàng Dầu, Bắc Thượng-Cổ Vũ, Bắc Hạ-Cổ Vũ, Thượng Môn-Báo Thiên, Thượng Môn Hạ-Báo Thiên, Thương Đồng Hạ-Báo Thiên, Cửa Nam-Đông Tác, Tô Tiền, An Tập, Nguyễn Khánh), • Hữu Nghiêm (gồm 27 phường, thôn: An Hòa, Văn Mặc, Hữu Giám, Hậu Giám, Hữu Biên Giám, Minh Triết, Thị Trung Tiền, Hàng Gạo, Cầu Bươu, Quan Thổ, Ngự Sử, Huy Văn, Đỉnh Tân, Tạo Đế, Chợ Giám Hữu Biên, Tả Bà Ngô, Hậu Bà Ngô, Trung Tả, Ngõ Hàng Kề, Nội Súng, Cổ Thành, Hàng Cháo Giám Hữu Biên, Phụng Thánh, Xã Đàn, Giao Trì, Hàng Bột, Trung Tiền), nay thuộc phần đất quận Đống Đa, • Hậu Nghiêm (gồm 20 thôn, phường: Thanh Nhàn, Hữu Vọng, Đức Bác, Thanh Lãng, Cảm Ứng, An Hội, Hàm Châu, Trường Khánh, An Lạc, Trung Chí, Lương Xá, An Xá, Hàng Hương, Hoa Viên, Thọ Lão, Hàng Rau, Nhân Chiêu, Hộ Quốc, Ngõ Hàng Trứng, Tây Hổ), nay thuộc phần đất các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. • Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 55 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: • Thượng (gồm 7 phường: Hòe Nhai, Thạch Khối, An Hoa, Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu), • Trung (gồm 6 phường: Thụy Chương, Hồ Khẩu, Bái Ân, An Thái (Yên Thái), Trích Sài, Võng Thị), • Nội (gồm 10 thôn, trại: Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Thủ Lệ, Cống An, Đại An (Đại Yên), Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Vạn Bảo, Hào Nam), • Hạ (gồm 6 phường, trại: Quán Trạm, Nam Đồng, Yên Lãng, Khương Thượng, Công Bộ, Thịnh Quang), nay thuộc phần đất các quận Đống Đa, , • Yên Thành (gồm 26 phường, thôn: Yên Thành, An Thuận, Cận Hàn, An Ninh Hạ, An Canh, An Định, Chùa Trúc Bạch, Ngũ Xã Tràng, Tứ Chiếng Tràng, Chùa Long Châu, Hậu Khán Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Tăng Phúc, Thanh Ninh, Thanh Trường, Cận Tú Nam, Tiên Châu, Dụ Hậu, Phụ Bảo, Bà Lẽ, An Viên, Quán Thánh, Khán Sơn Núi Sư, Trụ Trì Trấn Vũ, An Duyên, Tân An). . 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19). Thăng Long- con đường gốm sứ ven sông Hồng Cương vực Thăng Long xưa Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ. kỷ của Thăng Long – Hà Nội. Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và. gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như " ;Thăng Long ngàn năm văn vật"

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:00

Xem thêm

w