Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc pptx

30 635 0
Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc Hỏi:Bạn có sẵn lòng khi bị cắt giảm lương không?" Khi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thì việc đàm phán về lương phải thật khéo. Hãy nói rằng chất lượng công việc luôn được bạn đưa lên hàng đầu. Có thể lúc này bạn chấp nhận hạ lương nhưng nhắc khéo sẽ quay trở lại đề tài đó khi bạn thể hiện được mình. Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?” Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải. Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?” Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…” Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?” Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển. Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?” Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu Á” Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?” Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?” Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu. Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì về công ty không?” Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn. Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?” Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn. Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo. Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”. Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?” Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ. Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?” Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm. Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?” Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển. Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?” Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể. Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?” Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó. Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như: “Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?” “Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?” “Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?” Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn. Những câu hỏi không thích hợp: Trong trường hợp gặp phải những câu hỏi không phù hợp hoặc quá khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câu hỏi dạng này. Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếm một công việc nào đó. Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớn thời gian cho con cái của họ. Với những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp, chẳng hạn như một số gợi ý sau: “Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí tuyển dụng mà công ty yêu cầu thì tốt hơn”. “Tôi không hiểu câu hỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty. Ông có thể nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng, và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến những điều ông yêu cầu”. Những câu hỏi hóc búa: Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung đột với đồng nghiệp, hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn về các vấn đề này. Cách tốt nhất để đối phó với các câu hỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những đồng nghiệp cũ một cách quá đáng. Ví dụ: Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào một trong những câu hỏi hóc búa sau: “Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…” “Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếu suy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”. Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau đây là gợi ý cho bạn: “Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn đề cá nhân chứ không phải vì công việc”. Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra, bạn có thể nói như sau: “Đã có một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi không muốn thảo luận về nó nữa”. Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình? Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ? Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”. Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm? Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”. Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa? Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu? Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty. 1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn. 2. Anh/Chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có? Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy! 3. Điểm mạnh của Anh/Chị? Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty. 4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa? Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc. 5. Giới hạn của Anh/Chị? Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể. [...]... dụng trong công việc trước đây với công việc họ sẽ thuê nhà Thể hiện sự nhiệt tình của mình với công việc cũ kèm theo một số thành tích 9 “Với kinh nghiệm của mình dường như công việc này quá dễ với bạn Vì sao bạn lại đăng ký vào vị trí này?” Nếu bạn quá tâng bốc kinh nghiệm của mình, sẽ dẫn tới câu hỏi vì sao bạn lại đăng ký cho vị trí này Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn sẽ chỉ làm công việc này mang... câu trả lời này rất quan trọng Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!) 14 Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao? Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn” Câu trả lời. .. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn 44 Anh/Chị thường đọc gì? Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách... hằng ấp ủ của mình Đây là một cách trả lời hay Câu trả lời này cho thấy bạn là người biết đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho sự nghiệp và cuộc đời mình Câu trả lời này cũng hết sức khéo léo không đề cập đến những khía cạnh tế nhị khác khiến một người quyết định rời bỏ công ty hiện tại như vấn đề lương bổng, sự quản lý tồi hay do mâu thuẫn với sếp Cách trả lời thứ 2: Công việc tôi từng làm chẳng có gì để... câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời. .. công việc đang phỏng vấn Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả 11 Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc. .. có phù hợp với công ty hay không” Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ 18 Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết? Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng... Chẳng lẽ bạn không muốn được trả lương xứng đáng cho tài năng của mình hay sao? Trả lời phỏng vấn còn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của bạn Ví dụ, nếu bạn không muốn làm việc ngoài giờ, hãy nói rằng bạn chỉ có thể làm thêm một số giờ nhất định ngoài giờ làm việc chính thức Điều đó khác với nói rằng bạn không sẵn sàng làm thêm giờ 1 “Vì sao bạn lại bỏ công việc trước đây, công việc đang làm?” Bất kể bạn... ra những lời nhận xét tiêu cực về đồng nghiệp cũ và công ty cũ Đừng lo sợ khi trả lời phỏng vấn rằng bạn nằm trong số nhân viên bị giảm biên chế Ngày nay, việc giảm thiểu nhân viên trong các doanh nghiệp là chuyện bình thường Hãy tập trung vào việc vì sao bạn gửi đơn vào vị trí này, nó phù hợp với khả năng của bạn như thế nào 2 “Bạn mong đợi có được vị trí nào trong 5 năm tới?” Hãy tránh trả lời câu... lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn 40 Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu? Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự . Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc Hỏi:Bạn có sẵn lòng khi bị cắt giảm lương không?" Khi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thì việc đàm phán về lương phải. công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải. Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?” Câu trả lời. cuộc phỏng vấn. Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?” Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan