Bí quyết trả lời phỏng vấn dành cho người thay đổi ngành nghề Dù chuyển từ nhà báo sang làm marketing hay từ phân tích tài chính sang bộ phận lập kế hoạch, bạn cần có những kỹ năng thích hợp với ngành nghề mới. Bên cạnh đó, bạn cũng không được lơ là kỹ năng phỏng vấn bởi nó là chìa khóa quyết định bạn có chuyển việc thành công hay không. Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích dành cho những người muốn thay đổi ngành nghề của mình: Trong cuộc phỏng vấn, hãy chú trọng tới những kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí ra sao. Câu chuyện của Diane Danielson đã cho thấy tầm quan trọng của điều này: cô chuyển từ một luật sư sang làm giám đốc cho một công ty bất động sản. Cô đã vượt qua vòng phỏng vấn nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng và chứng tỏ rằng kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cô thành công trong vai trò mới. “Tôi đã thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình hiểu về lĩnh vực marketing và hoàn toàn thích hợp với vị trí”, Danielson nói. Thậm chí cô còn mang đến buổi phỏng vấn bản đề xuất phương pháp marketing mới do mình tự nghiên cứu. Chuẩn bị câu trả lời để lấp đầy “lỗ hổng” của mình Dù đã tìm hiểu và nắm nhiều kiến thức về ngành nghề mới, chắc chắn bạn không thể thông thạo tất cả mọi thứ. Do vậy hãy chuẩn bị các câu trả lời thông minh để lấp đầy những “lỗ hổng” mà mình có thể có. “Mọi người thường nói đùa về sự thiếu hiểu biết của mình về công nghệ nhưng bạn không thể làm vậy trong cuộc phỏng vấn - Tamara Erickson, một chuyên gia quản trị, đưa ra lời khuyên - Thay vào đó, hãy chuẩn bị thể hiện sự hiểu biết của mình về công nghệ nói chung và kế hoạch tìm hiểu những công nghệ mới, như vậy bạn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng". Tận dụng giá trị của mạng lưới quan hệ Trong nhiều trường hợp, mạng lưới quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Manny Otiko - tốt nghiệp ngành báo chí và chuyển sang làm nhân viên quan hệ công chúng - đưa ra ví dụ cụ thể: “Trong quan hệ truyền thông, bạn cần mối quan hệ với nhiều nhà báo và một vài người trong số họ có thể từng học đại học cùng bạn. Như vậy, trong công việc, họ có thể hỗ trợ bạn”. Chứng tỏ bạn có thể hòa nhập với văn hóa và môi trường làm việc mới Khi một người không thể chuyển đổi thành công sang công ty mới, đó có thể là do sự không phù hợp về văn hóa công sở. Ví dụ, những ứng viên đã từng làm việc cho các tập đoàn lớn cảm thấy khó thích nghi với công ty nhỏ, mới thành lập. Tương tự, những người giàu kinh nghiệm sẽ được các công ty "truyền thống" chào đón hơn là sinh viên mới ra trường. “Những nhân viên lớn tuổi hơn sẽ thích hợp hơn với công ty "truyền thống" bởi họ nhanh chóng nắm bắt văn hóa, quy định ở nơi làm việc mới", Erickson giải thích. Chứng tỏ bạn biết cách thay đổi Đừng chỉ nói suông với người phỏng vấn rằng bạn có thể thích nghi mà hãy chứng tỏ mình đã thích nghi ra sao trong sự nghiệp. “Những người biết nêu ví dụ cụ thể về cách thức chuyển đổi và thích nghi với môi trường mới sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng”, Jones nói. Không chững lại ở quá khứ Cuối cùng, dù muốn đạt được công việc mới ra sao, bạn cũng nên hạn chế đề cập tới những điều mình không thích ở công việc cũ. “Hãy nhấn mạnh với người phỏng vấn rằng không phải bạn bị mắc kẹt trong công việc cũ mà bạn muốn thử thách và nhảy vọt trong một ngành nghề mới”, Danielson chia sẻ. VŨ HUYỀN (Theo Monster) . Bí quyết trả lời phỏng vấn dành cho người thay đổi ngành nghề Dù chuyển từ nhà báo sang làm marketing hay từ phân tích tài. với ngành nghề mới. Bên cạnh đó, bạn cũng không được lơ là kỹ năng phỏng vấn bởi nó là chìa khóa quyết định bạn có chuyển việc thành công hay không. Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích dành cho. dành cho những người muốn thay đổi ngành nghề của mình: Trong cuộc phỏng vấn, hãy chú trọng tới những kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí ra sao. Câu chuyện của Diane Danielson đã cho thấy tầm