Các bước biến điện thoại thành kính hiển vi Chỉ sử dụng băng keo, cao su và một quả cầu nhỏ, iPhone 4 (hay bất kỳ điện thoại có camera nào) sẽ trở thành thành kính hiển vi giá rẻ nhưng có khả năng quan sát cả tế bào máu li ti. Ảnh phóng đại chụp từ iPhone 4. Ảnh: Wired. "Thật kinh ngạc khi có thể tạo công cụ hiệu quả gần như thiết bị dùng trong nghiên cứu chỉ bằng các sản phẩm điện tử tiêu dùng", nhà vật lý Sebastian Wachsmann-Hogiu thuộc Đại học California ở thành phố Davis (Mỹ), nhận xét trên trang công nghệ Wired. Các thiết bị được dùng trong phòng thí nghiệm thường cồng kềnh và có giá hàng nghìn USD, nhưng kính hiển vi "đời mới" này lại nhỏ gọn, đơn giản với chi phí chỉ 10 USD. Wachsmann-Hogiu tin rằng đây thực sự là bước tiến lớn. Trước đó đã có 2 kính hiển vi cho điện thoại, gồm một của kỹ sư Aydogan Ozcan thuộc Đại học California ở Los Angeles và một chiếc khác mang tên CellScope do nhà công nghệ sinh học Daniel Fletcher thuộc Đại học California ở Berkeley thiết kế. Tuy nhiên, Wachsmann-Hogiu quyết định tạo ra một công cụ đơn giản và nhỏ gọn hơn thế. Nhóm của ông đã đưa quả cầu bằng kính chỉ rộng 1 mm vào trong một vòng cao su và gắn vào camera của iPhone 4. Hình ảnh được phóng đại 350 lần nhưng khá mờ. Do đó, họ viết thêm một phần mềm có thể điều chỉnh hình ảnh sắc nét. Ngoài ra, nhóm này cũng tạo một quang phổ kế bằng ống nhựa PVC, băng keo quấn dây điện và một tấm lưới đặc biệt. Chi phí ban đầu cho kính hiển vi là 20 USD và thêm vài USD cho quang phổ kế nhưng Wachsmann-Hogiu cho biết giá thành có thể dễ dàng giảm xuống dưới 10 USD, chẳng hạn sử dụng quả cầu bằng nhựa thay vì bằng kính. . Các bước biến điện thoại thành kính hiển vi Chỉ sử dụng băng keo, cao su và một quả cầu nhỏ, iPhone 4 (hay bất kỳ điện thoại có camera nào) sẽ trở thành thành kính hiển vi giá rẻ. nhưng kính hiển vi "đời mới" này lại nhỏ gọn, đơn giản với chi phí chỉ 10 USD. Wachsmann-Hogiu tin rằng đây thực sự là bước tiến lớn. Trước đó đã có 2 kính hiển vi cho điện thoại, . cứu chỉ bằng các sản phẩm điện tử tiêu dùng", nhà vật lý Sebastian Wachsmann-Hogiu thuộc Đại học California ở thành phố Davis (Mỹ), nhận xét trên trang công nghệ Wired. Các thiết bị