Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào docx

6 184 0
Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào Ít ai biết, những quả trứng nhỏ bé này còn nhiều vitamin hơn cả trứng gà. Từ lâu, tại các trường học của Nhật Bản, trong mỗi suất ăn trưa của học sinh bắt buộc phải có 2 quả trứng cút. Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng từ 10-12g, nhỏ hơn trứng gà 5 lần Nhưng vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Lần lượt hàm lượng B1 và B2 cũng cao hơn tương ứng 2,8 và 2,2 lần. Phốt pho, cali, sắt trong trứng cút cao hơn trứng gà gấp 5 lần. Thêm vào đó, trứng cút cũng rất giầu chất các chất như đồng, coban, niacin và các axit amin thiết yếu. Tyrosine là loại dưỡng chất có khả năng làm cho da khỏe mạnh. Vì thế, trứng chim cút còn được sử dụng cả trong nghành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Nồng độ lecithin cao trong trứng cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Còn các nhà khoa học Bungari thì cho rằng hàm lượng phốt pho trong trứng còn cho hiệu quả cao hơn cả thuốc viagra. Trứng cút cũng là một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh tra tấn thì các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn trứng cút vào mỗi sáng. Trứng cút cũng được khuyến khích dùng cho những người bị thiếu máu, nhức đầu nặng, hen phế quản, viêm dạ dầy. Normalizes trong trứng cũng tốt cho huyết áp và cải thiện tiêu hóa. Bởi vậy, thực phẩm này thường được khuyến khích cho trẻ em, những người ốm yếu và phụ nữ mang thai. Không giống với trứng gà, trứng cút không có khả năng gây dị ứng. Ngược lại, một số loại protein trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên trên cơ sở này người ta còn sản xuất thuốc để điều trị dị ứng. Trứng cút còn làm tăng sức đề kháng với phóng xạ và góp phần loại bỏ các nuclit phóng xạ. Điều đó giải thích vì sao các bác sĩ lại đưa ra lời khuyên bổ sung trứng cút trong thực đơn cho những người bị nhiễm bức xạ và những người sinh sống ở những vùng sinh thái bất lợi như các thành phố lớn, nơi mức độ bức xạ thường cao hơn. Ngoài ra, một lý do đơn giản khiến trẻ em thích ăn trứng cút hơn so với trứng gà là vì chúng có kích thước nhỏ. Vỏ trứng tuy mỏng nhưng lại là một nguồn canxi dồi dào cùng 26 dưỡng chất khác như: đồng, florua, sắt, mangan, molypden, phốt pho, silic, lưu huỳnh, kẽm, silicon… Đặc biệt là có những chất có giá trị là silic và molypden – 2 chất rất cần cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể nhưng rất nghèo trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân không nên vứt vỏ trứng đi mà có thể xay nhỏ chúng ra và trộn thêm vào các món ăn khác. Phương pháp điều trị này không chỉ cực kỳ hiệu quả mà còn rất an toàn và không có tác dụng phụ hay nguy cơ dùng quá liều. * Tham khảo: Những quan niệm sai lầm khi sử dụng trứng Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và chế biến không đúng cách lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cơ thể. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng trứng. Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất opocphirin tạo thành và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi. Hàm lượng dinh dưỡng như nhau trong mọi cách chế biến Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như: luộc, rán, hấp, muối… Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc “đứng đầu bảng”, với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng trần là 30 – 50%. Thêm bột ngọt khi chế biến trứng Trứng có chứa sẵn thành phần các chất như: natri, acid glutamic, chất clo hóa… Ở nhiệt độ cao, các chất này kết hợp và tạo thành một chất mới là muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là một trong các thành phần chủ yếu tạo nên bột ngọt nhưng có tác dụng làm tăng mùi vị của thức ăn. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng. Đun trứng càng lâu càng tốt Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng, vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hóa học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn. Kết hợp trứng và sữa đậu nành Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, protein thực vật, các hợp chất cacbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành còn có chứa chất trypsinase. Chất này khi kết hợp với chất albumin trong trứng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm. Người cao tuổi không nên ăn trứng Nhiều người cao tuổi không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng trứng có chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực chất, loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lecithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hóa. Ngoài ra, chất lecithin còn giúp “trẻ hóa” các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ. Sản phụ nên ăn nhiều trứng Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm. Ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột. Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Ăn trứng sống nhiều dinh dưỡng Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng khi chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hóa, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy… Vị tanh của trứng có thể gây ức chế đối với hoạt động của trung khu thần kinh. . Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào Ít ai biết, những quả trứng nhỏ bé này còn nhiều vitamin hơn cả trứng gà. Từ lâu, tại các trường học của Nhật Bản,. trứng. Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng. bắt buộc phải có 2 quả trứng cút. Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng từ 10-12g, nhỏ hơn trứng gà 5 lần Nhưng vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Lần lượt

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan