Vệ sinh răng miệng đúng cách và một vài bài thuốc chữa bệnh về răng miệng Mảng bám và những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng Mảng bám là một loại lớp màng dính, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn sống trong lợi, răng và vòm miệng. Mảng bám thường xuyên hình thành quanh răng. Khi bạn ăn hay uống các loại thực phẩm chứa đường hoặc tinh bột, vi khuẩn sẽ tiết ra axit, tấn công men răng. Mảng bám cũng dính đến mức có thể giữ axit lại trên răng, đẩy nhanh quá trình sâu răng. Mảng bám được bồi đắp đến một mức nào đó sẽ dẫn tới viêm lợi – đầu tiên là viêm nướu răng, lợi đau và sưng, thậm chí chảy máu. Nếu nó tiến triển, các bệnh bao quanh răng sẽ phát triển. Các mô lợi sẽ bị tụt, khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu trong răng. Viêm quanh răng và bệnh tật Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa bệnh bao quanh răng một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, mất trí, viêm khớp, sinh non. Vậy đằng sau sự liên quan này là gì? Các chuyên gia hiện chưa thể có câu trả lời chắc chắn nhưng họ tin rằng vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào máu và gây tổn thương các cơ quan. Bệnh ở nướu lợi và bệnh tim: Nhiều năm qua, có những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa bệnh bao quanh răng với bệnh tim, đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm lợi thì sức khỏe của tim cũng kém hơn, dễ có nguy cơ nhồi máu cơ tim hơn. Năm 2009, mối liên quan giữa bệnh tim và các bệnh ở nướu lợi chính thức được thừa nhận. Theo đó, các bác sĩ tim mạch được khuyến nghị nêu hỏi các bệnh nhân tim mạch của mình về mọi vấn đề họ đã từng gặp ở nướu lợi, cũng như các nha sĩ hỏi bệnh nhân của mình về tiền sử bệnh tim và sức khỏe tim mạch. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ nha khoa hay bác sĩ tim mạch hỏi những câu hỏi nghe như chả liên quan. Bệnh nướu lợi và tiểu đường: Nếu bị tiểu đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nướu lợi hơn những người khác. Tại sao? Đó là do tình trạng viêm nhiễm. Những người có bệnh đái tháo đường thường dễ bị bội nhiễm, trong đó có cả bệnh nướu lợi. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, nguy cơ mắc bệnh nướu lợi càng cao. Bệnh nướu lợi và mất trí nhớ: Bệnh nướu lợi cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ khi về già. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những vấn đề bao quanh răng có liên quan với các vấn đề nhận thức chẳng hạn như rối loại trí nhớ, khiến cho các hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn. Trong một nghiên cứu gần đây, những tình nguyên viên mắc bệnh nướu lợi nặng nhất có điểm kiểm tra trí nhớ và khả năng tính toán thấp nhất. Bệnh bao quanh răng và thấp khớp: Viêm thấp khớp là một dạng bệnh tự miễn với đặc trưng là viêm và đau khớp. Những người mắc bệnh thấp khớp cũng thường có bệnh ở chân răng. Một nghiên cứu cho thấy họ dễ bị mất răng hơn những người không bị bệnh thấp khớp. Viêm nhiễm mãn tính là đặc trưng của 2 bệnh này. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người mà bị thấp khớp sẽ ít đau, sưng và cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng sau khi bệnh bao quanh răng đã được điều trị. Bệnh nướu lợi và sinh non: Kết luận của các nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh bao quanh răng và sinh non là khá mâu thuẫn. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bệnh nướu lợi dễ chuyển dạ sớm, trẻ sinh ra có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn. Trong khi những nghiên cứu khác lại không tìm thấy sự liên hệ này. Hiện các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Mặc dù kết quả mâu thuẫn nhưng một nghiên cứu cho thấy, việc điều trị các bệnh bao quanh răng khi mang thai sẽ giúp phụ nữ sinh con đủ ngày đủ tháng. Trong một nghiên cứu gần đây, những phụ nữ bị bệnh bao quanh răng mà đã được điều trị bệnh này trước thời điểm mang thai 35 tuần sẽ ít chuyển dạ sớm so với những phụ nữ mắc bệnh bao quanh răng nhưng không được điều trị. Giảm thiểu nguy cơ do mảng bám quanh răng và bệnh viêm nướu răng Để có thể kiểm soát mảng bám quanh răng, cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa flour và chỉ tơ nha khoa. Dùng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm thiểu vi khuẩn trong miệng. Để răng sạch, cần đi khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. * Vài bài thuốc chữa hôi miệng, đau răng Đau răng, hôi miệng khiến nhiều chị em tự ti, ngại giao tiếp. Để giúp chị em cải thiện được tình hình, chúng tôi giới thiệu vài bài thuốc nhỏ chữa trị căn bệnh này. Chữa đau nhức răng: lấy một quả sung dùi một lỗ nhỏ, moi bỏ hết hạt, đổ đầy muối vào rồi sao thật khô, tán nhỏ, lấy bột bôi vào nơi bị đau. -Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2-3 lần, có thể phòng chống bệnh chảy máu lợi. Chữa sâu răng: Lá hứng giổi tươi đem sắc thật đặc, lấy nước súc miệng và ngậm thường xuyên. Chữa chảy máu răng kéo dài 3 – 4 ngày: Lấy lá mướp đem phơi khô hoặc sao khô, tán nhỏ, thật mịn, bôi vào chỗ đau nhức, chảy máu. Chữa sưng mộng răng: Cách 1: Lấy quả vỏ bàng, đem lấy với muối ăn, ngậm 5 – 10 phút. Sau đó, nhổ ra không nuốt. Cách 2: Dùng quả bồ kết đốt cháy tồn tính (cháy 70%), đem giã nhỏ, pha vào rượu, ngậm nhưng không uống. Ngậm khoảng 1 0 – 15 rồi nhổ ra. Chữa hôi miệng: - Súc miệng bằng nước pha sẵn được chế từ cây ngải, hay bạc hà. -Uống một cốc sữa bò. -Hoặc là uống nước sắc từ vỏ cây sồi, cây tầm ma, hoa cúc, cây bulô. Ngoài ra, táo tươi, chè xanh cũng được dùng để chữa chứng hơi thở có mùi hôi hay một loại chè có chất polyphenol – chất kháng vi khuẩn giúp làm trung tính mùi trong miệng. Trà xanh ngừa bệnh nướu răng Bệnh nướu do vi khuẩn mãn tính tác hại vào nướu và chân răng, gây nhiễm trùng. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến nguy cơ rụng răng. Viêm lợi là mức độ nhẹ của bệnh nướu, khi đó phần nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Thông thường ở giai đoạn này, bệnh nhân không cảm thấy quá khó chịu và việc chữa trị khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu để viêm lợi kéo dài, sẽ đưa đến bệnh nướu răng nặng. Răng sẽ bị long, chân răng bị mưng mủ, việc điều trị sẽ kéo dài và khó khăn hơn. Ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khám răng định kì, uống trà xanh thường xuyên cũng có thể phòng ngừa được căn bệnh này. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kyushu ở Fukuoka, Nhật Bản. Các nhà khoa học đã dùng bảng câu hỏi cho 940 đàn ông, tuổi từ 49 – 59 liên quan đến hút thuốc lá, uống rượu, vệ sinh răng và lượng trà xanh uống hàng ngày. Kết quả cho thấy, những người có thói quen uống trà xanh có tỷ lệ mắc bệnh nướu rất thấp. Theo các nhà nghiên cứu, trong trà xanh có chất chống ôxy hóa tên là polyphenol, chất này giúp những người uống nhiều trà ít bị bệnh nướu. Ngoài công dụng kể trên, trà xanh còn có công dụng giúp chống bệnh ung thư, bệnh tim mạch, giảm cholesterol, đốt chất béo, ngừa tiểu đường và đột qụy. . Vệ sinh răng miệng đúng cách và một vài bài thuốc chữa bệnh về răng miệng Mảng bám và những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng Mảng bám là một loại lớp màng dính,. vài bài thuốc nhỏ chữa trị căn bệnh này. Chữa đau nhức răng: lấy một quả sung dùi một lỗ nhỏ, moi bỏ hết hạt, đổ đầy muối vào rồi sao thật khô, tán nhỏ, lấy bột bôi vào nơi bị đau. -Súc miệng. để giảm thiểu vi khuẩn trong miệng. Để răng sạch, cần đi khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. * Vài bài thuốc chữa hôi miệng, đau răng Đau răng, hôi miệng khiến nhiều chị em tự ti,