Email: n.dhanh@yahoo.com.vn PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ( Đề Chính Thức ) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học: 2009-2010 Môn: Hóa học Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) ( Đề thi gồm : 01 trang) ĐỀ BÀI: Câu 1 (2,5 điểm): 1- Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho dung dịch NaHSO 4 lần lượt tác dụng với các chất: Al, BaCl 2 , CaCO 3 , NaHCO 3 2- Có các dung dịch bị mất nhãn, gồm: NaHCO 3 , HCl, Ba(HCO 3 ) 2 , MgCl 2 , NaCl. Hãy nêu phương pháp phân biệt các dung dịch mà không được lấy thêm chất khác ( kèm theo các phương trình phản ứng nếu có) Câu 2 (3,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong khí oxi, hoà tan rắn thu được vào trong dung dịch H 2 SO 4 ( vừa đủ) thì được dung dịch A. Cho A tác dụng với 250 ml dung dịch xút thì thu được 7,8 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch xút đã dùng. Câu 3 (2,5 điểm): Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp gồm Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư 25% axit. Cho dung dịch tạo thành tác dụng với ddNaOH 1M sao cho vừa đủ đạt kết tủa bé nhất. a) Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp b) Tính thể tích của dung dịch NaOH 1M đã dùng. Câu 4 (4,0 điểm): Khi cho a (mol ) một kim loại R (không tan trong nước ) tan vừa hết trong dung dịch chứa a (mol ) H 2 SO 4 thì thu được 1,56 gam muối và một khí A. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào trong 45ml dd NaOH 0,2M thì thấy tạo thành 0,608 gam muối. a) Hãy biện luận để xác định khí A là khí gì ? b) Xác định kim loại đã dùng. Câu 5 (2,5 điểm): Hỗn hợp khí A gồm SO 2 , O 2 có tỷ khối đối với khí metan (CH 4 ) bằng 3 a) Xác định % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. b) Cho hỗn hợp qua bình thép có xúc tác V 2 O 5 ( 450 0 C) thì thu được hỗn hợp khí B. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Xác định % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí B. Câu 6 (3,0 điểm): Cho 400ml dung dịch H 3 PO 4 0,5M tác dụng với V (ml) dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch 2 muối có tỉ lệ số mol là 2:3 theo chiều tăng dần khối lượng phân tử .Tính V và xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch thu được. ( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) Câu 7 (2,0 điểm): Để một phoi bào sắt nặng m ( gam) ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam rắn X gồm sắt và các oxit của sắt. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HNO 3 loãng thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất ( đo ở đktc). a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính khối lượng m của phoi bào sắt ban đầu. Hết Ghi chú: Học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 1 Email: n.dhanh@yahoo.com.vn ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( gồm 04 trang ) 2 Email: n.dhanh@yahoo.com.vn Câu/ý Nội dung Điểm Câu 1 ( 2,5 đ) 1.(1,0 điểm) Viết đúng mỗi PTHH được 0,25 điểm 6NaHSO 4 + 2Al → 3Na 2 SO 4 + Al 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 ↑ 2NaHSO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 ↓ + Na 2 SO 4 + 2HCl 2NaHSO 4 + CaCO 3 → Na 2 SO 4 + CaSO 4 + H 2 O + CO 2 ↑ NaHSO 4 + NaHCO 3 → Na 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 ↑ 2.(1,5 điểm) Trích mỗi chất làm nhiều mẫu để thí nghiệm - Nhiệt phân các dung dịch thì nhận ra NaHCO 3 có sủi bọt khí; còn Ba(HCO 3 ) 2 có sủi bọt khí và có kết tủa. 2NaHCO 3 0 t → Na 2 CO 3 + H 2 O + CO 2 ↑ Ba(HCO 3 ) 2 0 t → BaCO 3 ↓ + H 2 O + CO 2 ↑ - Dùng dung dịch Na 2 CO 3 thu được để thử các dung dịch còn lại, nếu có sủi bọt khí là HCl, nếu có kết tủa là MgCl 2 , chất còn lại là NaCl Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + H 2 O + CO 2 ↑ Na 2 CO 3 + MgCl 2 → MgCO 3 ↓ + 2NaCl ( Học sinh nhận biết mà không trích mẫu thì trừ 0,25 điểm) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 ( 3,5 đ) Al 5,4 n 0,2 27 = = mol ; 3 Al(OH) 7,8 n 0,1 78 = = mol PTHH : 4Al + 3O 2 0 t → 2Al 2 O 3 0,2 0,1 (mol) Al 2 O 3 + 3H 2 SO 4 → Al 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 O 0,1 0,1 (mol) Ta thấy, vì số mol kết tủa < số mol Al nên kết tủa không cực đại. Bài toán có 2 trường hợp: * Trướng hợp 1: NaOH thiếu so với Al 2 (SO 4 ) 3 ⇒ kết tủa chưa cực đại Al 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH → 2Al(OH) 3 ↓ + 3Na 2 SO 4 0,05 0,3 ← 0,1 (mol) M 0,3 C (dd NaOH) 1,2 (M) 0,25 = = * Trường hợp 2: NaOH dư hòa tan một phần kết tủa Al(OH) 3 Al 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH → 2Al(OH) 3 ↓ + 3Na 2 SO 4 0,1→ 0,6 0,2 (mol) Số mol KT bị hoà tan : 0,2 – 0,1 = 0,1 mol Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O 0,1→ 0,1 (mol) M 0,6 0,1 C (dd NaOH) 2,8 (M) 0,25 + = = 0,50đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 (2,5 đ) a) HCl n ( pư với oxit ) = 1× 2 × 75 100 = 1,5 mol HCl n ( pư với NaOH ) : 2× 25 100 = 0,5 mol Đặt số mol Fe 2 O 3 và Al 2 O 3 lần lượt là a, b ( mol) Fe 2 O 3 + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H 2 O a 2a Al 2 O 3 + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 O b 2b FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3NaCl 2a 6a 2a 0,25đ 0,50 đ 3 Email: n.dhanh@yahoo.com.vn Lưu ý: Học sinh có thể giải theo nhiều cách khác nhau, nếu lập luận đúng và có kết quả chính xác thì vẫn đạt điểm tối đa. Hết 4 . THCS CHU VĂN AN ( Đề Chính Thức ) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học: 2009-2010 Môn: Hóa học Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) ( Đề thi gồm : 01 trang) ĐỀ BÀI: Câu 1 (2,5. thời gian phát đề) ( Đề thi gồm : 01 trang) ĐỀ BÀI: Câu 1 (2,5 điểm): 1- Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho dung dịch NaHSO 4 lần lượt tác dụng với các chất: Al, BaCl 2 , CaCO 3 ,. của phoi bào sắt ban đầu. Hết Ghi chú: Học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 1 Email: n.dhanh@yahoo.com.vn ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( gồm 04 trang ) 2 Email: n.dhanh@yahoo.com.vn