Những xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới (II) pptx

10 274 0
Những xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới (II) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới (II) Thập kỷ đầu tiên thế kỉ XXI đánh dấu sự ra đời và phát triển của không ít ý tưởng mới về quản trị kinh doanh. Nitin Nohria, hiệu trưởng trường kinh doanh Harvard và một số đồng nghiệp chia sẻ những suy nghĩ của mình xung quanh những xu thế mới về quản trị. Francesca Gino. Phó giáo sư tổ đàm phán, tổ chức và thị trường, trường kinh doanh Harvard Thập kỉ vừa qua đã đưa ra nhiều dẫn chứng về các hành vi thiếu đạo đức của các cá nhân và một số tập đoàn lớn như Bernie Madoff (Nguyên chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Năm 2008, ông bị bắt vì tội gian lận tài chính), tập đoàn năng lượng Enron hay viễn thông Worldcom và nhiều trường hợp tiêu biểu khác. Trên thực tế, theo ước tính mới đây của Hiệp Hội Thanh Tra Gian Lận Mỹ ACFE thì các vụ gian lân, lừa đảo đã gây ra thiệt hại tương đương 1 nghìn tỷ đô, nghĩa là 7% tổng doanh thu hàng năm của nền kinh tế Mỹ. Tại sao những người có vẻ rất đạo đức lại cứ tham gia vào các hành vi vô đạo đức? Trong thập kỉ qua, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên. Một nghiên cứu mới nổi và có nhiều hứa hẹn đã chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý ảnh hưởng (có hoặc không ý thức được) đến quyết định vượt qua ranh giới đạo đức của con người. Theo nghiên cứu trên thì tất cả mọi người, bất kể có nền tảng đạo đức như thế nào đều có khả năng xử sự thiếu trung thực. Thực tế, hầu hết mọi người ban đầu đều có ý định tốt, nhưng rốt cuộc lại dính dáng đến các hành vi vô đạo đức vì những tác động không dễ thấy được của hoàn cảnh, bao gồm hành vi, cách đối xử của bạn bè, đồng nghiệp, các mục tiêu đặt ra cho người làm Nghiên cứu này đã có ảnh hướng khá nhiều đến lĩnh vực quản lý kinh doanh. Nhiều học giả hàng đầu trong lĩnh vực quản lý truyền giảng trên lớp về những kết quả nghiên cứu trên, nhằm tác động đến những gì sẽ diễn ra trong các buổi họp giám đốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến các yếu tố khiến cho nhiều người có ý định tốt lại có những hành vi vô đạo đức. Công cụ hiệu quả mà các tổ chức và nhà quản lý sử dụng để nhắc nhở nhân viên về các nguyên tắc đạo đức là gì? Làm thế nào để có thể chắc chắn rằng việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức vẫn là quan trọng đối với cả nhân viên và người quản lý khi họ có khả năng vi phạm nhất? Và các biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn các hành vi vô đạo đức là gì? Tôi hi vọng các nhà nghiên cứu hàng đầu và những học giả trẻ tuổi sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra đáp án cho những câu hỏi này trong thập kỉ tới. Và tôi cũng mong rằng thông qua những nghiên cứu đó, họ sẽ tìm ra cách để chúng ta có thể trang bị cho bản thân mình những công cụ giúp chúng ta điều chỉnh hành vi để có thể đảm bảo các nguyên tắc đạo đức tốt nhất. Linda A. Hill. Giáo sư quản trị kinh doanh, trường kinh doanh Harvard Xu hướng rõ nét nhất của quản lý kinh doanh trong thế kỉ 21 đó là việc các thị trường mới nổi ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế. Các công ty hiện nay đều nghiêm túc nhìn nhận yêu cầu toàn cầu hóa. Làm thế nào để chúng ta có được những người lãnh đạo có khả năng làm việc với thị trường đa dạng trong khi các đối tượng tham gia đóng góp (nhân viên, khách hàng, cộng đồng) thì yêu cầu ngày càng cao. Làm thế nào để xây dựng chế độ nhân tài mà khi đó các công ty thu hút người tài và giữ được chân họ. Toàn cầu hóa ngày càng trở thành xu hướng chính trong quản trị kinh doanh. Các nhà lãnh đạo vẫn đi tìm những cách thức hiệu quả để khai thác lực lượng nhân tài đa dạng ngay trong đất nước họ. Và đương nhiên, đối với các nền kinh tế mới nổi thì thế hệ trẻ được xác định chính là đối tượng cần phải thu hút và bồi dưỡng. Chính họ là những người có thể thay đổi quan niệm, tâm lý của người sử dụng lao động. Họ làm việc để kiếm tiền, nhưng họ cũng mong muốn xác định được mục tiêu và ý nghĩa trong những việc họ làm. Chúng tôi làm việc trong viện nghiên cứu có vốn tri thức để phát triển, chỉ rõ cho các tổ chức thấy được các thách thức và thời cơ gắn liền với quá trình toàn cầu hóa. Lẽ ra công việc của chúng tôi phải bao quát nhiều hơn thế. Quá nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào đời sống có tổ chức của phương Tây. Hơn nữa, theo tôi, cần phải xem xét, điều chỉnh lại cách hiểu của chúng ta về một nhà lãnh đạo hiệu quả. Làm thế nào để một nhà lãnh đạo có thể chỉ ra con đường đúng đắn và khích lệ mọi người theo anh ta trong một nền kinh tế toàn cầu năng động và phức tạp? Lấy giám đốc điều hành của tập đoàn tin học lớn nhất thế giới IBM làm ví dụ. Hiện công ty có tới 400.000 nhân viên chính thức và hàng trăm ngàn nhân viên hợp đồng trên khắp thế giới. Làm thế nào mà người lãnh đạo này có thể làm công việc dẫn đường và khích lệ nhân viên theo mình? Thay vì lãnh đạo bằng tầm nhìn, ông đã chọn cách mà ông gọi là lãnh đạo dựa bằng các giá trị. Giống như cách so sánh của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, "Người lãnh đạo giống như người chăn cừu. Người luôn luôn đi đằng sau bầy cừu và để con nhanh nhẹn nhất đi trước. Cả đoàn cứ thế đi theo và không hề hay biết là lúc nào chúng cũng được điều khiển từ phía sau ". Giờ đây, vai trò của người lãnh đạo không còn như trước nữa, thiên về định hình, xây dựng bối cảnh trong đó những người sẵn sàng và có khả năng đổi mới được bồi dưỡng và khuyến khích để tận dụng cơ hội trong thập kỉ tới một cách tốt nhất. Michael I. Norton. Phó giáo sư tổ tiếp thị, trường kinh doanh Harvard Tôi cho rằng bước phát triển lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh trong thập kỉ vừa qua là sự gia tăng đáng kể số lượng các công ty quan tâm đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), kéo theo cả quy mô và tính đa dạng của chúng. Theo cách truyền thống thì các công ty có thể quyên tiền từ thiện trực tiếp hoặc khuyến khích khách hàng mua sản phẩm bằng cách ủng hộ một phần trăm nào đó cho các công tác từ thiện. Các công ty ngày nay khuyến khích sự tham gia của người tiêu dùng vào công tác xã hội nhiều hơn. Ví dụ như dự án mới đây của Pepsi mang tên "Pepsi khởi động mới". Thay vì quyên tiền trực tiếp, ví dụ như hình thức ủng hộ 5 đô la cho các hoạt động từ thiện trên mỗi chai Pepsi tiêu thụ, Pepsi đã khuyến khích người dùng thamg gia những dự án có tác động xã hội từ làm sạch các dòng sông cho đến bảo vệ động vật, và cho phép khách hàng lựa chọn dự án mà họ nên đầu tư. Hay như trang web DonorsChoose.org, cho phép mọi người đóng góp vào quỹ từ thiện dành cho học sinh nghèo, mua sách vở cho trẻ em và giáo viên, các công ty đối tác như Crate và Barrel cũng gửi giấy chứng nhận quà tặng của DonorsChoose.org cho khách hàng, cho phép khách hàng lựa chọn trường học mà họ muốn ủng hộ. Trong thập kỉ tiếp theo, tôi hi vọng rằng các công ty, tập đoàn trên thế giới tiếp tục theo đuổi các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Và quan trọng hơn, tiếp tục khuyến khích khách hàng của họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đó. Sự tham gia của khách hàng là yếu tố then chốt bởi 2 lý do. Thứ nhất, lượng khách hàng sẽ tăng lên nhanh chóng với mỗi dự án từ thiện của công ty, khi khách hàng thực sự muốn 'hợp tác' với công ty vì những mục tiêu từ thiện mà họ quan tâm. Lý do thứ 2 và có lẽ là quan trọng hơn cả, khi thực hiện các dự án từ thiện dựa vào khách hàng, công ty có thể dễ dàng tính toán được hiệu quả thực sự của từng dự án. Richard Vietor. Giáo sư quản trị kinh doanh, trường kinh doanh Harvard Trong thập kỉ đầu của thế kỉ 21, có hai xu hướng kinh tế vĩ mô nổi bật trong nền kinh tế toàn cầu đó là: Sự bất đối xứng trong cán cân tài khoản vãng lai đang ngày càng nghiêm trọng và chưa được giải quyết. Ở Mỹ, tài khoản vãng lai thâm hụt lớn (cán cân thương mại hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển khoản); Ở Italy, Anh, Tây Ban Nha, Australia cũng chịu thâm hụt đáng kể. Nhập khẩu ở các nước ngày vượt xa xuất khẩu và các khoản tiết kiệm ít ỏi thì không thể đủ cho nhu cầu đầu tư quá lớn. Ngược lại, thặng dư lại diễn ra ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ả Rập Xê-út và Nga. Điều này dẫn đến dòng chảy tài chính giữa các nước có thặng dư và các nước thâm hụt, trong đó các quốc gia có thặng dư sở hữu tài sản trị giá vài nghìn tỷ đô ở các nước chịu thâm hụt. Một vấn đề liên quan nữa đó là thâm hụt ngân sách ở Mỹ, Nhật Bản, và hầu hết các quốc gia Châu Âu. Bước sang thế kỉ 21, tình trạng này lại càng tồi tệ hơn do kinh tế chậm phát triển ở Nhật, cắt giảm thuế ồ ạt ở Mỹ và các chương trình xã hội tốn kém của Châu Âu. Đây vẫn là một trong những vấn đề tài chính nan giải hiện nay. Đến năm 2011 thì tình trạng thâm hụt ngân sách gần như không thể kiểm soát được, dẫn đến khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, sự đình trệ hơn nữa ở Nhật, và những vấn đề tài khóa ngày càng tồi tệ mà chính phủ Mỹ hiện phải đối mặt. . Những xu thế quản lý triển vọng nhất trong thế kỉ mới (II) Thập kỷ đầu tiên thế kỉ XXI đánh dấu sự ra đời và phát triển của không ít ý tưởng mới về quản trị kinh doanh đạo đức tốt nhất. Linda A. Hill. Giáo sư quản trị kinh doanh, trường kinh doanh Harvard Xu hướng rõ nét nhất của quản lý kinh doanh trong thế kỉ 21 đó là việc các thị trường mới nổi ngày. đến lĩnh vực quản lý kinh doanh. Nhiều học giả hàng đầu trong lĩnh vực quản lý truyền giảng trên lớp về những kết quả nghiên cứu trên, nhằm tác động đến những gì sẽ diễn ra trong các buổi

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan