Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
524,5 KB
Nội dung
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM I. Những thuận lợi và khó khăn của nghành trồng nấm ở Việt Nam 1. Thuận lợi Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có 4 mùa có những điều kiện thời tiết khí đặc trưng, trong mùa hè nước ta có thể trồng nấm rơm cho sản lượng cao Vào vụ đông các tỉnh phía bắc có thể nuôi trồng nấm mỡ phục vụ cho xuất khẩu. Trong 3 năm trở lại đây 1 năm có tỉnh phía Bắc có thể sản xuất được 5-20 tấn, nhưng số lượng phục vụ cho xuất khẩu c̣n hạn chế khoảng 9 tấn, cho thấy thị trường nội địa phát triển tương đối mạnh. Do đó cần có các biện pháp tăng cường cho xuất khẩu Vào mùa xuân và mùa thu nhiệt độ từ 25-30 0 C thích hợp cho việc trồng mộc nhĩ, ngoài ra có thể trồng nấm sò, nấm linh chi, nấm chân dài, nấm kim châm, nấm đầu khỉ Tóm lại, các loại nấm có giá trị xuất khẩu lớn trên thế giới Việt Nam đều có thể trồng được. Thế mạnh về nguyên liệu: rơm rạ 1 năm nước ta có khoảng 30-40 triệu tấn nguyên liệu, sử dụng 10% lượng này 1 năm có thể sản xuất được 10 tấn , hiện nay nước ta mới sử dụng được một vài phần trăm, rơm rạ thu về chủ yếu đốt gây lăng phí. Vấn đề bảo quản nguyên liệu rơm rạ sau thu hoạch cũng rất cần chú y v́ lượng nguyên liệu tương đối lớn, nếu bảo quản nguyên liệu bằng việc phơi khô th́ diện tích bảo quản tương đối lớn. Do đó một trong những hướng sản xuất đó là sau khi nguyên liệu thu hoạch xong phải chuyển ngay vào sản xuất làm cho lượng 1 nguyên liệu gọn nhẹ, tận dụng nguồn nguyên liệu tối đa ngay tại chỗ. Tránh t́nh trạng lúc cần đến th́ì nguyên liệu trên thị trường khan hiếm. Để giải quyết vấn đề này đ̣i hỏi địa phương phải có xưởng chế biến nguyên liệu để tập kết nguyên liệu. Thị trường tiêu thụ: hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, tổng sản lượng nấm của toàn thế giới 18 triệu tấn/năm làm cho giá cả nấm trên thế giới tụt xuống bất thường, do đó khả năng cạnh tranh của chúng ta với Trung Quốc rất khó khăn, do đó chúng ta cần tập trung vào thế mạnh của ḿnh (xem ḿnh có thế mạnh ǵ). Đối với nấm của nước ta không có chất bảo quản, do đó là thế mạnh của ta để cạnh tranh so với Trung Quốc trên thị trường thế giới. Lao động nguồn lao động dồi dào, lao động nông thôn sẵn, giá thuê lao động rẻ Chúng ta đă có được một quy tŕnh công nghệ nuôi trồng nấm của riêng ḿnh. So với trước đi chúng ta trồng nấm sử dụng công nghệ nuôi trồng của người khác. Ngoài ra chúng ta có nguồn gen giống nấm tương đối hoàn chỉnh và tương đối đa đạng đặc biệt là những loại nấm thị trường thế giới hiện nay đang ưa chuộng. Do đó chúng ta không phải phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. Bên cạnh đó cơ chế chính sách của Nhà nước, từ quan chức của chính Phủ, đến những người biết, đều rót vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng nấm. Đặc biệt là việc đầu tư cho các địa phương và các trung tâm nghiên cứu trong quá tŕnh xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật và kiến thức nuôi trồng nấm. 2. Hạn chế Hiện nay, những loại nấm đang rất cần cho giới thượng lưu th́ì chúng ta lại tiêu thụ với giá cả rất đắt. Trong thời gian gần đây lượng nấm tiêu thụ trên thị trường Hà Nội rất lớn một ngày 15 tấn, có thể lên tới 40 tấn lượng nấm tiêu thụ đó được vận chuyển từ Trung Quốc sang so với giá sản xuất tại Trung Quốc rẻ hơn 2 nhiều khi bán tại Việt Nam Đội ngũ các nhà chuyên gia kỹ thuật nắm vững về công nghệ nuôi trồng nấm ở Việt Nam không nhiều. Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đơn độc, không có liên kết giữa những người trồng nấm. Đối với sản xuất nấm lượng nấm sản xuất ra càng lớn giá bán càng cao. Do giảm được chi phí vận chuyển tăng lên khi vận chuyển nhiều đợt nấm với số lượng ít ở từng cơ sở nuôi trồng nấm. Với giá cao hạn chế trong việc tiêu thụ nấm trên thị trường. Khu vực trồng nấm công nghiệp chưa được quy hoạch thành từng vùng rộng lớn, mà phần lớn trồng ở gia đ́nh, do đó chỉ trồng được một vụ, vụ sau do ô nhiễm giảm năng suất của nấm. Do tŕnh độ dân trí thấp, sản xuất ở quy mô nhỏ, chưa quy hoạch thành những vùng trồng nấm với quy mô lớn. So với các nước trên thế giới th́ họ sản xuất có quy hoạch ở quy mô lớn tận dụng tối đa diện tích và các phế phẩm của ngành trồng nấm. So với thời điểm 25 năm trước đây, thì qui trình trồng nấm hiện nay chưa có cải tiến đáng kể, mặc dù nhiều nơi đã đưa cơ giới vào và sản lượng tăng nhanh. Nhiều nơi đã hình thành những vùng trồng nấm sung túc, như Long Khánh, Trảng Bom (Đồng Nai) hay Sóc Trăng, (Ô môn) Cần Thơ Thậm chí trong 10 năm trở lại đây, phong trào trồng nấm phía Bắc đang khởi sắc, cũng dựa chủ yếu vào qui trình này. Tuy nhiên, đến nay qui trình bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm, làm hạn chế sự phát triển của phong trào trồng nấm: - Nguyên liệu cho trồng nấm: ngoại trừ qui trình trồng nấm rơm ngoài đồng, mang tính thủ công, sử dụng rơm với hiệu quả thấp, thì qui trình công nghiệp chủ yếu dựa trên nguyên liệu chính là mạt cưa, đặc biệt là mạt cưa cao su. Vì vậy, khi phong trào trồng nấm phát triển nhanh, nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp. Dẫn đến cầu nhiều hơn cung, nên giá mạt cưa lên khá cao, ảnh hưởng đến giá thành sản 3 phẩm, làm giảm hiệu quả của trồng nấm. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến những người vốn ít muốn trồng nấm cải thiện. Ngoài ra, ở các tỉnh miền Tây, nhiều phế liệu nông nghiệp, nhưng lại hiếm mạt cưa cao su, nên những người muốn trồng nấm cũng đang rất lúng túng. - Vấn đề công nghệ: với tình hình ngày càng nhiều loài nấm được nghiên cứu nuôi trồng và triển khai, trong khi nguyên liệu nuôi trồng lại đơn điệu chủ yếu dựa vào mạt cưa cao su, không hẳn đã phù hợp cho tất cả các loài nấm. Ngoài ra, do không đủ điều kiện, nên người trồng nhỏ không thể chế biến nguyên liệu đạt chất lượng, hiệu quả kém và năng suất thấp. Chưa kể ở một số địa phương, để hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh, người ta còn sử dụng mạt cưa đã qua sử dụng để trồng lại. Vì vậy, khả năng đề kháng của nấm giảm sút, dịch bệnh tràn lan và kéo theo sự sử dụng thuốc nông dược tuỳ tiện, nguy cơ suy thoái của nấm càng tăng cao. - Vấn đề phế liệu, phế phẩm sau trồng nấm: như bao ngành sản xuất khác, quá trình trồng nấm cũng thải ra nhiều phế liệu, phế phẩm. Nguồn phế liệu này lâu ngày sẽ trở thành thảm hoạ đối với người trồng nấm. Ngoài việc chiếm diện tích sản xuất, nó còn là ổ dịch bệnh đối với nấm trồng, kể cả con người. Việc xử lý theo kiểu dọn rác như thời gian qua cũng khá tốn kém và chưa hẳn đã là biện pháp tốt nhất. II. Xu hướng phát triển nghành trồng nấm Giải pháp đề xuất là xây dựng những mô hình xử lý và chế biến nguyên liệu tập trung, như một vài nơi đang thực hiện, nhưng cần chuyên nghiệp hóa hơn, bao gồm: 1. Nguyên liệu: ngoài việc tận dụng nhiều loại phế liệu, phế phẩm của nông nghiệp, còn có thể chế biến nguyên liệu thích hợp cho nhu cầu từng loài nấm, vừa giảm giá thành sản xuất, vừa giải quyết hợp lý nguồn tài nguyên này. 2. Phế liệu sau trồng nấm: tận dụng phế liệu sau trồng nấm để nuôi trùn (giun đất), ngoài việc thu được sinh khối trùn phục vụ cho chăn nuôi, còn nhận được lượng lớn phân trùn phục vụ trở lại cho trồng trọt. Việc làm này nhằm tăng tính hiệu quả và 4 hoàn thiện công nghệ trồng nấm, còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình trồng nấm tạo ra. Việc tập trung chế biến nguyên liệu trồng nấm giúp: - Có thể đưa cơ giới vào sản xuất (xay nghiền, đảo trộn, xử lý ) - Đưa khoa học kỹ thuật vào trong việc phối chế và theo dỏi chất lượng nguyên liệu làm ra. - Nâng cao hiệu quả kinh tế (do sản xuất công nghiệp) và giảm ô nhiễm môi trường (do sản xuất tập trung). Tổ chức chế biến nguyên liệu tập trung phục vụ cho trồng nấm không những là xu hướng chung trên thế giới, mà còn là chủ trương của nhà nước nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Ngoài ra, nguyên liệu chế biến công nghiệp sẽ đơn giản hóa qui trình trồng nấm, giúp nhiều người có thể trồng được nấm. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, như xóa đói giảm nghèo, cải thiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và hợp lý hoá trong sản xuất nông nghiệp…. 3. Chế biến nguyên liệu trồng nấm Trong thiên nhiên, hầu như tất cả các xác bã thực vật từ cành cây, chiếc lá, rơm rạ, cọng cỏ, vỏ hạt sen, bẹ chuối khô, xác mía đến bèo, lục bình, đều có thể trồng nấm. Tuy nhiên không phải nguyện liệu nào nấm cũng sử dụng được hoặc cho năng suất cao. Thậm chí như lâu nay người ta quen trồng nấm rơm trên rơm, nhưng năng suất thường chỉ đạt từ 8- 10% so nguyên liệu, ngược lại khi trồng trên bông thải năng suất tăng vọt từ 25 đến 30%, còn bã mía thì là 12,4% và mạt cưa thải sau trồng nấm mèo là 22- 23% Hay với nấm bào ngư, năng suất trên mạt cưa cao su chỉ đạt từ 42- 50% so nguyên liệu, nhưng khi trồng với bã mía cho năng suất 86,63%, thân bắp là 55,58%, lá bắp là 60,47%, cùi bắp là 79,45%, bông thải là 56,41% (Lê Duy Thắng và 5 cộng sự, 1997). Như vậy, việc chọn nguyên liệu thích hợp với từng loại nấm cũng góp phần tăng tính hiệu quả cho nuôi trồng nấm. Ngoài chủng loại nguyên liệu, thì việc chế biến thích hợp cũng làm tăng năng suất nấm, thí dụ nấm rơm trồng trên rơm được điều chỉnh bằng urê để cho C/N = 50, đã đưa năng suất từ 4-5 % tăng lên 11- 12 % (Lê Duy Thắng và cộng sự, 1997). Quá trình chế biến nguyên liệu trồng nấm bao gồm nhiều công đoạn với sự tham gia của các yếu tố khác nhau, vừa sinh học (vi sinh vật) vừa không sinh học (hóa học, vật lý). Tùy loài nấm, có loài sản xuất được các men (enzym) phân giải mạnh (Thí dụ : nấm mèo, bào ngư ), nên có thể sử dụng một phần các nguyên liệu thô, ngược lại, một vài loài cần nguyên liệu đã được phân hủy trước, thậm chí gần như mùn hoá (thí dụ : nấm rơm, nấm mỡ). Quá trình này phải nhờ vào sự phân rã tự nhiên hay sự tham gia thủy giải của vi sinh vật. Thông qua các quá trình này mà các thành phần cấu tạo của nguyên liệu, là các đại phân tử, sẽ biến đổi thành những hợp chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn, có thể là những đường đơn, như glucose, cần cho sự biến dưỡng của nấm. Quá trình phân rã của nguyên liệu được tiến hành qua ba bước như sau: phơi khô và tác động cơ học (xay, nghiền, làm vụn); làm ẩm (với nước hoặc nước vôi); ủ đống (có hay không có đảo trộn) . Việc ủ đống giúp các hệ vi sinh vật trong nguyên liệu có điều kiện tham gia thủy giải cơ chất, dẫn đến sự phân rã của nguyên liệu. Quá trình thực hiện qua ba giai đoạn: – Ở giai đoạn đầu, nguyên liệu có đầy đủ các nhóm vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc Hoạt động của các nhóm vi sinh vật làm cho nhiệt độ tăng dần có thể lên đến trên 60oC. Nhiệt độ cao sẽ ức chế nhóm vi sinh vật ít chịu nhiệt, tạo điều kiện cho nhóm chịu nhiệt phát triển. 6 – Giai đoạn kế tiếp, nhóm chịu nhiệt chiếm ưu thế, trong đó chủ yếu là xạ khuẩn. Chúng biến đổi các chất phức tạp như cellulose, hemicellulose, lignin thành các đường đơn giản. – Giai đoạn sau cùng, nhiệt độ hạ dần, có hai khả năng xảy ra: nếu sử dụng để nuôi cấy nấm thì đây là môi trường tốt cho nấm mọc. Ngược lại, nhóm vi sinh vật chịu nhiệt kém hơn sẽ phát triển và tranh giành thức ăn, làm chất lượng nguyên liệu giảm. Màu của cơ chất sau đó bị biến đổi rõ rệt. Thí dụ như mạt cưa, từ màu đỏ xẫm sẽ bị lợt dần để thành màu xanh tái hoặc xanh xám và kéo theo sự giảm của năng suất nấm trồng. Cơ chất sau ủ, cần phải bổ sung nguồn đạm thích hợp và cũng tùy loài. Sự bổ sung này còn liên quan đến tỉ lệ C/N (carbon trên nitơ) ở từng loài nấm, thường từ 3– 5o/oo, trừ nấm mỡ có cao hơn (từ 18 – 20o/oo). Nguồn đạm bổ sung có thể là phân chuồng, như phân gà, phân ngựa, phân trâu bò hoặc phân bón hóa học như urê, SA, DAP hay đạm thực vật, như bột đậu nành, bột bắp Cơ chất dùng trồng nấm sau cùng phải thỏa những điều kiện sau đây : – Độ ẩm : nấm chỉ mọc và hấp thụ dinh dưỡng là nhờ nước, không có nước, nấm sẽ không lấy được thức ăn và chết. Nước cũng giúp nguyên liệu dễ phân rã hơn. – Độ phân hủy : là sự phân rã của các đại phân tử , biến chúng thành đơn giản hơn giúp nấm có thể sử dụng dễ dàng. Quá trình này nhờ vào việc ủ và dùng nước vôi. – Độ xốp và thông thoáng : nấm trồng hô hấp hiếu khí, nên độ thông thoáng của cơ chất rất quan trọng. Do đó, những nguyên liệu không có độ xốp, như mạt cưa mịn, thấm nước nhiều, tơ nấm đi chậm hoặc ngừng lại. – Độ sạch khuẩn : vấn đề quan tâm hàng đầu của việc xử lý nguyên liệu chính là thanh trùng. Quá trình này giúp loại bỏ nguồn tạp nhiễm, tạo điều kịện cho nấm trồng phát triển. 4. Về giống 7 - Tăng cường tiềm lực nghiên cứu trong các lĩnh vực chọn tạo giống ở các cơ quan trung ương nhằm lưu giữ nguồn gen, tuyển chọn các giống nấm có khả năng phục vụ sản xuất và đào tạo cán bộ chuyên môn cho các trung tâm sản xuất nấm ở các cấp thấp hơn - Tập trung xây dựng hệ thống nhân giống nấm, sản xuất giống nấm thống nhất từ khâu nghiên cứu đến triển khai sản xuất, phục vụ đủ nhu cầu sản xuất ở địa phương, sử dụng các giống nấm đã qua nghiên cứu tuyển chọn trước khi đưa vào sản xuất . Phấn đấu đến hết năm 2010 tất cả các tỉnh đều xây dựng được các trung tâm sản xuất giống nhằm tiếp nhận giống chuyên chủng từ các cơ quan trung ương và sản xuất đủ giống cấp 1, cấp 2, cấp 3 đủ tiêu chuẩn cung cấp cho nông dân 5. Về các biện pháp nuôi trồng - Tăng cường nghiên cứu , hoàn chỉnh các công nghệ cho từng loại nấm ăn, nấm dược liệu, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ nuôi trồng mới để chuyển giao đến tận người sản xuất - Khuyến khích các cán bộ nông dân thực hiện nuôi trồng nấm theo mô hình gia trại , trang trại - Hoàn thiện các công nghệ và thiết bị trong khâu xử lý nguyên liệu , chăm sóc và thu hái nấm , đặc biệt là cách phòng trừ sâu bệnh hại nấm. Đảm bảo năng suất tương đương với các nước trong khu vực - Hoàn thiện chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô trang trại nấm và làng nấm đã được thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương trong thời gian qua. 6. Giải pháp về công nghệ chế biến - Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ chế biến có chất lượng cao và và quy mô phù hợp như sấy khô, muối, đóng hộp… đến tận tay người nông dân 8 - Tổ chức hệ thống thu mua , chế biến tập trung sản phẩm nấm ở các dạng nấm tươi, sấy khô , muối đảm bảo cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu - Nghiên cứu hoàn chỉnh các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất nấm nhằm nâng cap hiệu quả kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất 7. Công tác thị trường - Tăng cường tuyên truyền , mở rộng thị trường trong nước. Trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2010 tập trung chủ yếu vào sản xuất thị trường nội tiêu nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm nấm tươi, tạo điều kiện để kích thích sản xuất. - Đối với thị trường xuất khẩu : cần tăng cường chất lượng ,hạ giá thành, nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm. Xây dựng thương hiệu cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 8. Giải pháp về chính sách - Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm. Đặc biệt chú ý đến loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương và các doanh nghiệp nươc ngoài hoặc lien doanh với nước ngoài trong lĩnh vực này. - Có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những công nghệ sản xuất , chế biến gắn liền với việc phát triển thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. - Có chính sách biện pháp hỗ trợ trong đào tạo cả trong và ngoài nước ,sử dụng cán bộ đã được đào tạo nhằm nâng cấp cap chất lượng nguồn nhân lực. - Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thành lập hiệp hội nấm toàn quốc nhằm tập hợp các nhà khoa học , các cơ sở sản xuất ,các hộ nông dân giàu kinh nghiệm… tạo them sức mạnh tổng hợp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nấm ở Việt Nam Tóm lại, ngành nấm cần tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực nhằm nhanh chóng hội nhập với thế giới, xứng đáng với tiềm năng sẳn có và yếu cầu phát triển của đất nước. 9 III. Mô hình trồng nấm Nhà trồng nấm Tùy điều kiện thực tế mà có thể sử dụng kiểu nhà khác nhau. Hiện nay có hai kiểu nhà tương đối phù hợp với điều kiện ĐBSCL. - Nhà kiểu chữ A: Thường tận dụng dưới tán cây ăn quả. Kích thước như sau: nhà nhỏ chiều dài nhà 10-12m, mái nhà 2,4m nền nhà rộng 2,0m, chiều cao 1,8m có cửa ra vào và thông gió hai đầu hồi. Mái nhà phủ nilon (tấm bạt), phía trên phủ thêm lá chuối hoặc lá dừa để chống nắng hay dưới bóng râm là tốt nhất. Hai đầu hồi để làm cửa ra vào và điều chỉnh ánh sáng, 10 . lợi và khó khăn của nghành trồng nấm ở Việt Nam 1. Thuận lợi Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có 4 mùa có những điều kiện thời tiết khí đặc trưng, trong mùa hè nước ta có thể trồng nấm rơm. thải trong sản xuất nấm nhằm nâng cap hiệu quả kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất 7. Công tác thị trường - Tăng cường tuyên truyền , mở rộng thị trường trong nước. Trong. nghèo, cải thiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và hợp lý hoá trong sản xuất nông nghiệp…. 3. Chế biến nguyên liệu trồng nấm Trong thiên nhiên, hầu như tất cả các xác bã thực vật từ cành