Phụ nữ và bệnh lao Theo WHO, bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong ở phụ nữ nhiều nhất, đã có gần 1 tỷ phụ nữ nhiễm lao với số mắc bệnh lao mới hằng năm là 2,5 triệu và số tử vong khoảng 1 triệu, phần đông những người bị tử vong do bệnh lao đều ở lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con. Tại sao phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới? - Sự thay đổi các nội tiết tố: oestrogen, progesterone và sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn kéo theo cả tổ chức phổi: những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động hơn. - Phải nuôi thêm một người nữa nhưng ăn uống không đầy đủ do nghén, do thiếu thốn và nghèo đói. - Cơ thể người mẹ giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ mà một nửa là của người khác. - Sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con, lại còn phải đảm đương, gánh vác các trọng trách khác cho cuộc sống gia đình. Những lý do trên làm cho bệnh lao ở phụ nữ dễ dàng phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai, sau đẻ và nuôi con. Không những thế, họ còn mắc những bệnh lao nặng nề như lao kê, lao phổi với tổn thương phá hủy nhiều. Khi họ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ rất khó khăn. Một số nguyên tắc dưới đây cần phải chấp hành - Khi chụp phổi hay chụp các bộ phận khác để phát hiện tổn thương lao cần phải che vải chì lên bụng để tránh gây quái thai, dị tật bẩm sinh, thậm chí chết thai ở thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu. Tia X là một tia đâm xuyên rất mạnh và có ác tính với tế bào non nên cần phải rất cẩn thận. - Khi điều trị cho mẹ, các thuốc chống lao gây độc cho mẹ cũng gây độc cho con, nhất là streptomycin có thể gây điếc nên cần được thay thế bằng ethambutol. - Không có chỉ định phá thai tuyệt đối nhưng cần được tư vấn thật tốt cho mẹ và con. Việc cách ly đối với con rất cần thiết khi người mẹ mắc lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Nếu điều kiện không cho phép, tối thiểu người mẹ phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú cho đến khi vi khuẩn lao âm tính. - Đứa con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được tiêm BCG sớm để phòng bệnh lao sơ nhiễm. - Cần tránh sự sợ hãi thái quá những khám nghiệm để phát hiện bệnh lao gây ảnh hưởng đến thai khi phát hiện được bệnh cho mẹ thì đã quá nặng. Trên đây đã đề cập đến bệnh lao đối với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống lao. “Một nửa của nhân loại” được xem là mắt lưới rất cần thiết trong công tác phòng chống lao, bởi họ là những thành viên tích cực của công tác phát hiện bệnh lao và thanh toán nguồn lây. Họ là nhân tố bảo đảm cho chiến lược DOTS giành thắng lợi. Với thiên chức là người vợ, người mẹ, người chủ gia đình, họ có thể tư vấn thậm chí yêu cầu người thân có triệu chứng nghi ngờ đi khám bệnh; họ có thể khuyên nhủ được người bệnh tuân thủ các nguyên tắc điều trị và kiểm soát được mọi diễn biến xảy ra Chính vì vậy mà Chương trình phòng chống lao Quốc gia đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để bảo đảm cho công cuộc chống lao thắng lợi. . Phụ nữ và bệnh lao Theo WHO, bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong ở phụ nữ nhiều nhất, đã có gần 1 tỷ phụ nữ nhiễm lao với số mắc bệnh lao mới hằng năm là 2,5 triệu và số tử. khám nghiệm để phát hiện bệnh lao gây ảnh hưởng đến thai khi phát hiện được bệnh cho mẹ thì đã quá nặng. Trên đây đã đề cập đến bệnh lao đối với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có vai trò vô cùng. những người bị tử vong do bệnh lao đều ở lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con. Tại sao phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới? - Sự thay