Các thể lao và triệu chứng bệnh lao Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuỳ theo vị trí bị bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết, 80% người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó. Những loại lao thường gặp Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều. Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh. Triệu chứng của bệnh lao Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu… Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ: - Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm… - Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó, có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch. - Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động… - Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật… . Các thể lao và triệu chứng bệnh lao Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. . lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh. Triệu chứng của bệnh lao Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú. người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó. Những loại lao thường gặp Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch