Công nghệ sinh học ( phần 8 ) Nuôi cấy thành công chủng khoai tây biến đổi gen Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hệ gen thực vật quốc gia Ấn Độ vừa nuôi cấy thành công một chủng khoai tây biến đổi gen. Hàm lượng protein và amino axit trong chủng khoai tây này cao hơn so với khoai tây thông thường. Theo các nhà khoa học, chủng loại khoai tây biến đổi gen trên có thể được cơ thể dễ dàng tiếp nhận, bởi vì gen dùng để nuôi cấy khoai tây được lấy từ cây mồng gà - một loại thực vật ăn được. Mồng gà là một loại thực vật lá rộng hạt rất nhỏ, chứa một loại gen AMA1 có vai trò rất quan trọng giúp gia tăng hàm lượng protein và một vài chủng loại basic amino axit trong thân cây và hạt. Các nhà khoa học đã thực hiện cấy gen AMA1 vào trong hệ gen của một vài chủng loại khoai tây và kết quả là sau hai năm đã nuôi cấy được một chủng khoai tây biến đổi gen có chứa hàm lượng protein phong phú. Khoai tây biến đổi gen có hàm lượng protein cao gấp 35-60% so với khoai tây thông thường. Ngoài ra, hàm lượng lysine, tyrosine và lưu huỳnh trong khoai tây biến đổi gen cũng rất cao. Sau khi tiến hành cho chuột và thỏ hoang ăn khoai tây biến đổi gen, các nhà khoa học không phát hiện được các hiện tượng bất thường. Giải mã cơ chế sinh tồn HIV trong cơ thể con người Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu virus Burnet, tiểu bang Melbourne, Australia đã khám phá ra "bức tranh" rõ nét nhất về cách thức virus HIV duy trì sự sống trong cơ thể con người và đây được coi là chìa khoá mới trong chữa trị thành công căn bệnh thế kỷ nguy hiểm này. Thông tin trên, được đăng tải trên nhật báo Người Australia ngày 21/9, cho thấy rõ cách thức virus HIV ẩn náu bất động trong cơ thể người dưới dạng các tế bào tiếp nhận các phương pháp điều trị. Tuy nhiên các virus này có thể "sống lại" bất kỳ lúc nào khi quá trình điều trị tạm ngừng và gây ra nhiều khó khăn đối với bất kỳ biện pháp điều trị HIV sau đó. Giáo sư Sharon Lewin, Khoa nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện nghiên cứu Burnet, cho biết: "Một khi HIV đi vào các tế bào, chúng có thể rơi vào trạng thái ngủ đông. Tuy nhiên, các loại tế bào này đã âm thầm bị tấn công, dù không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng khi người nhiễm HIV sử dụng các loại thuốc điều trị và tăng cường hệ miễn dịch." "Một khi người bệnh dừng thuốc điều trị HIV, các loại virus này có thể "tỉnh dậy" và tiếp tục phá hủy cơ thể người bệnh," giáo sư Lewin nhấn mạnh. Chính vì vậy, theo giáo sư, việc nắm bắt rõ cơ chế trên có thể cho phép phát triển những cách thức chữa trị mới, khoanh vùng các khu vực đã bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn còn một ẩn số liên quan tới luận giải khoa học trên khi các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để virus HIV có thể đi vào các tế bào dạng CD4 trong cơ thể bệnh nhân và chúng có thể tồn tại trong đó nhiều năm bất chấp quá trình điều trị HIV lâu dài tới như vậy. Câu trả lời đó là quá trình hình thành tổ hợp protein, khoa học gọi là chemokines, có thể định hướng các tế bào đang "nghỉ ngơi" thông qua đường máu và đi vào các tấm chứa thành phần bạch huyết và quá trình này có thể "mở cửa," cho phép các virus HIV tấn công vào cơ thể, hình thành quá trình lây nhiễm âm ỉ, ngấm ngầm. Theo đánh giá, việc phát hiện ra cơ chế sinh tồn của HIV sẽ giúp các nhà khoa học sớm tìm ra các biện pháp chữa trị hiệu quả đối với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, đồng thời với phát hiện trên sẽ cho phép ngăn chặn kịp thời viuus HIV từ khi chúng "manh nha" ý định lọt vào cơ thể và lan truyền âm ỉ qua các tế bào. Mặc dù bước đột phá trên cần nhiều thời gian để có thể đưa ra các luận chứng khoa học xác thực, tuy nhiên đây có thể được coi là chương mới trong cuộc chiến chống HIV và AIDS trên thế giới./. Giải mã trên 90% trình tự hệ gen của loài gà tây Các nhà khoa học quốc tế đến từ Australia, Anh, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ vừa hoàn thành trên 90% trình tự gen của gà tây. Theo các nhà khoa học, trong thời gian ngắn kết quả trình tự gen có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sản lượng, chất lượng, sinh trưởng, sinh sản và kháng bệnh của gà tây. Trên cơ sở những thông tin trên, các nhà khoa học có thể phối được giống các chủng loại gà tây khác nhau, qua đó giúp nâng cao biện pháp dự phòng và điều trị bệnh cho gà tây. Đa phần số liệu trình tự gen trên đều được lấy từ 10 nhiễm sắc thể lớn nhất của gà tây. Các nhà khoa học cho biết dự án trình tự gen gà tây đã được khởi động từ năm 2008, cho đến nay đã phát hiện được hàng nghìn gen mà trước kia giới khoa học chưa từng biết đến. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thư viện khoa học công cộng và sinh vật học của Mỹ./. Sẽ có nhiều loại táo ngon nhờ bản đồ hệ gen mới Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên-Di truyền, nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết họ vừa phác họa thành công bản đồ hệ gen của loài táo Golden Delicious. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng giúp phân tích tình trạng của loài táo trên cơ sở di truyền học, qua đó giúp tạo ra được nhiều loài táo mới chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ gen của táo Golden Delicious hàm chứa hơn 700 triệu cặp cơ sở, trong đó có một đoạn gen trùng lặp. Các nhà khoa học cho biết đoạn gen trùng lặp này giúp cho táo có nhiều cặp nhiễm sắc thể hơn. Qua phân tích gen, các nhà khoa học còn xác minh được “thân thế” của loài táo. Sự phân tách trong quá trình tiến hóa giữa táo và các loài hoa quả “thân thích” khác có thể xảy ra cách nay khoảng 50 triệu đến 60 triệu năm, đúng vào lúc Trái Đất xảy ra thảm họa thiên tai lớn. Để từng bước thích ứng với thảm họa trên, tổ tiên của loài táo đã từng bước sự biến đổi gen, và cuối cùng tiến hóa thành loài táo như ngày nay. Nghiên cứu thành công một loại protein tạp giao Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Iowa (Mỹ) vừa nghiên cứu một loại protein tạp giao có thể cắt bỏ các vị trí cần thiết của chuỗi đôi DNA (deoxyribonucleic acid) trong tế bào sống, và hàn gắn các đoạn gen cần thiết. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng giúp tạo ra phương pháp cải tạo nhiễm sắc thể của thực vật, động vật thậm chí của con người. Các nhà khoa học đã tạo ra protein tạp giao bằng cách kết hợp hai loại protein của các vi khuẩn khác nhau. Trong đó một loại protein có tên gọi Transcription activator-like Effector (TAL Effector) có nhiệm vụ tìm kiếm vị trí cần cắt bỏ. Protein còn lại chính là nuclease có nhiệm vụ cắt bỏ chuỗi DNA. Chính vì vậy protein tạp giao này được gọi là TAL Effector Nuclease. Cắt đứt bộ phận DNA không cần thiết, và thay thế bằng các đoạn DNA chức năng được gọi là quá trình tái tổ hợp tương đồng. Nguyên lý hoạt động của protein tạp giao là trước tiên làm cho TAL Effector đọc trình tự DNA và tìm kiếm vị trí cần cắt bỏ, đồng thời liên kết đoạn cần cắt bỏ này với DNA. Trong khi đó bộ phận nuclease sẽ cắt bỏ chuỗi đôi DNA tại vị trí liêt kết, qua đó cắt đứt đoạn DNA không cần thiết và hàn gắn đoạn DNA mới. Các nhà khoa học cho biết, protein tạp giao có thể thực hiện việc tổ hợp tùy ý căn cứ vào các nhu cầu khác nhau, qua đó thực hiện việc tìm kiếm vị trí cần thiết trong bất kỳ DNA có tổ chức hữu cơ nào. TAL Effector Nuclease đã giúp cải tiến công cụ chuyển đổi gen hiện tại, hơn nữa giá thành lại thấp, thời gian nhận biết trình tự DNA cũng dễ dàng./. . Công nghệ sinh học ( phần 8 ) Nuôi cấy thành công chủng khoai tây biến đổi gen Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hệ gen thực vật quốc gia Ấn Độ vừa nuôi cấy thành công một chủng khoai. chủng khoai tây biến đổi gen. Hàm lượng protein và amino axit trong chủng khoai tây này cao hơn so với khoai tây thông thường. Theo các nhà khoa học, chủng loại khoai tây biến đổi gen trên. năm đã nuôi cấy được một chủng khoai tây biến đổi gen có chứa hàm lượng protein phong phú. Khoai tây biến đổi gen có hàm lượng protein cao gấp 35-60% so với khoai tây thông thường. Ngoài ra,