Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 thu được 4,4g CO 2 và 2,52g H 2 O, m có giá trị nào trong số các phương án sau? A. 1,48g B. 2,48 g C. 14,8g D. 24,7 g Bài 2. Để tách riêng từng khí tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm propan, propen, propin người ta đã sử dụng những phản ứng hoá học đặc trưng nào sau đây? A. Phản ứng thế nguyên tử H của ankin-1. B. Phản ứng cộng nước có xúc tác axit của anken. C. Phản ứng tách nước của ancol để tái tạo anken. D. A, B, C đúng. Bài 3. Điều kiện để chất hữu cơ tham gia phản ứng trùng hợp là: A. hiđrocacbon không no. B. có liên kết kép trong phân tử. C. hiđrocacbon không no, mạch hở. D. hiđrocacbon. Bài 4. Các rượu bậc 1, 2, 3 được phân biệt bởi nhóm OH liên kết với nguyên tử C có: A. Số thứ tự trong mạch là 1, 2, 3. B. Số orbitan p tham gia lai hoá là 1, 2, 3. C. Số nguyên tử C liên kết trực tiếp với là 1, 2, 3. D. A, B, C đều sai. Bài 5. Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H 2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là: A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,9g D. 1,47g Bài 6. Khối lượng (gam) của 44,8 lit khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 68 B. 32 C. 75 D. 64 Bài 7. Cho hỗn hợp khí gồm 0,8g oxi và 0,8g hiđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được là: A. 1,6g B. 0,9g C. 1,2g D. 1,4g Bài 8. Chọn khái niệm đúng nhất về hoá học Hữu cơ. Hoá học Hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu: A. các hợp chất của cacbon. B. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO 2 . C. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO 2 , muối cacbonat, các xianua. D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. Bài 9. Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ? A. Không bền ở nhiệt độ cao. B. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau. C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion. D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ. Bài 10. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ là: A. vì trong hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hoá trị 4. B. cacbon không những liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch (thẳng, nhánh hoặc vòng). C. sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. vì một lí do khác. Bài 11. Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon là do các liên kết nào sau đây tạo nên? A. Hai liên kết δ. B. Hai liên kết π. C. Một liên kết δ và một liên kết π. D. Phương án khác Bài 12. Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon là do các liên kết nào sau đây tạo nên? A. Hai liên kết δ và một liên kết π. B. Hai liên kết π và một liên kết δ. C. Một liên kết δ, một liên kết π và một liên kết cho nhận. D. Phương án khác. Bài 13. Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây: A. đúng hoá trị. B. một thứ tự nhất định. C. đúng số oxi hoá. D. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Bài 14. Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các hợp chất hữu cơ là: A. Chuyển hoá các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết. B. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen. C. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét tóc cháy. D. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm hiđro dưới dạng hơi nước. Bài 15. Cho các chất: CaC 2 , CO 2 , HCHO, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, NaCN, CaCO 3 . Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Bài 16. Dầu mỏ là một hỗn hợp nhiều hiđrocacbon. Để có các sản phẩm như xăng, dầu hoả, mazut trong nhà máy lọc dầu đã sử dụng phương pháp tách nào? A. Chưng cất thường. B. Chưng cất phân đoạn. C. Chưng cất ở áp suất thấp. D. Chưng cất lôi cuốn hơi nước. Bài 17. Chọn định nghĩa đúng về hiđrocacbon no? Hiđrocacbon no là: A. những hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố cacbon và hiđro. B. những hiđrocacbon không tham gia phản ứng cộng. C. những hiđrocacbon tham gia phản ứng thế. D. những hiđrocacbon chỉ gồm các liên kết đơn trong phân tử. Bài 18. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam một anken A ở thể khí trong những điều kiện bình thường, có tỷ khối so với hiđro là 28 thu được 8,96 lit khí cacbonic(đktc). Công thức cấu tạo của A là: A. CH 2 =CH-CH 2 CH 3 B. CH 2 =C(CH 3 )CH 3 C. CH 3 CH=CHCH 3 D. cả A, B, C đúng . Bài 19. Hãy chọn một dãy các chất trong số các dãy chất sau để điều chế hợp chất nitrobenzen: A. C 6 H 6 , ddHNO 3 đặc B. C 6 H 6 , ddHNO 3 đặc, ddH 2 SO 4 đặc C. C 7 H 8 , ddHNO 3 đặc D. C 7 H 8 , ddHNO 3 đặc, ddH 2 SO 4 đặc Bài 20. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo cách nào sau đây? A. Nung axetat natri khan với hỗn hợp vôi tôi xút. B. Phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ. C. Tổng hợp từ C và H. D. Crackinh n-hexan. Bài 21. đốt cháy hoàn toàn 1 lít chất HC X cần 5 lít O 2 , sau phản ứng thu được 3 lít CO 2 và 4 lít hơi nước. Biết thể tích các chất khí đo ở cùng điều kiện. X có công thức phân tử là : A. C 3 H 8 O B. C 3 H 8 C. C 3 H 6 D. C 2 H 6 Bài 22. Phân tích 1,26g chất hữu cơ M thì chỉ thu được 3,3g khí CO 2 và 1,8g H 2 O. công thức đơn giản nhất của M là : A. C 5 H 10 B. C 5 H 8 O 2 C. C 4 H 8 D. C 3 H 8 O Bài 23. Sản phẩm chính khi cho iso-butan tác dụng với Cl có ánh sáng là chất nào sau đây: A. CH 3 -C(CH 3 )Cl-CH 2 -CH 3 B. CH 3 -CH(CH 3 ) -CHCl -CH 3 C. CH 3 -CHCl-CH(CH 3 )-CH 3 D. CH 3 -CHCl-CCl(CH 3 )-CH 3 Bài 24. Đốt cháy hoàn toàn 0.01 hidrocacbon. Sản phẩn cháy cho qua lần lượt 2 bình. Bình 1 đựng CuSO 4 khan thấy khối lượng bình tăng lên 1,44g . bình 2 đựng dd Ca(OH) 2 dư thấy tạo thành 5g kết tủa. công thức phân tử của HC đó là: A. C 5 H 16 B. C 5 H 8 C. C 5 H 12 D. C 4 H 8 Bài 25. phương pháp để nhận biết 4 lọ mất nhãn gồm : 2-metyl butan, iso buten-3 , iso butandiol-3,4 ; iso butanol-3 , iso butin-3 là : A. dd AgNO 3 / NH 3 , dd Cu(OH) 2 . B. dd Br 2 , dd AgNO 3 / NH 3 , dd Cu(OH) 2 . C. dd Br 2 , dd CuCl / NH 3 , dd Cu(OH) 2 , Na. D. dd Br 2 , dd AgNO 3 / NH 3 , dd CuCl / NH 3 , Na. Bài 26. câu trả lời nào sau đây đúng xắp sếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần . A. CH 4 < C 2 H 6 < C 2 H 5 OH < CH 3 COOH < CH 3 COONa B. CH 4 < C 2 H 6 < < CH 3 COOH < C 2 H 5 OH. C. CH 4 < C 2 H 6 < CH 3 COONa < CH 3 COOH< C 2 H 5 OH D. CH 4 < C 2 H 6 < CH 3 COOH < CH 3 COONa< C 3 H 8 Bài 27. cho biết nhiệt độ sôi của các dẫn xuất clometan thay đổi như thế nào ? A. CH 3 Cl < CH 2 Cl 2 < CHCl 3 < CCl 4 B. CCl 4 < CHCl 3 < CH 2 Cl 2 < CH 3 Cl C. CHCl 3 < CH 2 Cl 2 < CH 3 Cl < CCl 4 D. CH 4 < CHCl 3 < CCl 4 < CH 3 Cl < CH 2 Cl 2 Bài 28. chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất : A. metan B. etan C. propan D.butan Bài 29. chất có nhiệt độ sôi cao nhất là : A. n-pentan B. iso pentan C. neo pentan D. 2,3 dimetyl pentan. Bài 30. cho 15,6g hồn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2g Na, thu được 24,5g chất rắn. hai ancol đó là : A. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH B. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH C. CH 3 OH và C 2 H 5 OH D. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH . chất hữu cơ thường là liên kết ion. D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ. Bài 10. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ là: A. vì trong hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hoá. nhau, khối lượng nước thu được là: A. 1,6g B. 0,9g C. 1,2g D. 1,4g Bài 8. Chọn khái niệm đúng nhất về hoá học Hữu cơ. Hoá học Hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu: A. các hợp chất của cacbon. B khác. Bài 13. Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây: A. đúng hoá trị. B. một thứ tự nhất định. C. đúng số oxi hoá. D.