1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thể thao trí tuệ - Môn cờ tướng pptx

27 558 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 581,37 KB

Nội dung

Thể thao trí tuệ - Môn cờ tướng Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ tức "cờ voi"), hay còn gọi là cờ Trung Quốc vì nó được cho là có nguồn gốc Trung Quốc (nhưng theo phương Tây thì nó có nguồn gốc từ Ấn Độ), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua. Tại Trung Quốc, cờ tướng được biết đến từ thế kỷ thứ 4 TCN. Cờ tướng Bàn cờ tướng lúc bắt đầu với 32 quân Số người chơi 2 Độ tuổi 6 trở lên Thời gian chuẩn bị < 2 phút Thời gian chơi Thông thường ~1 giờ May rủi ngẫu nhiên Không Kỹ năng Chiến thuật, Chiến lược Mục lục  1 Giới thiệu o 1.1 Mục đích của ván cờ o 1.2 Bàn cờ và quân cờ  2 Lịch sử  3 Xuất xứ tên gọi  4 Nguyên tắc chơi  5 Các quân cờ o 5.1 Tướng o 5.2 Sĩ o 5.3 Tượng (Tịnh, Bồ) o 5.4 Xa (Xe) o 5.5 Pháo o 5.6 Mã o 5.7 Tốt (Binh, Chốt)  6 Cách ghi nước đi  7 Các giai đoạn của một ván cờ o 7.1 Khai cuộc  7.1.1 Khai cuộc Trung Pháo  7.1.2 Khai cuộc không Trung Pháo o 7.2 Trung cuộc o 7.3 Tàn cuộc  8 Chơi cờ tướng đòi hỏi điều gì?  9 Các hình thức chơi cờ tướng khác o 9.1 Cờ thế o 9.2 Cờ bỏi o 9.3 Cờ người o 9.4 Cờ tưởng (Cờ mù) o 9.5 Cờ một thế trận o 9.6 Cờ chấp o 9.7 Cờ úp o 9.8 Cờ Tam quốc  10 Thành ngữ trong cờ tướng  11 Các câu đối và thơ về cờ tướng  12 Các nhà vô địch cờ tướng Việt Nam  13 Kỷ lục cờ tướng  14 Các giai thoại về cờ tướng  15 Xem thêm o 15.1 Các loại cờ khác  16 Tham khảo  17 Liên kết ngoài Giới thiệu Mục đích của ván cờ Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi.(trung12ly) [sửa] Bàn cờ và quân cờ Tướng, Sỹ và Cửu cung Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua. Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái. Ranh giới giữa hai bên là "sông" (hà). Con sông này có tên là "Sở hà Hán giới" (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Vũ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng "hà" nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi "Sở hà Hán giới" (bằng chữ Hán) là vì như vậy. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau: Một thanh niên Việt chơi cờ tướng trên một bàn cờ khổng lồ tại một hội chợ Tết Quân Kí hiệu Số lượng Tướng 1 Sỹ 2 Tượng 2 Xe 2 Pháo 2 Mã 2 Tốt 5 Lịch sử Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:  Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.  Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.  Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.  Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.  Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng). Xuất xứ tên gọi Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v , vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân voi trên bàn cờ . Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi. Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua. Nguyên tắc chơi Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua. Các quân cờ Tướng Tướng (hay Soái) Ở Trung Hoa, vua là thiên tử (con trời), do vậy, nếu nhắc tới vua thì phải tôn kính, sùng bái. Bất cứ một hành động, một câu nói nào hớ hênh đối với vua đều bị ghép vào tội "khi quân" và bị xử trảm. Có quân vua trên bàn cờ Saturanga là bình thường, nhưng sang tới Trung Hoa thì không thể được. Các quan lại trong triều đình không thể cam lòng nhìn đám dân quê cứ réo lên tên vua ầm chiếu, rượt đuổi, khi đã hãm được thành thì lại cầm một quân, có khi chỉ là một quân tốt quèn, đạp lên đầu vua đánh chát, rồi hét lên "giết!" một cách hả hê. Biết đâu lại chẳng có kẻ lợi dụng trò chơi này để bày tỏ sự bất phục của mình với vương triều. Các nhà cải cách đã cải tên từ "vua" thành "tướng" hay "soái" cho quân này, với lời giải thích: Tướng hay soái là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất; bên nào giết được tướng hay soái thì hiển nhiên thừa thắng trận, đâu cần tới lượt vua. Cách cải cách tên này đã giải thoát một trong những vấn đề tế nhị và phức tạp nhất về mặt ý thức hệ, và chỉ có như thế trò chơi Saturanga mới được chấp nhận. Tuy nhiên, đó chỉ là cách thay đổi tên, thay đổi bề ngoài, hình thức mà thôi, chứ quân cờ này thực chất vẫn là vua. Vì tướng thì phải xông pha trận mạc, không thể ru rú trong cung, có hai Tượng và Sỹ kè kè bên cạnh bảo vệ. Cách đổi tên chỉ là một mẹo vặt để giữ sỹ diện cho vua mà thôi. Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sỹ và Tượng canh gác hai bên. Khi lâm nguy, tất cả sẵn sàng xả thân "hộ giá". Chính điều này làm cho quân địch dù có liều chết lăn xả vào cũng không chắc đã thắng được. Như thế muốn thắng một ván cờ cũng rất khó khăn, cơ may hoà cờ là rất lớn. Từ một thực tế như vậy, luật "lộ mặt Tướng" được thiết lập: một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia thò mặt ra lộ ấy là bị thua ngay lập tức, dù hai Tướng ở cách xa nhau muôn trùng. Chính điều này làm cho sự việc trở nên rất khó giải thích bởi cả Saturanga cũng như cờ vua đều không có tuyệt chiêu [...]... cho trước Con Tốt cũng không thể biến thành con khác, con Mã lại bị cản Trong cờ vua thì không có những ràng buộc này Vì vậy cờ vua biến hóa phức tạp hơn, đòi hỏi người chơi trí nhớ thật tốt Các hình thức chơi cờ tướng khác Cờ thế Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi... đơn Xe  Đơn Xe thắng đơn Tướng  Tốt chống Tướng  Tam tử quy biên Chơi cờ tướng đòi hỏi điều gì? Khác với cờ vua, cờ tướng đòi hỏi người chơi phải có tư duy chiến thuật, chiến lược tốt mới có thể giành thắng lợi [cần dẫn nguồn] Trong khi đối với cờ vua, khả năng nhớ của người chơi đóng góp nhiều hơn trong việc thủ thắng Trong cớ tướng khả năng đi ít hơn trong cờ vua Lý do: bộ Tướng, Sĩ, Tượng không... son quân ngà Cờ tưởng (Cờ mù) Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật Kiểu chơi này thường đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao, nhớ được các nước đi, thế cờ hiện tại Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng Cờ một thế trận Cờ một thế trận là trong ván cờ, chỉ được chơi một thế trận như: Thuận Pháo, Các ván cờ thường khởi... (Mã 2 tiên) Cờ úp Được chơi nhiều gần đây ở Việt Nam Các quân cờ trừ tướng được che khuất bằng cách dùng một cái nắp nhựa úp lên Kiểu chơi này đòi hỏi người chơi phải nhớ quân tốt hơn Một biến thể nữa là xáo trộn các quân và đặt chúng ở vị trí ngẫu nhiên nhưng có lẽ kiểu chơi này đã đi quá xa và không nên coi là cờ tướng Một số biến thể khác nửa bao gồm Cờ Rồng, Cờ Xáo Trộn và Cờ Úp có thể được tham... "Hội cờ người" của N.V.C) Tấn công phòng thủ không sơ hở Đại tướng anh hùng mới xứng danh (Trích bài "Học đánh cờ" trong tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh) mã cầm cô sĩ Quan kỳ bất ngữ chân quân tử Tiến thủ vô hồi đại trượng phu Các nhà vô địch cờ tướng Việt Nam Kỷ lục cờ tướng  Chơi cờ tưởng: Ngày 25 tháng 2 năm 1995, Đại kỳ sư Trung Quốc Liễu Đại Hoa đã bịt mắt, đánh cờ tưởng (tức là đánh cờ tướng. .. và chơi trực tuyến tại trang Cờ Tướng Trực Tuyến VietSon Cờ Tam quốc Thành ngữ trong cờ tướng Chơi cờ tướng trên phố ở Trung Quốc  Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách  Cờ tàn, Pháo hoàn  Khuyết Sỹ kỵ song Xa  Khuyết Tượng kỵ Pháo  Khuyết Sĩ kỵ Mã  Nhất Sỹ chòi góc, cóc sợ Mã công  Tốt nhập cung Tướng khốn cùng  Mã nhập cung Tướng khốn cùng (hay Mã nhập cung Tướng lùng bùng)  Xe mười Pháo... từ trước Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian Cờ bỏi Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ tướng, nhưng quân cờ là những thẻ gỗ sơn son thếp vàng, có cán dài chừng 1 m, tên quân cờ được viết ở hai mặt, cắm vào các ô đã định sẵn trên sân Người đánh phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ Thực chất đây là một bàn cờ lớn và... thì Tướng của đối phương mất tới hai phần ba cung cấm của mình, nghỉa là chỉ còn vỏn vẹn có 3 điểm dể di chuyển Lúc đó đối phương chỉ còn 1 quân cũng có thể tóm gọn được dù rằng đang ở ngay trong cung cấm của mình Trong khi cờ tướng khi Tướng mất hết đường chạy thì thua chứ không hoà như trong cờ vua Vì vậy, tỷ số thắng thua ở cờ tướng sau khi có ngoại lệ này đã tăng vọt, chấm dứt tình trạng hoà cờ. .. nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ Nếu cờ vua vẫn để nguyên 64 ô đen trắng thì Pháo đặt vào đâu được Đặt vào có khi lại bị vào trường hợp "quân mình bắn quân ta" Có thể nói pháo là quân cờ lợi hại nhất trong cờ tướng Mã Mã Với bàn cờ được cải tiến như hiện nay, đất rộng và có vô số đường để tung hoành, Mã sẽ phi nước đại trên khắp bàn cờ Sự thái quá của Mã như thế sẽ làm cho việc tiêu... nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ, và nhất là Tướng sẽ bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này Mã trong cờ vua không bị luật cản bởi bàn cờ vua chật hẹp, các Tốt của cờ vua móc xích nhau cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã so với bàn cờ tướng là khó khăn hơn nhiều Nếu không có ngoại lệ để giảm bớt đà của Mã trong bàn cờ tướng thì các đòn đánh thâm hậu dễ bị phá sản . Thể thao trí tuệ - Môn cờ tướng Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ tức " ;cờ voi"), hay còn gọi là cờ Trung Quốc vì nó được cho. Cờ thế o 9.2 Cờ bỏi o 9.3 Cờ người o 9.4 Cờ tưởng (Cờ mù) o 9.5 Cờ một thế trận o 9.6 Cờ chấp o 9.7 Cờ úp o 9.8 Cờ Tam quốc  10 Thành ngữ trong cờ tướng  11 Các câu đối và thơ về cờ. trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua. Tại Trung Quốc, cờ tướng được biết đến từ thế kỷ thứ 4 TCN. Cờ tướng Bàn cờ tướng lúc

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN