THIẾT BỊ TRẠM GỐC CỦA HỆ THỐNG GSM (phần 6) docx

6 268 0
THIẾT BỊ TRẠM GỐC CỦA HỆ THỐNG GSM (phần 6) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THIẾT BỊ TRẠM GỐC CỦA HỆ THỐNG GSM (phần 6) Tại các tần số lệch khỏi tần số mang tín hiệu mong muốn nhỏ hơn 6 MHz, các chỉ tiêu trong mục 4.1.4.1 được áp dụng. Những ngoại lệ trong mục này cũng được áp dụng. Hình 3: Mẫu suy hao xuyên điều chế của TX. 1.1.1 Suy hao xuyên điều chế bên trong thiết bị vô tuyến trạm gốc 1.1.1.1 Mục đích đo kiểm Phép đo này nhằm đo kiểm mức của các thành phần xuyên điều chế được hình thành bên trong băng RX và TX liên quan (do sự dò rỉ của công suất RF giữa các máy phát khi các máy phát được kết hợp để ghép tới một anten đơn, hoặc đang hoạt động gần nhau) không vượt quá giới hạn quy định. 1.1.1.2 Các bước đo kiểm Nếu BTS có SFH, SFH phải được ngắt khi đo kiểm. Tín hiệu mong muốn Nhiễu Các thành phần xuyên điều chế Công suất (dB) BTS phải được cấu hình với đầy đủ các TRX. Mỗi thiết bị phát RF phải hoạt động tại mức công suất lớn nhất là mức tĩnh “0” có điều chế. Trong băng phát, các thành phần xuyên điều chế phải đo tại các độ lệch tần số cao hơn giới hạn cao nhất và thấp hơn giới hạn thấp nhất của các tần số sóng mang. Tất cả các tần số của thành phần xuyên điều chế trong băng TX và RX phải được đưa ra và đo theo trình tự sau: 1. Đo trong băng của RX Thiết bị phải hoạt động ở các ARFCN sao cho thành phần xuyên điều chế ở mức thấp nhất nằm trong băng thu.Thiết bị đo phải thực hiện tại đầu nối anten của BTS, bằng cách dùng một máy đo chọn tần. Thiết lập máy đo: Bộ lọc với độ rộng băng video bằng 100 kHz Chế độ quét tần số. Thời gian quét ít nhất bằng 75 ms và được lấy trung bình qua 200 lần quét. 2. Đo trong băng của TX Thiết bị phải hoạt động tại các khoảng cách tần số bằng và nhỏ hơn khoảng cách tần số được xác định cho cấu hình BTS đo kiểm. Đối với các độ lệch tần số lớn hơn 6 MHz của TRX hoạt động, công suất đỉnh của các thành phần xuyên điều chế bất kỳ phải được đo với độ rộng băng bằng 300 kHz, nhảy tần số “0”, qua một chu trình khe thời gian. Công suất đỉnh phải được đo qua một số lượng các khe thời gian đủ lớn để đảm bảo sự phù hợp với phương pháp đo. Đối với các độ lệch tần số từ 1,8 MHz hoặc nhỏ hơn của TRX hoạt động, công suất của thành phần xuyên điều chế phải đo chọn lọc bằng cách sử dụng trung bình hoá video/hình ảnh trên một khoảng từ 50 đến 90% phần sử dụng của khe thời gian không bao gồm phần khe giữa. Việc lấy trung bình sẽ được thực hiện ít nhất qua 200 khe thời gian và chỉ những cụm hoạt động được tính trong quá trình trung bình hoá. RF và độ rộng băng bộ lọc video của thiết bị đo là 30 kHz. Đối với các độ lệch tần số trong khoảng từ 1,8 đến 6 MHz, công suất của thành phần xuyên điều chế phải đo trong chế độ quét tần số với thời gian quét ít nhất là 75 ms và được lấy trung bình qua 200 lần quét. Độ rộng băng RF và bộ lọc video của thiết bị đo là 100 kHz. 1.1.1.3 Điều kiện môi trường đo kiểm: Bình thường. 1.1.1.4 Chỉ tiêu Trong băng tần phát liên quan, tại các độ lệch tần số lớn hơn 0,6 MHz và lên tới 6 MHz, các chỉ tiêu trong mục 4.1.4.1 được áp dụng. Các ngoại lệ trong mục này cũng được áp dụng. Tại các tần số lệch khỏi tần số sóng mang mong muốn lớn hơn 6 MHz và lên tới biên của băng phát liên quan, các thành phần xuyên điều chế đo được phải  -70 dBc hoặc -36 dBm, lấy giá trị lớn hơn. Một trong một trăm khe thời gian có thể sai lệch so với yêu cầu tới 10 dB. 1.2 Máy thu Trừ khi có chỉ định khác, BTS phải có đầy đủ TRX khi đo kiểm. Nhà sản xuất phải cung cấp các phương pháp đo kiểm logic và vật lý để thực hiện tất cả các phần đo kiểm trong mục này. Khi đo phải có bộ đa ghép RX. Các phép đo dùng cho RX không phân tập. Với các RX phân tập, các phép đo được thực hiện bằng cách đưa các tín hiệu đo xác định tới một trong các đầu vào của RX và ngắt các đầu vào khác. Các phần đo kiểm và các yêu cầu khác không thay đổi. Các phép đo BER, RBER, FER được thực hiện theo luật thống kê. 1.2.1 Mức độ nhạy chuẩn tĩnh 1.2.1.1 Mục đích đo kiểm Mức độ nhạy chuẩn tĩnh của RX là mức tín hiệu đo kiểm chuẩn ở đầu vào RX mà tại mức đó RX có FER, RBER, BER tốt hơn hoặc bằng chỉ tiêu được xác định cho kênh logic trong các điều kiện truyền lan tĩnh. 1.2.1.2 Các bước đo kiểm Đo kiểm phải được thực hiện đối với các ARFCN cụ thể, ít nhất một TRX phải được đo kiểm tại một khe thời gian. Tất cả các TRX trong cấu hình của BTS phải được chuyển tới trạng thái hoạt động và phát đủ công suất trong tất cả các khe thời gian. Khi ngắt SFH, tín hiệu đo kiểm với điều chế GSM thường phải được đưa tới đầu nối anten RX của BTS, với công suất được chỉ ra ở bảng 5, cho một khe thời gian được chọn. Hai khe thời gian lân cận phải có mức lớn hơn khe thời gian đo kiểm là 50 dB. Thông tin của tín hiệu này sẽ cho phép RX của TRX đo kiểm hoặc là được kích hoạt hoặc nhận biết các tín hiệu GSM có giá trị của các khe thời gian lân cận trong khoảng thời gian đo kiểm. Không đưa tín hiệu tới các khe thời gian khác. Trường hợp BTS sử dụng SFH tổng hợp, đo kiểm phải được lặp lại với những thay đổi sau: a/ BTS phải nhảy tần qua khoảng cách và số lượng lớn nhất của ARFCN có thể trong cấu hình của BTS đối với điều kiện môi trường đo kiểm. b/ Chỉ đưa tín hiệu đo kiểm tới khe thời gian đo kiểm, không đưa tín hiệu tới các khe thời gian khác. Bảng 5: Mức cửa vào của tín hiệu đo kiểm để đo độ nhạy chuẩn tĩnh Loại BTS Mức tín hiệu cửa vào, dBm GSM 900 -104 GSM 900 BTS nhỏ M1 -97 GSM 900 BTS nhỏ M2 -92 GSM 900 BTS nhỏ M3 -87 Tín hiệu vào trước khi mã hoá kênh của BSSTE phải được so sánh với tín hiệu có được từ RX của BTS sau giải mã kênh. 1.2.1.3 Điều kiện môi trường đo kiểm: Bình thường. 1.2.1.4 Chỉ tiêu Đối với các đo kiểm khi ngắt SFH, phải được thực hiện tại một ARFCN. Đối với các đo kiểm khi có SFH, phải được thực hiện đối với khoảng nhảy của tần số mà tâm là tần số M của kênh RF. Phải đạt chỉ tiêu lỗi của bảng 6 đối với kênh TCH/FS (FER và RBER cho các bit loại Ib, II). Với tất cả các phần đo kiểm khi có tín hiệu trong các khe thời gian lân cận, RX của TRX đo kiểm phải được kích hoạt trong khoảng thời gian đo kiểm trên các khe thời gian lân cận. Tối thiểu phải có bộ AGC hoạt động ở các khe thời gian lân cận. Bảng 6 - Giới hạn chỉ tiêu lỗi tĩnh tại mức độ nhậy của RX Loại kênh FER BER RBER SDCCH 0,10% - - RACH 0,50% - - TCH/F 9,6 - 1 x 10 -5 - TCH/F 4,8 - - - TCH/F 2,4 - - - TCH/H 4,8 - 1x10 -5 - TCH/H 2,4 - - - TCH/FS 0, 10 Ã % - - Loại I b Loại II - - - - 0,40 Ã 2,00 % Ghi chú: Ã trong bảng có giá trị từ 1 đến 1,6. 1.2.2 Mức độ nhạy chuẩn đa đường 1.2.2.1 Mục đích đo kiểm Mức độ nhạy chuẩn đa đường của RX là mức tín hiệu đo kiểm chuẩn ở cửa vào của RX, tại mức đó RX có FER, RBER, BER tốt hơn hoặc bằng chỉ tiêu được xác định để đo kiểm kênh logic trong các điều kiện truyền lan đa đường. 1.2.2.2 Các bước đo kiểm Ít nhất phải đo kiểm một khe thời gian của một TRX. Một tín hiệu đo kiểm được điều chế GSM thường phải được đưa tới đầu nối anten RX của BTS thông qua bộ mô phỏng pha đinh đa đường đối với khe thời gian đã chọn. Mức tín hiệu trung bình tại đầu nối anten của RX được quy định trong bảng 7. . THIẾT BỊ TRẠM GỐC CỦA HỆ THỐNG GSM (phần 6) Tại các tần số lệch khỏi tần số mang tín hiệu mong muốn nhỏ hơn 6 MHz,. 3: Mẫu suy hao xuyên điều chế của TX. 1.1.1 Suy hao xuyên điều chế bên trong thiết bị vô tuyến trạm gốc 1.1.1.1 Mục đích đo kiểm Phép đo này nhằm đo kiểm mức của các thành phần xuyên điều. thấp nhất của các tần số sóng mang. Tất cả các tần số của thành phần xuyên điều chế trong băng TX và RX phải được đưa ra và đo theo trình tự sau: 1. Đo trong băng của RX Thiết bị phải hoạt

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan