1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Lý thuyết thẩm định tín dụng potx

4 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

LÝ THUYẾT THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 1. Quan tâm đến các định nghĩa về Tín dụng: - Giới thiệu chung: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu” - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu các khoản vật liệu hay nguyên vật liệu hàng hóa, công cụ lưu thông của tín dụng thương mại thường là các thương phiếu. - Tín dụng nhà nước: + Là mối quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tầng lớp dân cư hoặc với các tổ chức được thực hiện dưới hình thức chính phủ phát hành các công trái để huy động vốn của nhân dân và tổ chức trong xã hội. + Loại hình tín dụng này giúp ngân sách nhà nước kích thích kinh tế phát triển và giải quyết một phần thất nghiệp nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. - Tín dụng tiêu dùng: + Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt và nhà ở. + Tín dụng tiêu dùng được thực hiện qua việc bán hàng trả góp để kích thích tiêu dùng bằng thu nhập trong tương lai, trong dân chúng. - Tín dụng quốc tế: Là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, các tổ chức của nhà nước, các tổ chức quốc tế, các DN xuất nhập khẩu…Loại tín dụng này thường là dài hạn và nhằm mục đích trợ giúp những nước đang phát triển. 2. Cách nhận diện về tư cách pháp lý khách hàng vay (cá nhân và doanh nghiệp) Hồ sơ pháp lý - Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: o Đăng ký kinh doanh (đối với những trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký kinh doanh); o Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác); o Chứng chỉ hành nghề (nếu có); o Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu - Đối với doanh nghiệp: o Quyết định thành lập doanh nghiệp; o Đăng ký kinh doanh; o Giấy phép hành nghề (nếu có); o Điều lệ tổ chức và hoạt động; o Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; o Quy chế tài chính (đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên); o Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho Tổng Giám đốc/Giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố; o Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; o Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK (nếu có); 3. Một bộ hồ sơ tín dụng gồm những loại hồ sơ nào? Nêu tên một số tài liệu mà nổi bậc hồ sơ đó. - Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: o Hồ sơ pháp lý (đã nêu phía trên) o Hồ sơ vay vốn:  Giấy đề nghị vay vốn.  Kế hoạch/phương án sản xuất, kinh doanh trong kỳ.  Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập.  Hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có).  Hợp đồng bảo đảm tiền vay và phụ lục (nếu có).  Giấy nhận nợ/bảng kê chứng từ rút vốn.  Các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản.  Các giấy tờ liên quan đến pháp lý của khoản vay (Hợp đồng mua bán, giấy phép xây dụng…-Mục đích vay vốn). - Đối với doanh nghiệp: o Hồ sơ pháp lý (đã nêu phía trên) o Hồ sơ vay vốn:  Giấy đề nghị vay vốn.  Kế hoạch/phương án sản xuất, kinh doanh trong kỳ.  Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất.  Hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có).  Hợp đồng bảo đảm tiền vay và phụ lục (nếu có).  Giấy nhận nợ/bảng kê chứng từ rút vốn.  Các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản.  Các giấy tờ liên quan đến pháp lý của khoản vay (Hợp đồng mua bán, giấy phép xây dụng…-Mục đích vay vốn). 4. Các bước trong quy trình xét duyệt cho vay - Bước 1:Lập hồ sơ vay vốn o Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. o Khả năng sử dụng vốn vay. o Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). - Bước 2: Phân tích tín dụng o Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. o Mục tiêu:Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. o Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. - Bước 3: Ra quyết định tín dụng o Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. o Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:  Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt  Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. - Bước 4: Giải ngân. o Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. o Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Bước 5: Giám sát tín dụng. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. - Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng. 5. So sánh sự khác và giống nhau giữa thế chấp, cầm cố và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 đối với giao dịch vay vốn. - Giống nhau: đều là các biện pháp đảm bảo tiền vay. - Khác nhau: o Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay hoặc bên thứ ba giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn. o Thế chấp tài sản là việc khách hàng vay hoặc bên thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn mà không chuyển giao tài sản đó. o Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu khi đến thời hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. 6. Quy trình hoàn tất 1 thủ tục giao dịch bảo đảm nợ vay theo quy định của Pháp luật, cho ví dụ minh họa. - công chứng hợp đồng đảm bảo đối với tài sản đảm bảo - Đối với Quyền SDĐ và tài sản gắn liền với đất: đăng ký giao dịch đảm bảo tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Đối với các động sản (không phải quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất): thì đăng ký tại trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo TP.HCM. Ví dụ: Đối với sổ hồng, sổ đỏ thì đăng ký tại phòng tài nguyên môi trường Quận, huyện nơi có tài sản. Đối với sổ hồng, sổ đỏ mà chủ sở hữu là công ty thì đăng ký đảm bảo tại Sở tài nguyên môi trường tại TP.HCM Đối với xe ô tô, hàng hóa, máy móc thiết bị thì đăng ký tài trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo TP.HCM . LÝ THUYẾT THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 1. Quan tâm đến các định nghĩa về Tín dụng: - Giới thiệu chung: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và. hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. - Tín dụng tiêu dùng: + Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt và nhà ở. + Tín dụng tiêu. lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. o Khả năng sử dụng vốn vay. o Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). - Bước 2: Phân tích tín dụng o Phân tích tín dụng là xác định khả

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w