1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dề tài : Không khí bị ô nhiễm - nguyễn Thị Tốt

2 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Họ và tên: Nguyễn Thị Tốt Lớp: ĐHLT- ngành Giáo dục Tiểu học - K7 (Đồng Nai) Đề tài: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM. Không khí có vai trò rất lớn trong đời sống con người và động, thực vật. Qua những thí nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng: con người nếu nhịn ăn trong 05 tuần mới chết, nhịn uống trong 05 ngày thì chết nhưng chỉ cần thiếu không khí trong 05 phút thì con người đã chết. Nhưng hiện nay con người đang trực tiếp và gián tiếp giết mình và đồng loại bằng những hành động làm ô nhiễm không khí. Sau đây, tôi xin trình bày vấn đề không khí bị ô nhiễm. Trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". I. Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm : Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. 1. Tự nhiên: - Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. - Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. - Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. - Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. 2. Nhân tạo: 2.1. Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. 2.2. Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. 2.3. Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi II. Tác hại của ô nhiễm không khí: @ Đối với sức khỏe con người: Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. @ Đối với hệ sinh thái: Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO 2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. III. Biện pháp khắc phục: - Xây dựng các nhà máy xa khu dân cư và phải có hệ thống xử lí khói, bụi trước khi thải ra ngoài. - Hạn chế việc xả khói của các phương tiện giao thông. - Sử dụng bếp đun cải tiến để hạn chế thải khói ra bên ngoài - Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về tác hại của ô nhiễm không khí và cách phòng chống ô nhiễm không khí. . những hành động làm ô nhiễm không khí. Sau đây, tôi xin trình bày vấn đề không khí bị ô nhiễm. Trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là ô nhiễm không kh : Ô nhiễm không khí là sự có mặt một. Họ và tên: Nguyễn Thị Tốt Lớp: ĐHLT- ngành Giáo dục Tiểu học - K7 (Đồng Nai) Đề tài: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM. Không khí có vai trò rất lớn trong đời sống con người. phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". I. Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm : Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w