Lời khuyên giúp con từ bỏ tính kiêu ngạo Với những đứa trẻ thông minh, cha mẹ lại càng phải theo sát con hơn bởi con rất dễ mắc phải chứng bệnh “tự cao tự đại, coi mình là nhất”. Cha mẹ nào cũng muốn con thông minh, học giỏi và hẳn bạn sẽ rất tự hào khi con có nhiều thành tích tốt. Thế nhưng, thông minh học giỏi không có nghĩa là con sẽ phát triển những tính cách tốt, sự lầm lạc, ngộ nhận về khả năng của mình càng dễ xảy ra. Với những đứa trẻ thông minh, thần đồng, cha mẹ lại càng phải theo sát con hơn, bởi con rất dễ mắc phải bệnh “tự cao tự đại, coi mình là nhất”. Con là “number one” ở nhà mình “Mẹ lại sai rồi”, giọng nói của cậu con trai làm chị Mai giật mình. Hai mẹ con cùng chơi trò xếp hình, dù chị vô tình hay cố ý lấy nhầm hay xếp nhầm miếng ghép nào là cu Mèn con trai chị lại gào lên câu đó với giọng rất khó chịu. Chị Mai cảm nhận được sự bất mãn trong giọng nói của con, có vẻ như nó không hiểu tại sao có mỗi mấy mảnh ghép đơn giản vậy mà mẹ toàn xếp sai thôi. Nhiều lần nó còn hỏi: “Sao mẹ là mẹ của con mà chẳng thông mình bằng con thế nhỉ?”. Và cứ mỗi lần thằng bé nói vậy là nhà chồng chị lại tấm tắc khen con khen cháu nhà mình là giỏi nhất, là “number one”. Cu Mèn năm nay mới học lớp hai nhưng đã sớm tỏ rõ sự thông minh của mình. Ở lớp học, bao giờ Mèn cũng là học sinh xuất sắc, sở hữu toàn điểm 10 và luôn là học sinh gương mẫu mà thầy cô muốn các bạn học sinh khác noi theo. Từ đó, Mèn luôn tỏ ra mình hơn các bạn “một cái đầu”, thậm chí có lúc còn chê cô giáo giảng bài không hay. Qua tiếp xúc với các bạn của con, chị Mai mới biết cậu “công tử” nhà mình hầu như chẳng có bạn. Trước đây, Mèn cũng chơi với rất nhiều bạn, nhưng càng được khen và nêu gương cậu bé càng tỏ ra kiêu căng và chê bai các bạn là “ngu”, là “dốt” khiến các bạn càng ngày càng xa lánh Mèn. Lời khuyên giúp con từ bỏ tính kiêu ngạo Thấy “bệnh” tự cao tự đại của con đã quá lắm, sợ không có “thuốc chữa” nổi, chị vội vàng đem con đến trung tâm tư vấn. Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý đã tư vấn rất kĩ cho chị phải làm sao để con hạn chế và bớt dần đi thói tự cao tự đại, kiêu căng coi thường người khác như sau: - Cha mẹ không nên bộc lộ thái quá niềm tự hào về con ngay trước mặt con. Lời khen của cha mẹ phải trở thành động lực khiến con phấn đấu chứ không phải để con cho rằng mình là giỏi nhất. Lâu dần, trẻ sẽ có thái độ cao ngạo với mọi người, kể cả với người lớn. - Cha mẹ không nên so sánh bé với bạn bè. Cho dù bé có thông minh, học giỏi đi nữa thì cha mẹ cũng không nên cổ vũ con bằng cách tán đồng với những suy nghĩ coi thường bạn bè, thầy cô của con. Điều này thực sự không tốt cho sự phát triển tâm lý và khả năng học tập của trẻ sau này. - Cha mẹ cũng cần trò chuyện và giúp cho con hiểu rằng người càng giỏi càng cần phải khiêm tốn. Có như vậy mới nhận được sự yêu mến, nể phục thực sự của mọi người. Là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại chẳng có bạn bè thật đáng buồn lắm. . Lời khuyên giúp con từ bỏ tính kiêu ngạo Với những đứa trẻ thông minh, cha mẹ lại càng phải theo sát con hơn bởi con rất dễ mắc phải chứng bệnh “tự. bé càng tỏ ra kiêu căng và chê bai các bạn là “ngu”, là “dốt” khiến các bạn càng ngày càng xa lánh Mèn. Lời khuyên giúp con từ bỏ tính kiêu ngạo Thấy “bệnh” tự cao tự đại của con đã quá lắm,. tự hào về con ngay trước mặt con. Lời khen của cha mẹ phải trở thành động lực khiến con phấn đấu chứ không phải để con cho rằng mình là giỏi nhất. Lâu dần, trẻ sẽ có thái độ cao ngạo với mọi