Sính đồ ngoại cho con Tâm lý dùng đồ ngoại mới tốt đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bà mẹ trẻ. Từ thực phẩm, đến quần áo, đồ dùng… cho con, thứ gì cũng phải là đồ ngoại thì mới tốt. Từ ngày sinh cô con gái đầu lòng, hễ ai mách có cửa hàng nào bán sữa, váng sữa ngoại cho con, chị Dương đều tìm đến. Cho dù những mặt hàng này có giá “trên trời”, chị cũng nhất định phải tìm mua. “Hôm trước, mua cho con 2 hộp váng sữa xách tay từ Pháp, coi như hết đứt một tháng lương rồi. Nhưng cho con ăn sữa nội thì không yên tâm chút nào cả. Kể cả về thành phần dinh dưỡng thì hàng ngoại bao giờ chả tốt hơn”. Vốn gia đình khá giả, lại mới sinh được con trai nên chị Lam và nhà chồng rất cưng bé Tùng Anh. Quần áo, đồ chơi, hay thực phẩm cho Tùng Anh ăn hàng ngày đều phải là đồ ngoại. “Từ hồi mang bầu Tùng Anh, tôi đã xem rất nhiều bài báo nói về vụ sữa nhiễm melamine, hoa quả thì chất lượng kém, dùng nhiều chất kích thích. Hơn nữa, Tùng Anh lại là cháu cưng của cả nhà, ai cũng mong muốn bé được phát triển toàn diện, khỏe mạnh, giỏi giang. Nên từ khi sinh ra, thứ gì cho bé cũng phải mua hàng ngoại”. Là một tín đồ chuộng hàng ngoại, chị không tiếc công đi tìm mua những loại hoa quả có xuất xứ từ nước ngoài. Cửa hàng tin tưởng mà chị thường mua nằm trong một ngõ nhỏ sâu, và điểm bán hàng nằm trên tầng 2 của căn nhà xây kiểu cổ từ thời Pháp trên phố Lò Sũ. Vì ở đây toàn là hoa quả xách tay 100% về nên hầu như chỉ có khách quen mới biết được địa điểm này. Chị Lam cho hay, giá của các loại hoa quả ở đây thường khá đắt nhưng chất lượng thì “miễn chê”. Mỗi cân táo Fuji Úc có giá 165.000 đồng, quả cherry (anh đào) là 500.000 đồng/kg, nho đen không hạt (Úc) là 160.000 đồng/kg. “Thu nhập của nhiều gia đình bây giờ lên đến vài chục triệu đồng/tháng, thậm chí cả trăm triệu đồng, vì vậy nhiều người chuyển sang dùng các loại hoa quả ngon, đắt tiền là bình thường. Mà đã là bố mẹ, thì ai chẳng mong muốn cho con mình được hưởng mọi thứ tốt nhất”. Chị Lam nói. Bé Quỳnh Anh năm nay lên 3, vợ chồng anh Hoàng thường mua các loại bánh kẹo nhập khẩu cho con ăn. “Con gái tôi rất thích ăn chocolate của Đức, Áo và Thụy Sĩ. Ở các siêu thị hiện nay phải tìm mỏi mắt mới thấy chocolate của Đức, ấy thế mà đem về nhà ăn vẫn thấy có sự khác biệt với chocolate từ Đức mang về. Nên nếu có “săn” được loại bánh kẹo nào mang từ nước ngoài về là tôi đều mua cho cháu, hoặc thường gửi bạn bè mua”. Chăm lo cho bé Quỳnh Anh, nhưng mỗi tháng nhẩm tính vợ chồng chị phải chi đến hàng chục triệu đồng. Lúc bé còn nhỏ, tiền mua sữa, bỉm, quần áo… cũng đã tốn kém. Giá của một hộp sữa dê hàng ngoại đắt hơn gấp 5 lần so với trong nước. Không chỉ riêng vợ chồng anh Hoàng mà rất nhiều bà mẹ trẻ có xu hướng “sính” đồ ngoại cho con. Thế nhưng, khi được hỏi về nguồn gốc của những mặt hàng đã mua với giá “trên trời”, nhiều bà mẹ đều trả lời: “Hàng ngoại là tốt nhất! Hàng xách tay vừa đảm bảo lại không bị làm giả, làm nhái”. Tuy nhiên, việc sính hàng ngoại không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý muốn. Chị Thùy có cậu con trai 3 tuổi, từ nhỏ bé đã còi cọc hơn so với các bạn cùng lứa, anh chị tìm mua bằng được thực phẩm ngoại cho con ăn để cải thiện tình hình. “Con tôi bị suy dinh dưỡng, được người bạn giới thiệu nên tôi thường mua bơ, váng sữa ở đây. Tuy nhiên, cháu vẫn gầy gò thế. Người bán hàng bảo phải sử dụng 1 năm mới có hiệu quả”. Thì ra, nhiều bà mẹ chia sẻ họ hoàn toàn tin tưởng vào người bán hàng chứ bản thân cũng không biết chất lượng của sản phẩm mình mua đảm bảo hay không! Ngày càng có nhiều bà mẹ trẻ tin tưởng vào chất lượng của hàng xách tay, hàng nhập ngoại thay vì sử dụng đồ trong nước. Các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu, bán hàng xách tay… thường đón một lượng khách lớn là các ông bố, bà mẹ đến sắm đồ cho con. Chị Thanh Huyền (chủ cửa hàng hoa quả 2B Láng Hạ) cho biết, trước đây cửa hàng chị chỉ dám nhập vài ba loại hoa quả với số lượng rất ít vì sợ hàng giá cao sẽ khó tiêu thụ được. Nhưng hai năm trở lại đây, rất nhiều khách hàng phải săn tìm rất vất vả mới mua những loại hoa quả ngoại chính gốc. Vì vậy, chị quyết định đầu tư toàn bộ vốn để kinh doanh mặt hàng này. Theo chị Huyền, khách đến mua những loại hoa quả này thường là những người có thu nhập khá giả. Thậm chí có người mỗi lần mua hàng tiêu tốn cả chục triệu đồng. Có người vắt nước cam cho con uống cũng phải tìm mua bằng được cam ngoại thì mới tốt. Theo anh Tuấn, chủ cửa hàng bán đồ xách tay cho biết: Rất nhiều bậc phụ huynh tới tìm mua sữa, bánh kẹo ngoại cho con ăn. Các loại bánh kẹo nhập ngoại được nhiều người tìm mua nhất là: kẹo chocolate anh đào (Italia) xách tay có giá là 300.000 đồng/kg, Nho khô Fuidelys (Châu Âu) là 200.000 đồng/kg, chà là Angieri khoảng 400.000 đồng/kg, Olive trắng (Pháp) là 550.000 – 600.000 đồng/kg, váng sữa Yido 125g (Nga) là 105.000 đồng/hộp, sữa ong chúa (Nga) 900.000 đồng/hộp… Tâm lý sính đồ ngoại, đồ mới mới tốt và an toàn đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều gia đình thành thị. “Cũng là một phụ huynh nên tôi hiểu tâm lý chung ai cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, dùng hàng ngoại không phải lúc nào cũng là tốt. Thực tế về thành phần dinh dưỡng cơ bản, các loại sữa nội và ngoại đều giống nhau, mà giá cả lại hợp lý hơn”. Chị Yến bày tỏ quan điểm. . Sính đồ ngoại cho con Tâm lý dùng đồ ngoại mới tốt đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bà mẹ trẻ. Từ thực phẩm, đến quần áo, đồ dùng… cho con, thứ gì cũng phải là đồ ngoại thì mới. khoảng 400.000 đồng/kg, Olive trắng (Pháp) là 550.000 – 600.000 đồng/kg, váng sữa Yido 125g (Nga) là 105.000 đồng/hộp, sữa ong chúa (Nga) 900.000 đồng/hộp… Tâm lý sính đồ ngoại, đồ mới mới tốt. kẹo ngoại cho con ăn. Các loại bánh kẹo nhập ngoại được nhiều người tìm mua nhất là: kẹo chocolate anh đào (Italia) xách tay có giá là 300.000 đồng/kg, Nho khô Fuidelys (Châu Âu) là 200.000 đồng/kg,