PHAN TICH CHUNG KHOAN HVNH-chuong5-6 ppt

19 269 0
PHAN TICH CHUNG KHOAN HVNH-chuong5-6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG V : PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN A. KHÁI NIỆM : Phân tích chứng khoán là việc dùng các chỉ số, sơ đồ, bảng biểu và các hệ số tài chính để đánh giá hoạt động của TTCK cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Việc phân tích chứng khoán cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp trong các hoạt động của họ trên TTCK. B. PHÂN LOẠI PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN : I. Phân tích vĩ mô và TTCK : 1.Tình hình chính trị : 2. Môi trường pháp luật : 3. Điều kiện kinh tế vĩ mô : II. Phân tích ngành:  Các ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi kinh tế trong chu kỳ kinh doanh.  Các ngành sản xuất theo chu kỳ  Các ngành bán lẻ thực phẩm  Triển vọng của một ngành trong môi trường kinh doanh quyết định kết quả mà mỗi công ty có thể có được  Phân tích ngành được tiến hành trước khi phân tích công ty  Tại một thời điểm nhất định nào đó, lợi suất thu nhập của các ngành sẽ khác nhau, nếu phân tích ngành thì sẽ lựa chọn ngành có tỷ suất lợi nhuận cao để đầu tư  Ngay trong một ngành thì lợi suất cũng không ổn định. Một ngành hoạt động tốt trong một thời điểm nào đó thì không hẳn sẽ hoạt động tốt trong tương lai =>vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động của ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đúng lúc  Vào cùng  Một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng cần phải có.  Rủi ro của mỗi ngành biến động không nhiều theo thời gian, có thể phân tích mức rủi ro của ngành trong qua khứ để phân tích mức rủi ro của ngành trong tương lai III. Phân tích cơ bản : Là phương pháp nghiên cứu xác định xem giá trị của công ty là bao nhiêu và các yếu tố nào khiến cho giá trị này cao hơn hay thấp hơn mức giá giao dịch cổ phiếu của công ty trên thị trường bằng cách nghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty, tìm hiểu xu hướng lợi tức, tìm hiểu các tỷ số phản ảnh khả năng sinh lời, lãi suất đầu tư. Phân tích cơ bản là phân tích tình hình tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty như :  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Ba loại báo cáo trên được hổ trợ bằng bảng thuyết minh báo cáo tài chính Sau đây là việc phân tích tài chính của một công ty điển hình (ĐVT : 1.000 đ) CHỈ TIÊU NĂM 2008 TÀI SẢN I. Tài sản lưu động - Tiền mặt - Chứng khoán khả mại - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho Tổng tài sản lưu động II. Tài sản cố định - Đất đai - Nhà xưởng, thiết bị - Tài sản cố định khác - Khấu hao tài sản cố định tích luỹ Tổng tài sản cố định ròng Tài sản cố định vô hình Uy tín của công ty TỔNG CỘNG TÀI SẢN 53.000 52.000 270.000 330.000 705.000 64.000 630.000 280.000 (220.000) 754.000 30.000 1.489.000 CHỈ TIÊU NĂM 2008 NGUỒN VỐN A. Nợ I. Nợ ngắn hạn - Các khoản phải trả người bán - Lãi phải trả - Giấy nợ phải trả - Các khoản nộp nhà nước Tổng nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn - Chứng từ nợ 9% đến hạn năm 2015 Tổng nợ C. Nguồn vốn cổ đông - Cổ phiếu ưu đãi - Cổ phiếu thường - Chênh lệch tăng giá cổ phiếu - Thu nhập giữ lại Tổng vốn cổ phần TỔNG CỘNG NỢ VÀ VỐN CỔ ĐÔNG 188.000 27.000 40.000 72.000 327.000 300.000 627.000 50.000 600.000 52.000 160.000 862.000 1.489.000 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÀY 31/12 NĂM 2008 CHỈ TIÊU NĂM 2008 Thu nhập - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chi phí hoạt động - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý - Khấu hao - Thu nhập hoạt động - Các khoản thu nhập khác - Thu nhập trước lãi và trước thuế (EBIT) - Chi phí trả tiền lãi trái phiếu - Thu nhập trước thuế - Thuế TNDN (25%) - Thu nhập ròng 660.000 240.000 120.000 80.000 220.000 30.000 250.000 27.000 223.000 55.750 167.260 Phân tích như Sau : A. PHẦN TÀI SẢN : Tài sản là đại diện cho tất cả các khoản thuộc sở hữu công ty bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định và tài sản vô hình 1. Tài sản lưu động : Là các khoản có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời gian ngắn nhất - Tiền mặt : - Chứng khóan khả mại - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho 2. Tài sản cố định : Là các khoản mà công ty sử dụng trong hoạt động hàng ngày của nó để tạo ra sản phẩm, bao gồm: - Tài sản hữu hình - Tài sản khác - Tài sản vô hình PHẦN NỢ VÀ VỐN CỔ ĐÔNG: I. Phần nợ : 1. Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm bao gồm: a. Các khoản phải trả cho người bán b. Thương phiếu phải trả c. Nợ dài hạn đến kỳ thanh toán d. Nợ tích luỹ : Những nghĩa vụ phát sinh trong kỳ nhưng chưa thực hiện ( như cổ tức bằng tiền mặt tuyên bố trả nhưng chưa trả cho cổ đông ) e. Thuế phải trả : Số tiền thuế còn nợ của nhà nước f. Lãi phải trả : Số lãi phải trả trên những khoản vay dài hạn 2. Nợ dài hạn: Khoản nợ mà công ty đã vay và phải thanh toán có thời gian > 1 năm bao gồm trái phiếu, nợ dài hạn ngân hàng, II. Phần vốn cổ đông: Đại diện cho giá trị tài sản thực của công ty. Nó chỉ ra quyền lợi sở hữu của các cổ đông gồm:  Cổ phiếu ưu đãi :  Cổ phần thường: Là số lượng cổ phần theo mệnh giá hiện đang lưu hành tại công ty.  Chênh lệch tăng giá cổ phần ( Thặng dư vốn cổ phần )  Thu nhập giữ lại : Là số vốn công ty giữ lại để tái đầu tư.  Các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu : như các quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng Trong bảng tổng kết tài sản phần vốn cổ đông : - Cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100.000 đ/ CP. Cổ tức 6%/năm, có 500 CP đang lưu hành có giá trị : 500 100.000 = 50.0000.000 đ - CP thường mệnh giá 3.000 đ/CP, đăng ký phát hành 300.000 CP, 200.000 Cổ phiếu đang lưu hành giá trị = 200.000 x 3.000 = 600.0000.000 đ - Vốn thặng dư: 52.000.000 đ - Thu nhập giữ lại : 160.000.000 đ - Tổng số vốn cổ đông : 862.000.000 đ 1. Các chỉ số hoạt động : - Vốn hoạt động thuần = Vốn lưu động – nợ ngắn hạn - Chỉ số tài sản lưu động chỉ ra khả năng thanh toán tài chính của công ty về nợ ngắn hạn từ TSLĐ Chỉ số tài sản lưu động = TSLĐ /Nợ ngắn hạn Chỉ số này phải là 2 mới đảm bảo khả năng thanh toán - Chỉ số tài sản nhạy cảm (Chỉ số thanh toán nhanh) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đánh giá về khả năng tức thời của doanh nghiệp tốt hay xấu công ty có khả năng thanh toán nợ tức thời mà không cần thêm lợi tức hay doanh thu Chỉ số tài sản nhạy cảm = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Chỉ số này >1 mới được xem là an toàn - Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + chứng khoán khả mại)/Nợ ngắn hạn - Lưu lượng tiền mặt = Thu nhập ròng + khấu hao hằng năm Các chỉ số về phương cách tạo vốn : Chỉ số về cách tạo vốn phân tích các thành phần vốn dài hạn của công ty còn gọi là cấu trúc vốn của công ty bao gồm : - Chỉ số trái phiếu chỉ ra số phần trăm trong vốn dài hạn có thể huy động bằng trái phiếu Chỉ số trái phiếu = Tổng mệnh giá trái phiếu Toàn bộ vốn dài hạn Vốn dài hạn = Vốn vay dài hạn + Vốn cổ đông - Chỉ số cổ phiếu ưu đãi : Chỉ ra tỷ lệ vốn dài hạn có được từ cổ phiếu ưu đãi Chỉ số CP ưu đãi = Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi Toàn bộ vốn dài hạn -> Phát hành cổ phiếu ưu đãi là một giải pháp dung hoà khi công ty không muốn tăng thêm nợ đồng thời không muốn chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, tuy nhiên nó gây ra cho công ty một định phí phải trả lãi. Do đó tỷ lệ của nó thường khiêm tốn Chỉ số CP thường = Tổng mệnh giá CPT + Vốn thặng dư + Thu nhập giữ lại Toàn bộ vốn dài hạn - Chỉ số nợ trên vốn cổ phần : Nói lên tỷ lệ giữa các nguồn tài trợ gây ra định phí trả lãi cho công ty như TP hay CPUĐ và vốn CPT . Chỉ số này được xem là an toàn khi nhỏ hơn hoặc bằng 1 Chỉ số nợ trên = Tổng mệnh giá trái phiếu + CPƯĐ . Vốn cổ phần Mệnh giá CPT + Thặng dư vốn + Thu nhập giữ lại 2. Các chỉ số bảo chứng : Có khả năng đáp ứng việc thanh toán của công ty đối với lãi cho các trái chủ và cổ tức cho các cổ đông ưu đãi. Bảo chứng tiền = Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) lãi trái phiếu Tiền lãi trái phiếu hàng năm Bảo chứng cổ = Thu nhập ròng tức CPƯĐ cổ tức CPUĐ 3. Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của công ty: - Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động Doanh số bán thực - Chỉ số lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng Doanh số bán thực - Thu nhập mỗi = Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi cổ phần( EPS) Số CP thường đang lưu hành - Cổ tức mỗi = Thu nhập ròng – CTƯĐ – TNGL cổ phần( DPS) Số CP thường đang lưu hành Chỉ tiêu DPS là chỉ tiêu mà các cổ đông cũng như các nhà đầu tư CP quan tâm nhất, nó nó chính là khỏan lợi tức trên mỗi cổ phần họ nắm giữ. - Giữa chỉ tiêu DPS và EPS có mối quan hệ thanh toán cổ tức Chỉ số thanh toán cổ tức = DPS/ EPS - Chỉ số thu nhập giữ lại = 1- chỉ số thanh toán cổ tức Vậy chỉ số thu nhập giữ lại - Chỉ số thu hồi vốn = Thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi . cổ phần thường Mệnh giá CPT + Vốn thặng dư + Thu nhập giữ lại 4. Các chỉ số doanh lợi : Nhóm chỉ tiêu này được các nhà đầu tư dài hạn chú trọng, quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ. Nó là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, ảnh hưởng đến thu nhập cổ phiếu và sự tăng giá - Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Doanh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng sau thuế / doanh thu thuần - Tỷ suất doanh lợi trên vốn : Chỉ số này để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư, sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Giá trị tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả và ngược lại Doanh lợi trên vốn (ROI) = Lợi nhuận ròng sau thuế / Tổng vốn bình quân Mối quan hệ giữa doanh lợi tổng vốn, doanh lợi doanh thu và vòng quay vốn như sau: ROI = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng vốn Vòng quay tổng vốn = ROS/ ROI - Tỷ suất doanh lợi vốn CSH : Trong công ty cổ phần còn được gọi là tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần. Chỉ tiêu này rất quan trọng với cổ đông, nó đảm bảo mức thu nhập cho cổ đông đã góp vốn vào CTY cổ phần Doanh lợi vốn CSH ( ROE) = Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân Phân tích các chỉ tiêu này như sau : Tỷ suất LN/ Vốn CSH = Tỷ suất LN / Doanh thu x Vòng quay tài sản x Số nhân của VCSH Tỷ suất LN/ Vốn CSH = Tỷ suất LN /Tài sản x Số nhân của VCSH Số nhân của vốn chủ sở hữu = Tài sản / Vốn CSH = 1/ (1- Tỷ số nợ / tài sản) 6. Các chỉ số về triển vọng phát triển công ty : - Chỉ số giá trên thu nhập = Thị giá . Thu nhập 1 CP - Chỉ số giá trên giá trị sổ sách = Thị Giá / Giá trị sổ sách mỗi CP Chỉ số P/B càng cao chứng tỏ công ty càng có khả năng phát triển trong tương lai - Tốc độ tăng trưởng = Tỷ lệ thu nhập giữ lại x ROE Như vậy tốc độ tăng trưởng của Công ty phụ thuộc vào hai yếu tố : Sự tích luỹ của công ty thông qua chỉ số thu nhập giữ lại Khả năng sinh lời được biểu hiện qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn CSH(ROE) Các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư lâu dài vào một công ty sẽ chọn công ty có triển vọng phát triển cao nhất. IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT : 1. Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu các hành vi của các bên tham gia thị trường thông qua sự biến động của giá, khối lượng chứng khoán giao dịch nhằm xác định xu thế biến động giá và thời điểm đầu tư. Phân tích kỹ thuật là dùng các lý thuyết về thị trường hoặc các chỉ số giá chứng khoán để nghiên cứu toàn bộ TTCK. Từ kết quả đó được ghi chép lại bằng biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ từ đó đưa ra bức tranh trong tương lai. Nhằm mục đích giúp nhà đầu tư xem xét và quyết định thời điểm thích hợp để thực hiện mua bán chứng khoán dựa trên việc nghiên cứu xu hướng biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường chứng khoán. 2. Lý thuyết Dow - Chỉ số giá chứng khoán : Nó phản ảnh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày và các điều kiện tác động lên cung cầu cổ phiếu Có ba xu thế thị trường: - Xu thế cấp một( xu thế chính ): Xu hướng dài hạn và thường kéo dài vài tháng đến vài năm - Xu thế cấp hai : Là xu hướng chệnh khỏi xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn từ vài tuần đến vài tháng được biết như một sự điều chỉnh về bản chất - Xu thế cấp ba: Là những dao động ngắn hạn từ vài ngày đến dưới ba tuần và là các dao động hằng ngày của giá chứng khoán Xu thế, các đường xu thế, kênh xu thế - Xu thế, gồm có: + Xu thế tăng giá. + Xu thế giảm giá. - Đường xu thế: + Đường xu thế giá tăng là các đường nối các điểm đáy cao dần. + Đường xu thế giá giảm là các đường nối các điểm đỉnh thấp dần. - Điểm đột phá: một xu thế sẽ còn tiếp diễn cho đến khi sự thay đổi xu thế đang đi lên hay đi xuống của các đỉnh và đáy. Phân tích xu thế: xu thế giá tăng sẽ kết thúc khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước đó và đáy sau cũng vừa bắt đầu thấp hơn đáy trước. Xu thế giá giảm sẽ kết thúc khi có hiện tượng đáy sau cao hơn đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cũng vừa bắt đầu cao hơn đỉnh trước. - Kênh xu thế: kênh xu thế hướng xuống, kênh xu thế hướng lên, tận dụng cơ hội kiếm lợi khi giá xu hướng bắt đầu vào một đường xu thế hoặc kêng xu thế mới. khi giá vượt ra khỏi kênh xu thế là báo hiệu chuẩn bị kết thúc kênh xu thế. - Mức hỗ trợ và mức kháng cự. Ý nghĩa: là cơ sở trong việc chọn các loại cổ phiếu để mua hay bán, trong dự đóan các biến động tiềm năng, chỉ ra thời điểm mà thi trường gây rắc rối cho nhà đầu tư. Mức hỗ trợ: mức hỗ trợ là việc mua với khối lượng đủ lớn để ngưng lại xu thế giảm giá trong một thời kỳ tương đối dài. Mức kháng cự: mức kháng cự là việc bán với khối lượng đủ để thoã mãn các mức chào mua do đó làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thời gian tương đối dài. => Kết luận của lý thuyết Dow đưa ra cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán là: Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu lên giá thì bắt đầu mua vào Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu xuống giá thì bắt đầu bán ra Dựa vào trào lưu lên hay xuống giá của chứng kháon cỏ thể dự đoán những thăng trầm của nền kinh tế có thể xảy ra. 3. Chỉ số giá chứng khoán : Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ảnh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trừơng. Nó là giá cổ phiếu của một ngày nhất định so với ngày gốc a. Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán Phương pháp bình quân số học Chỉ số giá chứng khoán = /Pi N ∑ Trong đó : Pi là thị giá của cổ phiếu i N : Số loại cổ phiếu cần tính b. Phương pháp bình quân trọng số = PiQi Qi ∑ ∑ Pi là thị giá của cổ phiếu i Qi : là số lượng cổ phiếu i niêm yết -Các chỉ số trung bình: Chỉ số trung bình giản đơn = 1 0 P P ∑ ∑ x Io I: chỉ số giá bình quân P1: Là giá của chứng khoán i tại thời kỳ nghiên cứu Po: Là giá của chứng khoán i tại thời kỳ gốc Chỉ số tổng hợp = Tổng giá trị thị trường kỳ hiện hành x 100 Tổng giá trị thị trường kỳ cơ sở Hai phương pháp để tính chỉ số này là phương pháp Laspeyres và phương pháp Paascher Phương pháp Laspeyres: IL = 1P Qo PoQo ∑ ∑ x Io I L: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres Qo : Khối lượng chứng khoán thời kỳ gốc hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ gốc Phương pháp Paascher: Ip = 1 1 1 P Q PoQ ∑ ∑ x Io Ip : Là chỉ số giá bình quân Paascher Q1 : Khối lượng chứng khoán thời kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ báo cáo Chỉ số chứng khoán việt nam: VNIndex = 1 1P Q PoQo ∑ ∑ x Io Trong đó : P1 là giá hiện hành chứng khoán Q1 : Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành Po : P1 là giá CP thời kỳ gốc Qo : Khối lượng cổ phiếu thời kỳ gốc CHƯƠNG 06: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỊNH GIÁ TP VÀ CP + QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 1. Định giá chứng khoán 1.1 Định giá trái phiếu Định giá chứng khoán, cần phải xem xét các nguồn thu nhập bằng tiền và lợi suất của chứng khoán. 1.1.1. Nguồn thu nhập bằng tiền của trái phiếu Nguồn thu nhập bằng tiền của trái phiếu gồm có 2 dòng tiền: tiền lãi của trái phiếu và vốn gốc được hoàn trả vào lúc đáo hạn theo mệnh giá của trái phiếu. • Rủi ro trái phiếu:  Rủi ro lãi suất  Rủi ro tái đầu tư  Rủi ro thanh khoản  Rủi ro lạm phát  Rủi ro tỷ giá hối đoái  Rủi ro thanh khoản 1.1.2. Lợi suất a) Lợi suất hiện hành Lợi suất hiện hành: Là tỷ lệ sinh lợi hiện tại trên trái phiếu, thể hiện tiền lãi của nhà đầu tư so với chi phí đầu tư được CY = C/P Trong đó CY : lợi suất hiện hành của trái phiếu P : thị giá của trái phiếu b) Lợi suất đáo hạn Phương pháp giá trị hiện tại: P = ( ) 2 (1 ) (1 ) (1 ) 1 n n C C C F i i i i + + + + + + + + i: Còn gọi là lợi suất đáo hạn n: thời hạn của trái phiếu P: giá của trái phiếu trong thời hạn n Phương pháp gần đúng: Lợi suất đáo hạn = ( * ) ( ) ( ) 2 F P F m n F P − + + Trong đó: F : mệnh giá m: lãi suất trái phiếu n: thời gian còn lại cho đến khi đến hạn P: thị giá của TP hay giá hiện tại (giá mua) của TP c) Lãi trên lãi: Lãi cuống phiếu + lãi trên lãi = C (1 ) 1 n r r + − Với y: lãi suất tái đầu tư nửa năm Lãi trên lãi = C (1 ) 1 n r nC r + − − 1.1.3 Định giá trái phiếu Giá một trái phiếu bằng tổng của giá trị hiện tại của nguồn thu nhập bằng tiền lãi hằng năm của trái phiếu và giá trị hiện tại của mệnh giá vào lúc đáo hạn. Po = C x 1 1 (1 ) (1 ) n t n t F r r = + + + ∑ Trong đó: Po = hiện giá trái phiếu n = số kỳ trả lãi C = khoản lãi cuopon trả từng kỳ y = lãi suất định kỳ (lãi suất yêu cầu) F = mệnh giá. Đối với trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero cuopon bonds) Po = (1 ) n F r+ Đối với loại trái phiếu trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần: Po = C 1 (1 ) (1 ) n n r F r r − − − + + + Đối với loại trái phiếu trả lãi định kỳ 6 tháng 1 lần Po = 2 2 1 (1 ) 2 (1 ) 2 2 2 n n r C r x F r − − − + + + • Công thức định giá trái phiếu lãnh lãi cuối kỳ Dòng tiền của trái phiếu chiết khấu (zero cuopon) gồm: - Giá trị của mệnh giá vào lúc trái phiếu đáo hạn - Khoản trái tức nhận được vào lúc đáo hạn Công thức tính như sau: Po = ( . . ) (1 ) n F F i n r + + Trong đó : i là lãi suất của trái phiếu y là lãi suất của mong đợi TP có lãi xuất ổn định TP chiết khấu TP lãi xuất thả nổi

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan