Bí quyết giúp bé hết nhút nhát (Kì 1) Để khắc phục tính nhút nhát của con trẻ, các mẹ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giúp trẻ diễn đạt tình cảm Trẻ nhút nhát sẽ sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác. Hãy thường xuyên hỏi trẻ những điều đơn giản, lắng nghe trẻ, cho biết bạn đồng ý hay không đồng ý với trẻ. Quan tâm củng cố sự tự tin nơi trẻ, trẻ càng bày tỏ nhiều với bạn, việc thông đạt với người khác càng tự nhiên hơn. Không làm to chuyện, không bi đát hóa tình huống Tính nhút nhát chừng mực là biểu hiện của sự tự vệ, không hẳn là tiêu cực. Đó là một nét sâu sắc thuộc bản chất con người. Hãy giải thích với con bạn rằng nhút nhát không phải là khuyết điểm lớn, và điều quan trọng là chấp nhận nó. Hãy kể cho trẻ nghe kinh nghiệm riêng của bạn, cho trẻ biết bạn từng trải qua những thử thách như trẻ để giúp trẻ bớt cảm giác lẻ loi, lạc lõng. Không xem nhút nhát như một cớ để bao che Những câu nói kiểu như: “Hãy tha lỗi cho cháu, cháu nhát lắm” nghe tưởng như vô hại, nhưng thật ra càng làm cho con bạn tin rằng đó là một tính chất không thể sửa đổi. Kiểu “bị gắn nhãn” ấy cũng có thể là lý do nại ra để trẻ không muốn thay đổi và tránh mọi tình huống xã hội mà trẻ xem là khó nhọc. . Bí quyết giúp bé hết nhút nhát (Kì 1) Để khắc phục tính nhút nhát của con trẻ, các mẹ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giúp. tình huống Tính nhút nhát chừng mực là biểu hiện của sự tự vệ, không hẳn là tiêu cực. Đó là một nét sâu sắc thuộc bản chất con người. Hãy giải thích với con bạn rằng nhút nhát không phải là. những thử thách như trẻ để giúp trẻ bớt cảm giác lẻ loi, lạc lõng. Không xem nhút nhát như một cớ để bao che Những câu nói kiểu như: “Hãy tha lỗi cho cháu, cháu nhát lắm” nghe tưởng như vô