Học làm cha mẹ tốt Chăm sóc và nuôi nấng một đứa trẻ thực không phải là chuyện dễ dàng. Và dù rất yêu con, dành nhiều tình thương cho con, nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng đã biết cách làm cha mẹ tốt. Để làm cha mẹ tốt của con, bạn nên chú ý những điều dưới đây: 1. Dành thời gian cho con Đừng quá đam mê công việc mà quên mất thời gian dành cho con. Những đứa trẻ ít được sự quan tâm, săn sóc của cha mẹ thì lớn lên thường gặp các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để trở thành một ông bố hay một bà mẹ tốt. Đơn giản chỉ là vài phút trò chuyện cùng con, chơi cùng con 2. Hãy quan sát con Khi quan sát con, bạn sẽ thấy ngạc nhiên về cách con trẻ ngồi xem tivi hay cầm một đồ vật nào đó. Quan sát con còn giúp bạn hiểu hơn về tính khí, tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của con. 3. Luôn lạc quan Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và thường hay bắt chước điệu bộ, hành động của cha mẹ. Vẻ mặt ủ rũ và mệt mỏi của bạn sẽ được trẻ nhanh chóng nhận ra. Vì vậy, dù bất kỳ chuyện gì, bạn cũng nên thể hiện thái độ lạc quan khi đối diện với con. Đặc biệt, khi con bạn thất bại, hãy an ủi, vỗ về con và nói với con rằng đó là bài học sẽ giúp con thành công sau này. 4. Tôn trọng cảm xúc, ước mơ của con Hãy nói cho con biết việc con cảm thấy buồn, vui, sợ hãi hay giận dữ là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể gợi chuyện để con nói ra cảm giác trong lòng chúng. Chẳng hạn như: ‘trông con có vẻ buồn khi các bạn ra về’, hay ‘có lẽ con buồn vì mẹ đã mang đồ chơi của con đi chỗ khác’. Ngữ điệu trong giọng nói của bạn với con nên nhẹ nhàng và tình cảm, để trẻ cảm thấy đang được quan tâm và tôn trọng. 5. Nói cho con những kỳ vọng của bạn Khi nói cho con những kỳ vọng của bạn, bạn nên khéo léo giảng giải cho trẻ hiểu rằng bạn không có ý buộc con tuân theo và phải thực hiện ngay những điều bạn nói, bạn chỉ muốn con hiểu rằng bạn luôn yêu và đặt niềm tin vào chúng. 6. Nghiêm nghị và răn đe khi con phạm lỗi Nếu con phạm lỗi, hãy phân tích để con nhận thức được hành vi của mình. Những biện pháp trừng phạt như đánh, mắng sẽ không giải quyết được vấn đề mà chính thái độ nghiêm nghị cùng lời nói mang tính răn đe của bạn sẽ giúp trẻ ý thức vấn đề. Ví như : ‘mẹ có thể thấy là con đang rất giận bạn vì bạn đã lấy đồ chơi của con. Nhưng dù cho thế nào thì con cũng không được phép đánh bạn như thế’. Trò chuyện để con hiểu bạn luôn yêu và tin tưởng con. (Ảnh minh họa). 7. Chờ đợi Hãy để con bạn tự làm những việc mà chúng có thể. Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn chăm sóc và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng dạy con tự lập ngay từ nhỏ sẽ giúp chúng phát triển tốt, linh hoạt và ứng biến nhanh hơn khi không có cha mẹ kề bên. Khi con gặp rắc rối, bạn không nên quá lo lắng và vội vàng can thiệp ngay. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và xem cách giải quyết của con. 8. Nói không với những đòi hỏi của con Quá nuông chiều sẽ khiến trẻ sinh hư. Vì vậy, đôi lúc bạn phải kiên quyết và dứt khoát nói “không” với những yêu cầu của con. Giải thích cho con nguyên do vì sao bạn từ chối sẽ khiến con thấu hiểu và ngoan ngoãn nghe lời bạn. 9. Giữ gìn cuộc hôn nhân của bạn Cha mẹ không hạnh phúc, hay cãi cọ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Bí quyết để làm cha mẹ tốt là có một cuộc hôn nhân hạnh phúc để con trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh- một sự kết hợp mà chúng có thể dùng làm hình mẫu trong những mối quan hệ tương lai. . nhiều tình thương cho con, nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng đã biết cách làm cha mẹ tốt. Để làm cha mẹ tốt của con, bạn nên chú ý những điều dưới đây: 1. Dành thời gian cho con Đừng. Học làm cha mẹ tốt Chăm sóc và nuôi nấng một đứa trẻ thực không phải là chuyện dễ dàng. Và dù rất yêu con, dành nhiều tình thương cho con, nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng. bạn. 9. Giữ gìn cuộc hôn nhân của bạn Cha mẹ không hạnh phúc, hay cãi cọ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Bí quyết để làm cha mẹ tốt là có một cuộc hôn nhân hạnh phúc