Chuyện xưa, chuyện nay về chiếc mặt nạ phòng độc… Ngày 13/10/1914, nhà khoa học Garrett Morgan đã được cấp bằng sáng chế cho việc phát minh ra mặt nạ phòng khí độc. Sản phẩm đó giờ đây rất đa dạng. Việt Nam cũng có mặt nạ phòng khí độc mang thương hiệu của mình… Lúc đầu, thiết bị này thật đơn sơ; gồm một mũ vải trùm kín đầu và một ống thông khí được nối phía sau. Các thiết bị này cho phép người đeo có thể thở được trong trường hợp khói trong không khí tăng. Tuy nhiên, mặt nạ phòng khí độc của ông chỉ chống được những khí thông thường, như khói hay bụi bẩn. Ngày 25/7/1916, những mặt nạ phòng độc được sáng chế bởi Morgan, đã giúp cứu một số công nhân trong vụ nổ đường hầm dẫn nước dưới hồ Lake Erie ở Cleveland, Ohio. Ngay sau đó, công ty sản xuất mặt nạ phòng độc của Morgan đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các sở phòng cháy trên khắp nước Mỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ I, các mặt nạ phòng độc Morgan đã được cải tiến để sử dụng cho quân đội Mỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ II, binh sĩ của liên quân Anh Pháp đang ở trong chiến hào, trên chiến trường, một màn đêm yên tĩnh bao phủ. Đột nhiên, từ hướng trận địa của Đức bay tới một thể khí màu vàng xanh, giống như một màn sương mù ma quái theo gió thổi vào trận địa liên quân Anh Pháp. Binh sĩ không đề phòng đột nhiên náo loạn, trong chiến hào, đâu đâu cũng là những tiếng la hét, kêu gào… Nguyên nhân là do khí độc clo mà quân Đức phóng ra, cũng là loại khí độc sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh hiện đại. Với việc phóng khí độc này, Đức đã mở màn cho cuộc chiến hoá học. Để đối phó với các loại dịch độc trong vũ khí hóa học, các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu trong một thời gian ngắn. Chỉ đi tìm các chất khử độc thôi thì không đủ, cần phải tìm ra biện pháp có thể đối phó tất cả dịch độc. Dựa vào sự khác biệt của dịch độc hóa học và khí oxy, các nhà hoá học đã phát hiện được một vật chất có thể chống lại khí độc, đó là than hoạt tính. Dưới điều kiện cách biệt hẳn với không khí, cho than gỗ vào hấp nóng trong nước, tăng nhiệt, khử các chất dầu nổi trên bề mặt từ các khe hở của than sẽ làm cho các đường trong than thêm thông suốt, diện tích bề mặt sẽ lớn hơn. Than gỗ, sau khi được gia công như vậy, được gọi là than hoạt tính. Hiện nay, mặt nạ phòng độc được sử dụng để lọc khí được tạo thành bởi một lớp mặt nạ, bao gồm lưới lọc độc và túi mặt ngoài. Trong lưới lọc độc có lớp lọc khói. Tầng lọc khói có thể lọc khói độc, sương mù độc, những giọt dung dịch và những loại bụi tương đối to. Để nâng cao hiệu quả của việc phòng độc, trước tiên, phải ngâm than hoạt tính trong dung dịch có chứa bạc, đồng, crôm, làm cho lớp ngoài của than có chứa một lượng nhỏ gồm bạc oxy hóa, đồng oxy hóa, crôm oxy hóa. Khi hơi độc bốc lên liền bị than hoạt tính hấp thụ, dưới tác dụng xúc tác của bạc oxy hóa, đồng oxy hóa, crôm oxy hóa phát sinh phản ứng hóa học cùng oxy, trở thành vật chất không độc. Khi khí độc được lọc, quá trình tiêu độc cũng diễn ra đồng thời, khí oxy lại không ngừng được cung cấp cho sự hô hấp của con người. Phát minh ra chiếc mặt nạ phòng độc này, các nhà khoa học đã mang đến cho nhân loại một thiết bị vô cùng quan trọng không chỉ trong công cuộc chống lại những cuộc chiến tranh hóa học mà còn bởi ứng dụng tuyệt vời của nó trong nghiên cứu khoa học hiện nay. Mặt nạ phòng khí độc mang thương hiệu Việt Nam Để bảo vệ người lao động trong sản xuất công, nông nghiệp khi phải tiếp xúc với hơi, khí độc cần phải có các phương tiện bảo vệ cá nhân. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hoá học Vật liệu (Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự), và Trung tâm Công nghệ Xử lý Môi trường (Bộ Tư lệnh Hoá học) đã thiết kế, chế tạo thành công bán mặt nạ (BMN) phòng độc đa năng với các loại hộp lọc phòng độc chuyên dụng đề phòng các loại hơi, khí độc, các loại sương, khói, bụi độc và các tác nhân sinh học độc hại. Kết cấu BMN gồm: Chụp cao su che mũi, mồm với quai đeo và hệ thống van hít vào, thở ra và hộp lọc độc. Chụp cao su được thiết kế theo số liệu nhân trắc người Việt Nam. Hộp van thở ra đặt ở vị trí trước mũi, lắp ráp với chụp cao su theo cơ cấu gài. Hộp lọc được đặt ở vị trí dưới cằm, lắp ráp với chụp cao su nhờ cơ cấu ren. Lá van hít vào đặt ở cổ hộp lọc, phía trong chụp cao su. Quai đeo có kết cấu một dây đeo liền bằng dây chun, cố định bằng chốt, có thể điều chỉnh độ chặt của dây đeo bằng khoá điều chỉnh. Kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm BMN cho thấy: Kết cấu bền chắc, gọn, nhẹ, dễ dàng trong sử dụng, thuận tiện trong bảo quản. Kiểu dáng thanh thoát, hài hoà, phù hợp với tâm lý người sử dụng. Các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, đáp ứng mọi yêu cầu để đưa vào sử dụng trong lĩnh vực bảo hộ lao động, phòng chống dịch bệnh, phòng chống khủng bố và phòng thủ dân sự ở Việt Nam. . Chuyện xưa, chuyện nay về chiếc mặt nạ phòng độc… Ngày 13/10/1914, nhà khoa học Garrett Morgan đã được cấp bằng sáng chế cho việc phát minh ra mặt nạ phòng khí độc. Sản. đó, công ty sản xuất mặt nạ phòng độc của Morgan đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các sở phòng cháy trên khắp nước Mỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ I, các mặt nạ phòng độc Morgan đã. khói trong không khí tăng. Tuy nhiên, mặt nạ phòng khí độc của ông chỉ chống được những khí thông thường, như khói hay bụi bẩn. Ngày 25/7/1916, những mặt nạ phòng độc được sáng chế bởi Morgan,