1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới? potx

6 10,8K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 111,41 KB

Nội dung

Những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới?. Một số bạn quan tâm đến phong trào Thơ Mới, đã đặt câu hỏi với tôi như vậy.. Phong trào Thơ Mới ra đời, trở thành "hiện tượng thơ ca lớn

Trang 1

Những bài thơ hay nhất trong

phong trào Thơ Mới?

Một số bạn quan tâm đến phong trào Thơ Mới, đã đặt câu hỏi với tôi như vậy

Quả là câu hỏi cực kỳ gay cấn! Cứ nhìn lại kinh nghiệm tiếp xúc của con

người với thi ca, chắc chắn ta sẽ thấy ngay một điều rất không chắc chắn: bài

thơ ấy có thể hay đối với tôi nhưng lắm khi đối với bạn lại "chẳng là cái đinh

gì"; và ngay cả với tôi, bài thơ ấy có thể "hay ơi là hay" ngày hôm nay, song

hôm qua và ngày mai thì chưa hẳn Văn chương tự cổ vô bằng cứ Các cụ

xưa đã tổng kết thế mà!

Cách đây đúng 65 năm, ngày 10-3-1932, trên tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122, Phan

Khôi đã tung "một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ" với bài "Tình già"

Đó là thời điểm "cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy", theo nhận định của

nhà nghiên cứu Hoài Thanh Phong trào Thơ Mới ra đời, trở thành "hiện tượng

thơ ca lớn nhất thế kỷ" như đánh giá của nhà thơ Tế Hanh, đưa thơ ca Việt

Nam từ thời kỳ cận đại bước vào thời kỳ hiện đại và còn in đậm dấu ấn ảnh

hưởng trong thi mạch nước nhà trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI

Trải qua nhiều bể dâu thời cục, có lúc có nơi, Thơ Mới được suy tôn hết lời

hoặc bị chê bai ruồng rẫy - ngay cả với những người trong cuộc! Đến nay, Thơ

Mới đang phục hồi những giá trị đích thực tự thân Khảo về Thơ Mới, giáo sư

Lê Đình Kỵ viết: "Thơ Mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không

ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc" Nhưng như tôi

đã trình bày, xác định những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới lại là

vấn đề hết sức chủ quan, tùy căn tạng từng cá nhân trong từng thời khoảng cụ

Trang 2

thể, nên khó tìm được tiếng nói chung lắm lắm!

Năm 1992, nhân kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ Mới ra đời, một "Ban liên lạc

phong trào Thơ Mới" được thành lập, thoạt đầu gồm các thành viên: Huy Cận,

Nguyễn Xuân Sanh, Tế Hanh, Anh Thơ, Hà Minh Đức Cũng trong năm đó, 3

cuộc hội thảo về Thơ Mới được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; rồi

năm kế tiếp, kỷ yếu Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca được NXB Giáo

Dục ấn hành Thực hiện kỷ yếu này, giáo sư Hà Minh Đức đã mời một số nhà

thơ, nhà phê bình am hiểu và có phần đóng góp cho phong trào Thơ Mới chọn

lựa khoảng mươi bài thơ mới hay nhất Hầu hết người được mời đều cảm thấy

khó khăn và kết quả cũng rất "mỗi người một vẻ" Xin giới thiệu danh mục lựa

chọn ấy để quý bạn tham khảo:

Huy Cận:

1 Bên sông đưa khách (Thế Lữ)

2 Lời kỹ nữ (Xuân Diệu)

3 Nguyệt cầm (Xuân Diệu)

4 Ở Đây thôn Vỹ Giạ (Hàn Mặc Tử)

5 Ngậm ngùi (Huy Cận)

6 Tràng giang (Huy Cận)

7 Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)

8 Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính)

9 Quê hương (Tế Hanh)

10 Thu (Chế Lan Viên)

Anh Thơ:

1 Nụ tầm xuân (Xuân Diệu)

2 Tràng giang (Huy Cận)

3 Ở Đây thôn Vỹ Giạ (Hàn Mặc Tử)

Trang 3

4 Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

5 Quê hương (Tế Hanh)

6 Say đi em (Vũ Hoàng Chương)

7 Cô hái mơ (Nguyễn Bính)

8 Xuân về (Chế Lan Viên)

9 Nhớ rừng (Thế Lữ)

Nguyễn Xuân Sanh:

1 Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ)

2 Tương tư chiều (Xuân Diệu)

3 Tràng giang (Huy Cận)

4 Thơ sầu rụng (Lưu Trọng Lư)

5 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

6 Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)

7 Quê hương (Tế Hanh)

8 Trưa đơn giản (Chế Lan Viên)

9 Ở Đây thôn Vỹ Giạ (Hàn Mặc Tử)

10 Tương tư (Nguyễn Bính)

Tế Hanh:

1 Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ)

2 Tương tư chiều (Xuân Diệu)

3 Tràng giang (Huy Cận)

4 Thơ sầu rụng (Lưu Trọng Lư)

5 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

6 Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)

7 Quê hương (Tế Hanh)

8 Đây thôn Vỹ Giạ (Hàn Mặc Tử)

9 Trưa đơn giản (Chế Lan Viên)

Trang 4

10 Tương tư (Nguyễn Bính)

11 Bến đò trưa hè (Anh Thơ)

12 Tiếng địch sông Ô (Huy Thông)

13 Vân muội (Vũ Hoàng Chương)

14 Buồn xưăhoặc: Đất thơm) (Nguyễn Xuân Sanh)

15 Tiếng hát sông Hương (Tố Hữu)

Hoài Chân:

1 Nhớ rừng (Thế Lữ)

2 Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)

3 Lời kỹ nữ (Xuân Diệu)

4 Tràng giang (Huy Cận)

5 Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

6 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

Nhà phê bình Hoài Chân, đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam - ấn phẩm cơ

bản và quan trọng nhất trong việc tìm hiểu sự ra đời, sự phát triển và những

thành công rực rỡ của Thơ Mới - đã lưu ý: cần phân biệt tác giả tiêu biểu và bài

hay Có tác giả nổi tiếng nhưng khó chọn bài hay như Anh Thơ và ngược lại,

có bài hay nhưng tác giả chẳng nổi bật như Vũ Đình Liên

Giáo sư Hà Minh Đức cũng nêu danh mục những bài thơ hay nhất mà ông chọn

cùng ý kiến của hai nhà thơ "hậu Thơ Mới"

Hà Minh Đức:

1 Lời kỹ nữ (Xuân Diệu)

2 Tràng giang (Huy Cận)

3 Muà xuân chín (Hàn Mặc Tử)

4 Nắng mới (Lưu Trọng Lư)

Trang 5

5 Mưa xuân (Nguyễn Bính)

6 Nhớ rừng (Thế Lữ)

7 Quê hương (Tế Hanh)

8 Say đi em (Vũ Hoàng Chương)

9 Tống biệt hành (Thâm Tâm)

10 Thu (Chế Lan Viên)

11 Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ)

12 Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)

Vũ Quần Phương:

1 Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

2 Lời kỹ nữ (Xuân Diệu)

3 Đi giữa đường thơm (Huy Cận)

4 Tràng giang (Huy Cận)

5 Nhớ rừng (Thế Lữ)

6 Bên sông đưa khách (Thế Lữ)

7 Trưa đơn giản (Chế Lan Viên)

8 Ở Đây thôn Vỹ Giạ (Hàn Mặc Tử)

9 Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

10 Quê hương (Tế Hanh)

11 Mưa Xuân (Nguyễn Bính)

12 Bến đò chiều xuân (Anh Thơ)

13 Chợ tết (Đoàn Văn Cừ)

14 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

15 Say đi em (Vũ Hoàng Chương)

16 Tiếng đàn mưa (Bích Khê)

17 Gửi Trương Tửu (Nguyễn Vỹ)

Ngô Văn Phú:

Trang 6

1 Vội vàng (Xuân Diệu)

2 Tràng giang (Huy cận)

3 Bẽn lẽn (Hàn Mặc Tử)

4 Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

5 Phương xa (Vũ Hoàng Chương)

6 Chân quê (Nguyễn Bính)

7 Kỹ nữ (Đinh Hùng)

8 Nhớ rừng (Thế Lữ)

9 Tiếng địch sông Ô (Huy Thông)

10 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

Các bạn yêu thơ quý mến!

Bạn hãy thong dong đọc lại tất cả những bài thơ trong phong trào Thơ Mới mà

bạn đã sưu tập được và tự mình - chứ không phải ai khác - lập danh mục những

bài hay nhất theo cách cảm thụ, cách thẩm định của riêng mình Cũng cần nói

thêm: mặc dầu Thơ Mới vẫn còn tạo nguồn và lưu dấu trong thơ ca hôm nay,

nhưng Thơ Mới đến bây giờ đã là thơ cũ! Việc thưởng thức, học tập, nghiên

cứu Thơ Mới thực sự có ý nghĩa khi trên cơ sở kế thừa tinh hoa từ thi ca quá

khứ, thơ Việt Nam hôm nay tiếp tục khai phá những lộ trình mới để tiếp cận

những chân trời mới Tuy chưa rầm rộ như lớp "thi nhân tiền chiến" của thập

niên 30-40, song thơ Việt Nam hiện thời đang lấp lóe đó đây bao tìm tòi, bao

thể nghiệm cách tân đầy hứa hẹn Bạn có cùng nhận thấy như tôi chăng?

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w