1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

9 cách hay giúp bé không ngại giao tiếp pps

8 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 179,52 KB

Nội dung

9 cách hay giúp bé không ngại giao tiếp Bé nhanh miệng thường năng động, tươi vui và thích khám phá cuộc sống hơn. Nhóm bé này có khả năng sử dụng từ và chính tả chính xác hơn các bé ít giao tiếp. Để kích thích bé không ngại giao tiếp, bạn có thể tham khảo 9 gợi ý từ AmericanBaby. 1. Trò chuyện không ngừng Giao tiếp với bé đôi khi giống như là độc thoại; bé mới học nói, vốn từ chưa nhiều, phản ứng với các câu hỏi của bạn thường bị chậm. Tuy nhiên, bạn nên trò chuyện với bé bất kể bé có trả lời bạn hay không, chẳng hạn: "Mẹ con mình cùng đi tắm nhé. Con thấy nước đã ấm chưa? Mẹ đặt con gấu nhựa vào đây nhé? Hay con thích chú gà trống này bơi cùng trong chậu tắm?" 2. Đọc sách cho bé Không có thời điểm nào là quá sớm để bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách cho bé. Các nghiên cứu chứng minh rằng, bé sẽ yêu thích việc học hành hơn nếu được làm quen với những cuốn sách ngay từ hồi ấu thơ. Bé dưới 2 tuổi, bạn có thể chỉ cho bé biết tên những đồ vật trong hình để bé ghi nhớ. Bé lớn hơn sẽ phù hợp với những câu chuyện dài. 3. Thưởng thức âm nhạc Hầu hết các bé đều yêu thích ca từ và những chuyển động nhún nhảy cùng âm nhạc. Khi bé được lắng nghe thường xuyên những bài hát thiếu nhi về thế giới động vật, bé sẽ học được cách nhận biết sự vật xung quanh qua ca từ. 4. Dạy bé cách xây dựng câu chuyện Gợi ý cho bé hoàn thành những câu chuyện vui vẻ với nhân vật, tình tiết và các chuyến phiêu lưu mà nhân vật chính là những con vật gần gũi. Đảm bảo rằng những câu chuyện của bạn phù hợp với tư duy bé và không khiến bé chán nản. 5. Mở rộng mối quan tâm của bé Nếu bạn nhận ra bé có vẻ quan tâm đến một số hình vẽ minh họa trong một cuốn sách, nên gợi mở thêm sự quan tâm của bé về điều này. Nếu bé thích thú với những chiếc thuyền, bạn có thể chỉ cho bé xem nhiều hình ảnh về thuyền khác nhau đồng thời bạn cũng nên nói sơ qua cho bé về chức năng, đặc điểm riêng của từng loại thuyền. Sau đó, bạn để bé tự nhắc lại những điều này, hỏi bé thêm và lắng nghe phản hồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi âm giọng nói của hai mẹ con vào điện thoại di động và mở cho bé nghe sau đó. 6. Tránh phê phán những khiếm khuyết của bé Thay vì nhại giọng khi bé nói ngọng, bạn nên kiên nhẫn yêu cầu bé nói lại thật chuẩn lỗi phát âm vừa rồi và khen ngợi kịp thời nếu thấy bé có tiến bộ. 7. Xem tivi đúng cách Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bé dưới 2 tuổi không nên xem tivi. Tuy nhiên, với bé trên 2 tuổi, thời gian xem tivi mỗi ngày không quá 2 giờ đồng hồ. Một số chương trình dành cho thiếu nhi rất bổ ích và giúp bé phát triển. Bạn có thể cùng xem cùng trao đổi về những tình tiết trong chuyên mục vừa xem trên tivi. Cách này cũng khuyến khích bé ham nói và nói chuẩn. 8. Kiểm tra các trục trặc về thính giác cho bé Nhiều bé có thể bị mắc một số chứng bệnh về tai nên khả năng thính giác suy giảm. Vì vậy, khả năng ngôn ngữ của bé cũng bị trì hoãn theo. Bạn nên chăm sóc và kiểm tra thính giác cho bé thường xuyên. Nếu bé khó nghe hoặc phản ứng chậm với âm thanh, bạn cũng nên cẩn thận. 9. Đưa bé đi tham quan Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bảo tàng, khu công viên có bể nuôi cá sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho bé. Hơn nữa, những hoạt động bổ ích này cũng giúp bé nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống về sau. Ứng xử với bé hay "lý sự" Ở tuổi học nói, bé xuất hiện quan điểm cá nhân riêng và không phải lúc nào cũng đồng ý với mọi yêu cầu của bạn. Khi bạn buộc bé làm những việc bé không thích, lập tức bé sẽ phản đối hoặc đề nghị bạn giải thích lý do. Tuy vậy, không phải lúc nào bé cũng hài lòng với sự giải thích của bạn. Hơn nữa, nhận thức và tầm hiểu biết của bé chưa đủ để đánh giá hay nhận định mức độ quan trọng của những việc bạn hướng dẫn bé thực hiện. Và nếu bé đã không thực sự thích thú với một việc gì đó thì sự giải thích của bạn sẽ chỉ khiến bé thêm bực bội hay khó chịu. Theo BHG, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau nếu muốn giải quyết dứt điểm các cuộc "đôi co" với bé. Khi bạn yêu cầu bé hành động Giải quyết vấn đề chính theo tư duy hợp với bé Với tư duy của bé, hầu hết các ý kiến bé đưa ra biện minh cho hành động của mình đều không rõ ràng, mạch lạc thậm chí lộn xộn và khó hiểu. Quan trọng là bạn tìm ra được vấn đề chính mà bỏ qua các chi tiết rườm rà, rắc rối. Sau đó, bạn nên hướng bé xoay quanh vấn đề chính này. Chẳng hạn, bé cứ liên tục đưa ra lý do vì không muốn lên giường ngủ lúc 9h. Bé sẽ giải thích rằng vì còn muốn xem tivi, chơi ôtô, chưa buồn ngủ Lúc này, bạn nên cương quyết hướng sự chú ý của bé vào giải quyết một vấn đề cụ thể. Nếu bé đang chơi, bạn nên nhanh chóng yêu cầu bé thu dọn đồ chơi và đi ngủ. Dùng ngôn từ phù hợp Đôi khi bé không thể hiểu hết những yêu cầu hay những nguyên tắc mà bạn muốn bé thực hiện. Lý do là vì khoảng cách thế hệ khá lớn giữa bạn và bé. Vì vậy, khi tranh luận với bé, bạn nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản kết hợp với những câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Tốt nhất, bạn nên kết thúc cuộc tranh luận với bé bằng cụm từ: "Con nên làm thế" và không giải thích gì hơn. Khi tranh luận về quan điểm Quan điểm là điều bạn không nên áp đặt cho bé. Nếu bạn đã đưa ra lý do trong cuộc tranh luận với bé nhưng bé vẫn khăng khăng không chấp nhận điều đó thì bạn nên phân tích, tôn trọng và chấp nhận quan điểm riêng của bé. Không nên cố nài nỉ hay ép buộc bé phải nghe theo ý kiến của cá nhân bạn. Bạn cũng không nên thường xuyên chế nhạo bé bằng những câu: "Nếu mẹ là con, chẳng bao giờ mẹ làm thế" hay "Con toàn nói điều vớ vẩn, chả ra làm sao". Bên cạnh đó, bạn nên tạo tâm lý thoải mái cho bé khi tranh luận cùng bố mẹ. Hãy cho bé biết rằng dù còn nhỏ nhưng ý kiến của bé vẫn luôn luôn được bạn lắng nghe. Bạn cũng sẵn lòng tranh luận với bé về bất cứ vấn đề nào ở bất kỳ thời điểm nào. . các bé ít giao tiếp. Để kích thích bé không ngại giao tiếp, bạn có thể tham khảo 9 gợi ý từ AmericanBaby. 1. Trò chuyện không ngừng Giao tiếp với bé đôi khi giống như là độc thoại; bé mới. 9 cách hay giúp bé không ngại giao tiếp Bé nhanh miệng thường năng động, tươi vui và thích khám phá cuộc sống hơn. Nhóm bé này có khả năng sử dụng từ. cuộc tranh luận với bé nhưng bé vẫn khăng khăng không chấp nhận điều đó thì bạn nên phân tích, tôn trọng và chấp nhận quan điểm riêng của bé. Không nên cố nài nỉ hay ép buộc bé phải nghe theo

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w