Lần khám thứ nhất của bé Hầu hết các bé được khám sức khỏe lần đầu khi được 2 tuần tuổi. Trong lần khám này bác sĩ, y tá và nhân viên phòng khám sẽ dành thời gian để tìm hiểu về bạn và bé. Họ sẽ dựa vào bạn để trả lời những câu hỏi của họ, như: Bạn đang thực hiện vai trò của người mới làm cha mẹ như thế nào? Bạn đối phó như thế nào với tình trạng thiếu ngủ? Bé thích gì? Bé hoạt động ra sao? Bé có dễ nín khóc không? Bé có khó đánh hơi hoặc khó ợ không? Bé được nuôi bằng sữa mẹ hay nuôi bộ? Giờ ngủ của bé như thế nào? Là cha mẹ, bạn trông thấy bé hằng ngày, và bạn hiểu rõ bé hơn bất kỳ người nào khác. Bạn có thể giúp bác sĩ cho bé sự chăm sóc tốt nhất bằng cách trả lời các câu hỏi càng đầy đủ càng tốt. Bạn có thể cân nhắc đưa bé đi khám bác sĩ trước 2 tuần tuổi nếu có điều gì khiến bạn lo lắng. Vàng da là một lý do đó nên đi khám sớm, hoặc có thể bạn lo bé ăn không được tốt, đi tiểu không đủ, phân lỏng nhiều nước. Không nên nghĩ rằng là phải chờ đến khi bé đủ 2 tuần tuổi mới đưa đi khám. Sự tăng trưởng của bé Bắt đầu buổi khám, bác sĩ hoặc y tá sẽ đo kích thước đầu, chiều cao và cân nặng của bé. Kích thước đầu được đo bằng thước dây vải hoặc giấy vòng qua phần to nhất của đầu bé. Chiều cao được đo bằng cách cho bé nằm duỗi thẳng trên một mặt phẳng. Cân nặng được đo bằng cân dành riêng để cân các bé. Khi cân nên cởi hết quần áo và chỉ cho bé quấn một cái tã khô. Các số đo của bé sẽ được đánh dấu lên biểu đồ tăng trưởng, nó sẽ cho bạn thấy bé cao, nặng, và có vòng đầu như thế nào so với các bé khác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cân nặng của bé thay đổi như thế nào kể từ khi sinh. Tất cả các bé đều giảm cân trong một vài ngày đầu. Hầu hết sẽ trở lại trọng lượng sơ sinh sau 10-14 ngày. Sau đó bé sẽ tăng cân, hầu hết các bé tăng trung bình 15-30 gram/ngày. Mặc dù biểu đồ tăng trưởng giúp so sánh bé của bạn với các bé khác khác, cần nhớ rằng xu hướng phát triển của bé sẽ không theo đúng đường kẻ trên biểu đồ. Một số yếu tố có vai trò quyết định mô hình tăng trưởng của bé, bao gồm di truyền, kích thước khi sinh, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật và bé có sinh đủ tháng hay không? Mọi việc sẽ như thế nào? Lần khám ở tuần thứ 2 là cơ hội để bạn thổ lộ mọi sự lo lắng, thất vọng và những thắc mắc mà bạn có. Ðừng ngại viết chúng ra và mang theo. Ðôi khi bạn cảm thấy những câu hỏi đó là riêng tư và không liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên những lo lắng của bạn thường ảnh hưởng đến bé, vì vậy đừng ngại hỏi. Cảm giác và của bạn về bé sẽ giúp bác sĩ biết cách giúp bạn khi bắt đầu cuộc hành trình làm cha mẹ? Đừng ngại chia sẻ cảm giác của mình. Sớm thổ lộ những lo lắng của mình trong buổi khám sẽ giúp bác sĩ có đủ thời gian để giải quyết chúng. Khám xét Thứ tự và chi tiết của việc khám bé sẽ khác nhau phụ thuộc vào tâm trạng của bé, những câu hỏi của bạn, những phát hiện trong khi khám và bao lâu sau bé sẽ được khám lại. Hầu hết các bé không thích ánh sáng chói, nhưng nếu bé của bạn đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh hoặc có vẻ chảy nước mắt nhiều, hãy nói với bác sĩ. Các phần khám thông thường bao gồm: Quan sát phản ứng chung của bé với việc khám. Quan sát phát hiện vàng da, phát ban hoặc các vết bớt. Kiểm tra kích thước, độ mềm của thóp. Quan sát ngực tìm dấu hiệu khó thở. Nghe phổi xem tiếng thở có bình thường không. Nghe tim để tìm tiếng thổi, nếu có, xác định xem là tiếng thổi bình thường hay đáng lo ngại. Quan sát cử động tay, chân của bé và xem trương lực cũng như sức mạnh của cơ có bình thường không? Kiểm tra sự mềm mại của cử động khớp háng và các ổ khớp có sắp xếp đúng vị trí không? Sờ xem bụng mềm hay có u cục. Kiểm tra rốn đã liền chưa? Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài và xem có thoát vị không? Ðánh giá bao qui đầu của bé trai Soi mắt trẻ bằng kính soi đáy mắt xem có bất thường không Kiểm tra tai và miệng Trước khi kết thúc buổi khám, bạn sẽ được hỏi lại một lần nữa xem bạn có hỏi thêm gì không? Nếu bạn muốn có lời giải thích về bất kỳ phần nào trong qui trình khám hoặc có những câu hỏi khác, thì đó là lúc nên hỏi. Cho dù phòng khám có vẻ rất đông và bạn nghĩ đây không phải là lúc thích hợp để thảo luận, bạn luôn có thể yêu cầu một cuộc hẹn khác hoặc lời khuyên về người mà bạn có thể liên lạc để biết thêm thông tin. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ gợi ý về những tài liệu hoặc website để có thêm thông tin. Tiêm chủng Nếu bé chưa được tiêm vaccin viêm gan B, thì bác sĩ có thể khuyên nên tiêm trong lần khám này. Viêm gan B là một bệnh virus ảnh hưởng đến gan và có thể gây xơ gan, suy gan và ung thư gan. Trẻ sẽ được tiêm các vaccin khác trong những lần khám sau. . Lần khám thứ nhất của bé Hầu hết các bé được khám sức khỏe lần đầu khi được 2 tuần tuổi. Trong lần khám này bác sĩ, y tá và nhân viên phòng khám sẽ dành thời gian để tìm hiểu về bạn và bé. . thuộc vào tâm trạng của bé, những câu hỏi của bạn, những phát hiện trong khi khám và bao lâu sau bé sẽ được khám lại. Hầu hết các bé không thích ánh sáng chói, nhưng nếu bé của bạn đặc biệt. chia sẻ cảm giác của mình. Sớm thổ lộ những lo lắng của mình trong buổi khám sẽ giúp bác sĩ có đủ thời gian để giải quyết chúng. Khám xét Thứ tự và chi tiết của việc khám bé sẽ khác nhau phụ