Viêm kết mạc ppsx

6 274 0
Viêm kết mạc ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm kết mạc Viêm kết mạc là bệnh viêm màng tiếp hợp (kết mạc) lót mí mắt và một phần nhãn cầu. Nguyên nhân có thể là vi khuẩn hoặc virus, phản ứng dị ứng hoặc tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Viêm kết mạc khiến bạn cảm thấy như có vật gì đó trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng mắt như bị dính chặt. Lòng trắng của mắt có màu đỏ và mắt không còn nhìn rõ như trước. Trong viêm kết mạc, viêm khiến các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên, tạo nên màu hơi hồng hoặc đỏ trong lòng trắng của mắt. Thực tế, đau mắt đỏ là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ tất cả các dạng viêm kết mạc. Viêm kết mạc là bệnh gây khó chịu nhưng nó thường không ảnh hưởng tới thị lực. Nếu bị viêm kết mạc, bạn có thể tiến hành một số bước để làm giảm sự khó chịu. Nhưng vì đây là bệnh dễ lây nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ trước tuổi đi học, là đối tượng hay bị cả viêm kết mạc do vi khuẩn lẫn do virus. Dấu hiệu và triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm kết mạc gồm:  Đỏ 1 hoặc cả 2 mắt  Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt  Nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng  Cảm giác như có sạn trong mắt  Rử mắt đóng thành vẩy vào ban đêm Nguyên nhân Virus, vi khuẩn hay dị ứng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm kết mạc do tắc tuyến lệ. Viêm kết mạc do virus và viêm kết mạc do vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Viêm kết mạc do virus khiến mắt chảy nước hoặc chất nhày. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường tiết mủ màu xanh-vàng, đặc hơn và có thể liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm họng. Cả viêm kết mạc do vi khuẩn và virus đều có liên quan tới cảm lạnh. Chúng cũng hay gặp ở trẻ em và rất dễ lây. Người lớn cũng có thể bị nhiễm. Viêm kết mạc dị ứng thường xảy ra ở cả 2 mắt và là một phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa. Trong phản ứng với dị nguyên, cơ thể sản sinh một kháng thể là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này kích thích tế bào mast (dưỡng bào) ở niêm mạc mắt và đường hô hấp giải phóng ra các chất gây viêm, bao gồm histamin. Histamin gây ra nhiều triệu chứng dị ứng, bao gồm đỏ mắt. Nếu bị viêm kết mạc dị ứng, bạn sẽ bị ngứa nhiều, chảy nước mắt và viêm ở mắt. Bạn cũng có thể bị sưng màng lót mí mắt và một phần nhãn cầu (kết mạc), khiến trông như có những mụn nước trong ở lòng trắng của mắt. Yếu tố nguy cơ Mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ. Những vi khuẩn này không gây ra triệu chứng ở người mẹ. Nhưng trong một số ít trường hợp, một số vi khuẩn có thể gây ra một thể viêm kết mạc nặng là viêm mắt trẻ sơ sinh, căn bệnh này phải được điều trị không chậm trễ để bảo toàn thị lực. Ðó là lý do tại sao ngay sau đẻ, mắt của tất cả trẻ sơ sinh được tra thuốc kháng sinh như mỡ erythromycin. Bác sỹ cũng sử dụng dung dịch nitrat bạc để ngăn ngừa viêm kết mạc trẻ sơ sinh. Cả viêm kết mạc do vi khuẩn và virus đều hay gặp ở trẻ em và rất dễ lây. Dạng viêm kết mạc dễ lây và nguy hiểm nhất - thủ phạm gây ra nhiều vụ dịch trong trường học - là viêm giác-kết mạc. Dạng viêm kết mạc do virus này có thể lây ra cả lớp chỉ trong một vài ngày. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường không gây dịch. Khi nào cần đi khám Viêm kết mạc là một căn bệnh khó chịu. Nhưng nó thường không ảnh hưởng tới thị lực và không cần phải điều trị cấp cứu hoặc điều trị lâu dài. Nhưng vì viêm kết mạc rất dễ lây nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên cho trẻ bị viêm kết mạc tới nhà trẻ hoặc trường học trước khi điều trị. Ðôi khi viêm kết mạc còn gây ra các biến chứng giác mạc ở người lớn và trẻ em, nên việc điều trị sớm lại càng quan trọng. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ có thể lấy mẫu chất xuất tiết từ kết mạc để xét nghiệm xác định nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn có con nhỏ bị viêm kết mạc tái diễn hoặc chảy nước mắt liên tục thì cần phải tới bác sỹ chuyên khoa mắt để kiểm tra khả năng bị tắc tuyến lệ. Ðiều trị Bác sỹ có thể kê đơn kháng sinh nhỏ mắt nếu nhiễm vi khuẩn. Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi trong vòng 1 tuần. Nếu là viêm kết mạc dị ứng, bác sỹ có thể kê đơn một trong số nhiều loại thuốc nhỏ mắt khác nhau như thuốc kháng histamin, chống sung huyết, thuốc ổn định tế bào mast, steroid hay thuốc nhỏ mắt chống viêm. Phòng ngừa Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để phòng chống sự lây lan của viêm kết mạc. Khi được chẩn đoán mắc bệnh nên thực hiện những bước sau:  Không dụi tay vào mắt  Rửa tay thường xuyên  Thay khăn mặt và khăn tắm hằng ngày  Thay áo gối hằng ngày  Không dùng mỹ phẩm mắt, đặc biệt là mascara  Không dùng mỹ phẩm mắt của người khác hoặc những vật dụng cá nhân khác có thể tiếp xúc với mắt  Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn mùi xoa với người khác  Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc có dịch viêm kết mạc ở trường học hoặc nhà trẻ thì nên tránh không cho trẻ tiếp xúc gần với các trẻ khác. Nhiều trường học cho trẻ bị viêm kết mạc được nghỉ học. Tự chăm sóc Có thể làm giảm sự khó chịu khi bị viêm kết mạc bằng cách chườm gạc ấm lên mắt bị bệnh hoặc cả 2 mắt. Ðể làm gạc ấm, nhúng một miếng vải sạch không có sợi xơ vào nước ấm và vắt khô trước khi chườm nhẹ lên mí mắt. Ðối với viêm kết mạc dị ứng, tránh dụi mắt vì làm vậy có thể khiến histamin giải phóng nhiều, nên dùng gạc mát để làm dịu mắt. Cũng có thể thử dùng các thuốc nhỏ mắt không kê đơn đặc hiệu như Naphon-A hoặc Opcon-A có chứa một chất kháng histamin và một chất gây co mạch. . biến nhất gây viêm kết mạc. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm kết mạc do tắc tuyến lệ. Viêm kết mạc do virus và viêm kết mạc do vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Viêm kết mạc do virus. học - là viêm giác -kết mạc. Dạng viêm kết mạc do virus này có thể lây ra cả lớp chỉ trong một vài ngày. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường không gây dịch. Khi nào cần đi khám Viêm kết mạc là một. Viêm kết mạc Viêm kết mạc là bệnh viêm màng tiếp hợp (kết mạc) lót mí mắt và một phần nhãn cầu. Nguyên nhân có thể là vi khuẩn

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan