Loét miệng Nhỏ và không nhìn thấy, nhưng đau, dai dẳng và khó chịu. Đó là những gì mà người bệnh phải chịu. Vết loét nông trong miệng có thể cản trở việc ăn uống và nói. Chúng có thể ở lưỡi, màn hầu và phía trong má hoặc môi. Loét miệng có hai dạng: Loét miệng đơn giản. Chúng có thể xuất hiện 3-4 lần/năm và kéo dài 4-7 ngày. Lần đầu tiên thường xảy ra ở lứa tuổi 10-20, nhưng chúng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn. Khi đến tuổi trưởng thành, vết loét này ít xuất hiện và có thể ngừng phát triển. Bất kỳ ai cũng có thể bị loét miệng, nhưng chúng dường như có xu hướng gia đình. Loét miệng phức tạp. Loại này ít gặp nhưng gây nhiều phiền toái hơn. Những người bị bệnh này thường đau hơn những người bị loét miệng đơn giản. Khi những vết loét cũ liền, vết loét mới lại xuất hiện. Loét miệng khác với đau lạnh ở chỗ chúng xuất hiện ở mô mềm trong miệng và không lây. Ngược lại, loét lạnh hiếm khi phát triển ở mô mềm và rất dễ lây bởi bệnh do virus. Loét miệng rất hay gặp, có tới hàng chục triệu người Mỹ mắc chứng này. Nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng ở hầu hết các ca, và điều trị còn ít hiệu quả. Đau nói chung sẽ giảm dần trong một vài ngày. Dấu hiệu và triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng loét miệng gồm: - Đau hoặc loét ở bên trong miệng - trên lưỡi, vòm hầu và bên trong má. - Cảm giác ngứa hoặc bỏng rát xuất hiện trước sau đó mới loét. - Xuất hiện tổn thương loét hình vòng tròn, hơi trắng có rìa hoặc quầng đỏ. Trong trường hợp nặng cũng có thể bị - Sốt - Mệt mỏi - Hạch sưng Nguyên nhân Nguyên nhân của hầu hết các ca loét miệng vẫn chưa rõ. Nói chung, các nhà nghiên cứu cho rằng do stress hoặc tổn thương mô có thể gây loét miệng. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng một số thức ăn - ví dụ như nước chanh, cam, quýt, khoai tây và một số loại quả hạch - có thể gây ra bệnh này. Một tổn thương nhỏ, như cắn phải bên trong miệng, có thể khởi phát loét miệng. Trong một số trường hợp loét miệng phức tạp, các thầy thuốc có thể tìm ra và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân này gồm chức năng miễn dịch suy giảm, các vấn đề dinh dưỡng như thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic hoặc sắt, và các bệnh đường tiêu hóa. Khi nào cần khám bệnh Nếu bạn có tình trạng như sau, thì cần tới khám bác sỹ: - Loét lớn bất thường - Loét lan rộng - Loét dai dẳng, kéo dài từ 3 tuần trở lên - Đau không thể chịu đựng được - Khó uống - Mới bị sốt cao cùng với loét miệng Đến khám nha sỹ nếu mặt răng của bạn sắc hoặc các dụng cụ nha khoa có thể gây loét miệng. Điều trị Bác sỹ có thể kê đơn thuốc nếu vết loét lớn, đau hoặc dai dẳng. Để giảm đau và giảm sưng tấy vết loét, bác sỹ có thể khuyên xúc miệng , bôi mỡ corticosteroid hoặc thuốc tê lidocain (Xylocain, Mylocain) Phòng ngừa Do loét miệng có xu hướng tái phát, bạn có thể làm giảm các yếu tố gây loét miệng: - Kiểm tra thức ăn: tránh những thức ăn làm kích ứng miệng. Những thứ này gồm thực phẩm chua, quả hạch và một số gia vị. - Không vừa ăn vừa nói chuyện. Bạn có thể gây ra những tổn thương nhỏ cho niêm mạc mềm của miệng, gây loét. - Có thói quen vệ sinh miệng tốt. Thường xuyên chải răng sau bữa ăn và đánh răng với kem đánh răng ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch không có những thức ăn gây loét miệng. Dùng bàn chải mềm giúp tránh kích thích mô miệng. Tự chăm sóc Không có thuốc chữa cho cả loét đơn giản hay loét phức tạp và hiệu quả điều trị còn hạn chế. Tuy nhiên thực hiện các bước sau có thể tạm thời giảm nhẹ bệnh: - Tránh các thức ăn làm trầy xước, thức ăn chua hoặc nhiều gia vị có thể làm đau tăng. - Chườm đá để làm giảm đau. - Đánh răng cẩn thận dùng bàn chải rất mềm để tránh sưng tấy vết loét. - Xúc miệng bằng nước xúc miệng. Dùng oxy già pha loãng hoặc cồn diphenhydramin (Benadryl, Banophen). - Dùng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen (Tylenol và các thuốc khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, và các thuốc khác). Nhưng không dùng aspirin cho trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong như hội chứng Reye's. . người bị loét miệng đơn giản. Khi những vết loét cũ liền, vết loét mới lại xuất hiện. Loét miệng khác với đau lạnh ở chỗ chúng xuất hiện ở mô mềm trong miệng và không lây. Ngược lại, loét lạnh. chứng loét miệng gồm: - Đau hoặc loét ở bên trong miệng - trên lưỡi, vòm hầu và bên trong má. - Cảm giác ngứa hoặc bỏng rát xuất hiện trước sau đó mới loét. - Xuất hiện tổn thương loét hình. miệng, gây loét. - Có thói quen vệ sinh miệng tốt. Thường xuyên chải răng sau bữa ăn và đánh răng với kem đánh răng ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch không có những thức ăn gây loét miệng.