1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phòng ngừa ngạt thở ở trẻ nhỏ pptx

7 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 133,29 KB

Nội dung

Phòng ngừa ngạt thở ở trẻ nhỏ Đa số các trường hợp khi một vật gì đó làm tắc họng, theo bản năng trẻ sẽ ho, thở hổn hển hoặc oẹ cho tới khi vật lạ ra khỏi khí quản. Thông thường trẻ sẽ làm thông đường thở mà không cần sự trợ giúp, và bạn không cần can thiệp. Nhưng nếu trẻ không kêu được, ngừng thở và trở nên xanh xám, bạn phải hành động thật nhanh. Điều gì gây ngạt thở? Bất kỳ lúc nào trẻ nuốt phải cái gì đó, trẻ sẽ ngạt. Trẻ nhỏ thường ngạt do tiền xu, những mảnh đồ chơi nhỏ hoặc thức ăn đi lạc chỗ. Bất kỳ thức ăn nào không mềm hoặc không dễ tan hoặc không thể nuốt được hết là một mối nguy có thể gây nghẹn và nên tránh, gồm:  Các loại quả hạch  Quả nho, hột hoặc nho khô  Trái cây không gọt vỏ  Rau tái hoặc rau sống  Thức ăn có xơ như cần tây, y bông cải xanh, rau bí và măng tây  Ngô  Quả ương  Kẹo và kẹo gôm  Khoai tây rán và bỏng ngô  Lạc rang bơ  Xúc xích và thức ăn trưa không cắt thành mảnh nhỏ Trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn từ 4 đến 6 tháng tuổi, tùy theo sự phát triển của trẻ và việc chấp nhận thức ăn mới này. Nếu bạn muốn cho trẻ ăn thức ăn giống như bữa ăn của gia đình, hãy thử nấu nhừ hoặc băm thật kỹ thức ăn hoặc dùng máy xay thức ăn. Nhớ rằng: không phải thức ăn nào cũng có thể chế biến đủ nhỏ và mềm để trẻ có thể ăn được. Ngạt nguy hiểm như thế nào? Khi đường thở của trẻ bị tắc và nó không thể làm thông được, ngạt đang đe dọa tính mạng. Bạn phải hành động ngay lập tức. Nếu bạn khó làm thông đường thở, hãy gọi cấp cứu. Trẻ càng bị thiếu oxy lâu, nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong càng lớn. Bạn cần làm gì? Nếu trẻ ho, hãy để nó ho cho đến khi đường thở được thông. Nếu bạn nhìn thấy vật chẹn trong họng, nhẹ nhàng đưa tay vào miệng trẻ để lấy vật gây tắc. Nếu không nhìn thấy gì, đừng đưa tay vào họng trẻ. Bạn có thể làm cho vật đó vào sâu hơn. Nếu trẻ đang ngạt và không nói được, bạn phải hành động thật nhanh:  Gọi cấp cứu  Hãy đặt trẻ trên cánh tay bạn, nằm sấp, đầu thấp hơn thân. Đỡ đầu và cổ bằng cách giữ chặt quai hàm và quay đầu sang một bên. Dùng cơ thể bạn để đỡ thêm.  Nếu trẻ quá lớn, hãy đặt trẻ nằm sấp trên lòng bạn, đầu thấp hơn thân.  Phát thật nhanh 5 cái vào giữa hai vai của trẻ bằng gót tay. Nếu trẻ vẫn không thở được, hãy thận trọng lật trẻ lại - đỡ lưng và đầu trẻ bằng tay kia - để trẻ nằm ngửa. Giữ trẻ nằm vắt qua đùi, đầu quay về một phía và thấp hơn thân. Dùng hai ngón tay ép nhanh 5 lần ở chỗ xương ngực, khoảng bằng chiều ngang một ngón tay phía dưới núm vú. Nếu trẻ vẫn không thở, làm lại các bước này chừng nào hết tắc nghẽn trẻ sẽ tự thở hoặc bạn cần phải hô hấp nhân tạo. Khi nào phải tìm sự trợ giúp y tế Đôi khi rất khó biết được khi nào cần đưa trẻ tới bác sỹ, đặc biệt với những người mới làm cha mẹ. Do trẻ không thể nói với bạn khi nào bé đau, nên rất khó phân biệt một vấn đề bình thường với một điều gì đó nghiêm trọng. Rất quan trọng để nhận ra những dấu hiệu và triệu chứng nào báo hiệu vấn đề nghiêm trọng. Hãy gọi tư vấn y tế nếu trẻ:  Trẻ chán ăn hoặc ăn ít  Da vàng sẫm  Sốt  Quấy khóc liên tục và không thể dỗ dành được  Nôn vọt  Hôn mê hoặc khó đánh thức một cách bất thường  Bị tiêu chảy thường xuyên  Môi và lưỡi đỏ tía, sẫm màu  Ra nhiều mồ hôi khi ăn hoặc khóc  Khó thở  Phân nhạt màu hoặc gần như trắng Cũng cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ có các dấu hiệu của ngạt. Trẻ ngạt không thể kêu. Mặt trẻ sẽ chuyển từ đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu xanh xám. Một qui tắc chung, hãy tin tưởng vào trực giác của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng nên gọi cho bác sỹ, hãy gọi ngay. Nếu bạn nghĩ nên đưa trẻ tới phòng cấp cứu, hãy đưa trẻ đi ngay. Khi có vấn đề xảy đến với sức khỏe của trẻ, câu châm ngôn cổ "cẩn tắc vô ưu" luôn đúng. Hãy chuẩn bị các câu trả lời Để giúp nhân viên y tế biết điều gì đã xảy ra với con bạn và có thể điều trị tốt nhất, hãy chuẩn bị trả lời cho các câu hỏi sau:  Tại sao bạn quyết định gọi bác sỹ hoặc đi khám?  Bác sỹ thường khám cho trẻ là ai? Khi nào tới lần khám tiếp theo?  Nhân viên y tế có thể giúp bạn những gì?  Bạn đang lo lắng điều gì về sức khỏe của trẻ?  Bạn nhận thấy những thay đổi gì ? Bạn có thấy thay đổi về cách ăn hoặc uống, về số lần đi tiểu hoặc số lần đi ngoài?  Trẻ đã từng có lần nào như thế chưa?  Bạn có cặp nhiệt độ cho trẻ không? Trẻ có sốt không?  Có ai trong gia đình bị ốm không, hoặc trẻ có tiếp xúc với người ốm nào không?  Bạn đã thử điều trị gì? Bạn có cho trẻ uống thuốc hoặc dùng phương pháp chữa bệnh tại nhà không? Nếu có, là cái gì, bao lâu và khi nào?  Trẻ có bị dị ứng với thuốc hay thức ăn không? Bạn có được báo là nên tránh bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ không? Biết được tiềm lực Một ý hay là quen với tiềm lực y tế tại cộng đồng càng sớm càng tốt. Biết được những gì sẵn có có thể tiết kiệm được thời gian - và stress - trong tình huống khẩn cấp. Nếu bạn chưa có, hãy quan tâm tới việc:  Chọn dịch vụ chăm sóc y tế ban đầu cho trẻ  Tìm hiểu về thời gian làm việc tại các phòng khám và bệnh viện địa phương  Tìm phòng cấp cứu gần nhất  Tự làm quen với các chọn lựa chăm sóc sức khỏe có bao gồm cả bảo hiểm y tế của bạn. . Phòng ngừa ngạt thở ở trẻ nhỏ Đa số các trường hợp khi một vật gì đó làm tắc họng, theo bản năng trẻ sẽ ho, thở hổn hển hoặc oẹ cho tới khi vật lạ ra khỏi khí quản. Thông thường trẻ. thông đường thở mà không cần sự trợ giúp, và bạn không cần can thiệp. Nhưng nếu trẻ không kêu được, ngừng thở và trở nên xanh xám, bạn phải hành động thật nhanh. Điều gì gây ngạt thở? Bất kỳ. nhanh 5 cái vào giữa hai vai của trẻ bằng gót tay. Nếu trẻ vẫn không thở được, hãy thận trọng lật trẻ lại - đỡ lưng và đầu trẻ bằng tay kia - để trẻ nằm ngửa. Giữ trẻ nằm vắt qua đùi, đầu quay

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w