1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Các loài động vật “thú vị” pot

5 493 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các loài động vật “thú vị” Rồng lá Nếu như nói không có rồng tồn tại trên đời này thì điều đó có thể là chưa đúng. Chỉ cần một lần nhìn thấy con Phycodurus eques nhiều người sẽ tin là có rồng ngay, chỉ có điều không phải là rồng phun lửa trong thần thoại mà là một con vật giống y như con rồng có kích thước nhỏ hơn. Rồng Phycodurus eques là một trong những loại cá tuyệt đẹp và cũng có nhiều bí ẩn vào bậc nhật của thế giới đại dương. Nhìn rồng lá trông thật thích mắt, trông giống như một thân cây có những cái lá thật lạ. Những lá đó chính là những phiến da, treo khắp đầu, thân đuôi, và trông hệt như lá thật. Những chiếc lá đó không giúp rồng lá chuyển động. Thực tế, cơ thể rồng lá cũng hiếm khi có vẻ là đang di chuyển đi. Nếu quan sát kỹ mới thấy rồng lá chuyển động bắt chước theo kiểu chuyển động đu đưa của tảo bẹ dưới biển, chỉ có nhìn thật gần mới thấy được những cái vây nhỏ lờ mờ giúp cho chúng chuyển động. Có thể nói trong thế giới loài vật, rồng lá là một trong những loài có sự tiến hóa bậc nhất về nghệ thuật ngụy trang. Các loại cá dữ khó mà biết được rồng lá là một con vật, bởi nó quá giống một cái cây có màu sặc sỡ. Suốt cả đời rồng lá chỉ bơi nhởn nhơ giữa những tảo bẹ thuộc chủ yếu ba giống tảo Macrocystis, Ecklonia và Lessonia. Vì không có những bộ phận chuyên bơi lội như những loại cá khác nên dù mang tiếng là "rồng" nhưng con vật này lại là những kẻ bơi hết sức yếu ớt. Tuy nhiên đuôi của chúng lại không thể nắm bắt được (như cá ngựa), suốt đời rồng lá phải liên tục vận động dù là không bơi đi đâu xa. Cuộc sống của rồng lá gắn liền với những khu rừng tảo bẹ dưới nước, điều này cũng có lý do chính đáng. Với kiểu ngụy trang hình lá như vậy chúng được an toàn giữa cây lá. Nhưng khi bị tách khỏi thế giới thực vật, chúng lại trở nên hấp dẫn hơn những con mồi bình thường vì hình dáng lạ mắt của chúng và sẽ nhanh chóng trở thành mồi ngon cho nhiều loại cá lớn. Ngoài hình dáng đầy lá, rồng Phycodurus eques có cái mõm dài và nhỏ, chỉ dùng chủ yếu để hút con mồi vào trong miệng nhỏ. Thức ăn khoái khẩu của rồng lá là các loài không xương sống nhỏ, sống quanh quẩn trong rừng tảo bẹ. Khi tự vệ cũng như khi tấn công, rồng lá biết co người lại, chĩa những cái gai ra - gai là một thứ vũ khí quan trọng nhất của rồng lá, tuy nhiên trong thiên nhiên ít có kẻ thù nào dùng rồng lá như một loại thức ăn chính. Cách thức sinh sản của rồng lá cũng không kém phần lạ lẫm. Rồng cái đẻ mỗi năm một lần, mỗi lần đẻ khoảng 250 trứng. Con cái gửi trứng của mình lên bộ phận ấp trứng nằm ở trên đuôi của con đực. Bộ phân ấp trứng này chứa phần xốp có nhiều chỗ lõm - mỗi chỗ lõm đó dùng để chứa một cái trứng (trứng được thụ tinh trong quá trình con cái chuyển giao trứng cho con đực). Trứng được rồng đực mang theo bên mình mãi cho đến khi nở. Sau khoảng 8 tuần, trứng nở, nhưng trong thiên nhiên chỉ có chừng 5% trứng là phát triển được đến tuổi trưởng thành (khoảng 2 năm tuổi). Rồng lá thường sống ở độ sâu từ 5-35m, và đặt biệt chỉ có ở vùng nước ôn đới (nhiệt độ quanh năm từ 14-19 độ C) dọc theo duyên hải miền Nam Australia trong khu rừng tảo bẹ dưới biển quanh Kangaroo Island và Lancelim. Bình thường rồng lá phát triển đến chiều dài xấp xỉ 35cm, nhưng đôi lúc chúng cũng có thể đạt đến chiều dài 45cm. Rồng lá được luật pháp Australia bảo vệ. Nếu không có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, rất nhiều con rồng lá sẽ bị người ta bắt đi, để bán cho những người thích nuôi cá cảnh và những kẻ thích săn tìm vật lạ. Ngoài ra thị trường đông dược Trung Quốc cũng rất ưa chuộc loại rồng biển bí ẩn này. Loài ốc "mặc áo giáp" Các nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thuỵ Điển đã phát hiện ra một trong những loài ốc dị thường nhất thế giới. Chúng có một lớp vảy cứng bằng sắt móc chặt vào nhau, tạo thành một tấm áo giáp kiên cố che phủ thân mình và phần dưới chân. Loài ốc mới được phát hiện tại các miệng phun thuỷ nhiệt thuộc Ấn Độ Dương. Theo Anders Waren, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện ra loài ốc lạ, "con quái vật tí hon" này là động vật đầu tiên trên thế giới có bộ phận cơ thể "làm bằng" sulfur sắt. Khi ông dùng kẹp sắt để kiểm tra vảy của con ốc biển, chúng liền dính luôn vào kẹp. Nhờ thế, ông mới biết rằng vảy ốc được làm bằng sắt và bị nhiễm từ. Theo nhóm nghiên cứu, "áo giáp" của ốc giúp chúng tự bảo vệ trước những loài ăn thịt cùng sống trong miệng phun. Trước những tấm vảy chắc chắn, loài ốc chuyên săn mồi bằng cách tiêm nọc độc vào con mồi cũng phải chào thua. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một chiếc tàu ngầm điều khiển từ xa để thám hiểm các miệng phun thuỷ nhiệt tại Ấn Độ Dương. Miệng phun thuỷ nhiệt là những ống ngầm dưới nước, được mệnh danh là "con nghiện đen" vì thường xuyên phun ra những dòng nước đen ngòm, nóng tới 400oC. Tuy nhiệt độ cao nhưng nước không sôi được do áp suất dưới đáy biển rất lớn, cao gấp 250 lần so với trên mặt biển. Nước ở gần miệng phun nguội hơn, mang nhiều khoáng chất (khiến cho nước có màu đen), trong đó có cả thành phần tạo nên "áo giáp" của ốc biển. Đối với động vật hiện đại ngày nay, cấu trúc cơ thể của loài ốc biển này thực sự là một "mẫu trang phục" kỳ lạ. Tuy nhiên, đối với nhiều động vật nguyên thuỷ, đặc biệt là ở Kỷ Cambri (cách đây 540-500 triệu năm), vảy lại là "thời trang". Nhưng kết quả xét nghiệm gene và giải phẫu học cho thấy rằng, ốc "mặc áo giáp" có mối quan hệ rất gần gũi với ốc hiện đại. Điều này có thể khiến những người giàu trí tưởng tượng nghĩ ngay đến sự xuất hiện của một chiến binh La Mã lỉnh kỉnh giáp mũ bên bờ Hồ Gươm nhộn nhịp Thành phần vảy ốc có chứa 2 khoáng chất sulfur sắt là pyrite và greigite. Do cấu tạo sulfur thường thiếu ổn định nên chúng ta hiếm khi nhìn thấy chúng trên cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, hợp chất sắt và sulfur lại xuất hiện rất nhiều ở những vùng biển giàu khoáng chất tại các hệ sinh thái có miệng phun thuỷ nhiệt, vì thế có thể hiểu được tại sao ốc ở đây lại có vảy bằng sulfur sắt. Callum Roberts, chuyên gia nghiên cứu động vật thân mềm thuộc ĐH York (Anh), cho biết: "Miệng phun thuỷ nhiệt là nơi trú ngụ của quần thể động vật độc đáo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa, thích nghi, và lịch sử về cuộc sống nguyên thuỷ trên trái đất. Đây chính là một hệ sinh thái tự nhiên phong phú mà chúng ta cần phải hết sức nâng niu, bảo vệ, như chúng ta từng bảo vệ vườn quốc gia trên mặt đất". Cá voi biết hát Cá voi xanh trưởng thành dài chín mươi bộ và một con cá voi lớn cân nặng một trăm năm mươi tấn! Vì vậy cũng không đáng ngạc nhiên khi ta biết cá voi xanh phát ra những âm thanh mạnh nhất và sâu nhất trong các loài động vật. Tiếng rên rỉ của cá voi xanh là một âm thanh phức tạp có thể trầm hơn mọi giới hạn nghe được của con người. Những âm thanh đó mạnh đến nỗi chúng có thể đi xuyên qua đại dương. Và vì thính giác của chúng rất nhạy, có thể cho rằng cá voi xanh đã "trò chuyện" với nhau qua hàng ngàn dặm dưới nước Một loài cá voi nhỏ hơn, cá voi lưng gù có thể phát ra nhiều âm thanh khác nhau với một giọng trầm bổng: rên rỉ, khụt khịt, rít the thé, lầu bầu, tắc lưỡi, huýt sáo, lải nhải, lục cục, gầm gừ, nức nở, thỏ thẻ và cả những âm thanh ầm ầm như sấm nữa. Cá voi lưng gù còn biết làm nhiều trò ngộ nghĩnh hơn. Chúng hát. Thực ra, chúng có thể phát ra nhiều âm thanh khác nhau với một giọng trầm bổng: rên rỉ, khụt khịt, rít the thé, lầu bầu, tắc lưỡi, huýt sáo, lải nhải, lục cục, gầm gừ, nức nở, thỏ thẻ và cả những âm thanh ầm ầm như sấm nữa. Bài hát của cá voi lưng gù rất mê hoặc. Chúng hát đi hát lại nhiều lần, từng nốt một, trong suốt thời kỳ tìm bạn đời của chúng ở vùng nước ấm ngoài khơi Hawaii, vùng Baja California và Caribbean. Những thành viên của cùng một nhóm cá voi luôn luôn hát cùng một bài, hoặc gần như vậy. Vì thế, cá voi bắc Thái Bình Dương hát một bài, cá voi Đại Tây Dương hát một bài khác. Điều đáng ngạc nhiên là mỗi năm bài hát của chúng mỗi khác. Sau tám tháng đi xa kiếm ăn, cá voi lại trở về vùng nước ấm của mình để hát khúc aria vang vọng của năm trước và thêm vào vài đoạn hoàn toàn mới. . Các loài động vật “thú vị” Rồng lá Nếu như nói không có rồng tồn tại trên đời này thì điều đó có thể là. chuyển động. Có thể nói trong thế giới loài vật, rồng lá là một trong những loài có sự tiến hóa bậc nhất về nghệ thuật ngụy trang. Các loại cá dữ khó mà biết được rồng lá là một con vật, bởi. với động vật hiện đại ngày nay, cấu trúc cơ thể của loài ốc biển này thực sự là một "mẫu trang phục" kỳ lạ. Tuy nhiên, đối với nhiều động vật nguyên thuỷ, đặc biệt là ở Kỷ Cambri (cách

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w