1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ly thuyet vat ly 9

7 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 94 KB

Nội dung

LÝ THUYẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 9 A. HỌC KỲ I * Câu hỏi Câu 1: Phát biểu định luật ôm? Hệ thức của định luật. Câu 2: Điện trở tương đương là gì? Câu 3: Đoạn mạch nối tiếp? Đoạn mạch song song? Câu 4: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vao nhũng yếu tố nào? Công thức tính điện trở? Câu 5: Điện trở suất là gì? Câu 6: Biến trở là gi? được dùng để làm gì? Câu 7: Công suất định mức của một dung cụ cho biết điều gì? Câu 8: Công của dòng điện là gì? Công thức? Câu 9: Phát biều định luật Jun – len xơ? Hệ thức của định luật? Câu 10: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện? Câu 11: Đặc điểm của nam châm? Câu 12: Thí nghiệm Ơxtet? Câu 13: Từ phổ là gì? Câu 14: Quy tắc nắm tay phải? Câu 15: Làm thế nào để thanh thép bị nhiễm từ? Câu 16: Cấu tạo của nam châm điện? các ứng dụng của nam châm? cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện? Câu 17: Điều kiện để có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn? Câu 18: Quy tắc bàn tay trái Câu 19: Cấu tạo va nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều? Câu 20: Các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng 1chiều trong dây dẫn kín. Câu 21: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. * Trả lời Câu 1: Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghiạch với điện trở của dây. Hệ thức: I = R U Với: I: Cường độ dòng điện đơn vị là ampe (A) U: Hiệu điện thế đơn vị là vôn (V) R: Điện trở đơn vị là ôm Câu 2: Điện trở tương đương với đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chay qua đoạch mạch vẫn có giá trị như trước. Câu 3: * Đối với đoạn mạch nối tiếp: - Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm I = I 1 = I 2 - Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở thành phần U = U 1 + U 2 - Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng điện trở thành phần: R tđ =R 1 +R 2 * Đối với đoạn mạch song song: - Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I 1 + I 2 - Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch rẽ: U = U 1 = U 2 - Điện trở tương đương được tính theo công thức: Rtđ 1 = 1 1 R + 2 1 R Câu 4: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài (l) của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện (S) của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn Công thức: l R = S Với: - R: Điện trở - : Điện trở suất - l : Chiều dài (m) - S : Tiết diện (m 2 ) Câu 5: Điện trở suất của một vật liệu (hay 1 chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và tiết diện là 1m 2 Câu 6: Biến trở là điện trở có thế thay đổi được trị số và cóthể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. Câu 7: Công suất định mức của một dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường. Câu 8: Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. A = P . t = U . I . t Câu 9: Định luật Jun-Len xơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua. Hệ thức: Q = I 2 . R . t Q: Nhiệt lượng toả ra đơn vị là Jun (J) I: Cường độ dòng điện (A) R: Điện trở ( ) t: Thời gian (s) Câu 10: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện - Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40v - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. - Cần phải mắc nối tiếp cầu chì với các thiết bị điện. - Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần phải sử dụng các vật dụng cách điện và phải nối đất với một số đồ dùng điện. Câu 11: Đặc điểm của nam châm: Nam châm nào cũng có 2 từ cực: Khi để tự do cực luôn chỉ hướng bắc gọi là từ bắc, cực luôn chỉ hướng nam goi là cực từ nam. Câu 12: Thí nghiệm Ơxtet: Đặt đoạn dây dẫn AB song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn AB. Quan sát kim nam châm. Thí nghiệm Ơxtet chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường. Câu 13: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ Câu 14: Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tạy cái choãi ra chỉ chiểu đường sức từ trong lòng ống dây. Câu 15: Để 1 thanh sắt hay thép bị nhiễm từ thì cần phải đặt chúng trong từ trường. Câu 16: Cấu tạo của nam châm điện gồm: Lõi sắt non đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua. Các ứng dụng của nam châm là: loa điện, rơ le điện từ. Cấu tạo của loa điện: Gồm 1 ống dây l đặt trong từ trường của một nam châm E, 1 đầu của ống dây gắn chặt với màng loa M, ống dây có thể dao động dọc theo khe hở nhỏ giữa 2 từ cực của nam châm. Nguyên tắc hoạt động của loa điện: Khi có dòng điện chạy qua, ông dây chuyển động, khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa 2 cực của nam châm kéo theo màng loa dao động. Câu 17: Để có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thì dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ. Câu 18: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngõn tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều của lực điện từ. Câu 19: Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều là: Nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) gọi là stato và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay) gọi là rôto. Nguyên tắc hoạt động: Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay. Câu 20: Các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín. + Dùng nam châm vĩnh cửu: Đưa nam châm lại gần cuộn dây, đưa nam châm ra xa cuộn dây, đưa cuộn dây lại gần nam châm, đưa cuộn dây ra xa nam châm, quay nam châm trước cuộn dây, quay cuộn dây trước nam châm + Dùng nam châm điện: Trong khi đóng công tắc, trong khi ngắt công tắc. Câu 21: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. B. HỌC KỲ II * Câu hỏi Câu 1: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Câu 2: Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? Câu 3: Tại sao có sự hao phí trên đường dây tải điện? viết công thức tính công suất hao phí di toả nhiệt trên đường dây? Cách làm giảm hao phí? Câu 4: Máy biến thế là gì? cấu tạo của máy biến thế? Câu 5: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? mối quan hệ giữa góc tối và góc khúc xạ. Câu 6: Thấu kính là gì? Cách phân loại các loại thấu kính. Câu 7: Cấu tạo của máy ảnh? Tính chất ảnh của một vật trên phim? Câu 8: Nêu cấu tạo của mắt về mặt quang học? Điểm cực cận và điểm cực viễn là gì? giới hạn nhìn rõ của mắt. Câu 9: Mắt cận là gì? Mắt lão là gì? Cách khắc phục. Câu 10: Kính lúp là gì? Câu 11: Cách tạo ra ánh sáng màu bằng ác tấm lọc màu? Câu 12: Nếu các cách phân tích một chòn sáng bằng. Câu 13: Thế nào trộn ánh sáng màu? Câu 14: Khi nào ta nhìn thấy màu của vật? khả năng phản xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào? Câu 15: Nêu các tác dụng của ánh sáng * Trả lời: Câu 1: Xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: Tác dụng nhiệt, quang và từ. Một điểm khác với dòng điện 1 chiều là đối với dòng điện xoay chiều khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm củng đổi chiều. Câu 2: Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều gồm có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn một trong hai bộ phận đó đứng yên là stato, bộ phận còn lại gọi là rô to. Câu 3: Có sự hao phí trên đường dây tải điện là do khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây. Công thức tính công suất hao phí Để làm giảm hao phí cần phải tăng diệu điện thế đặt vào 2 dầu đường dây. Câu 4: Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. Cấu tạo của máy biến thế: - Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau đặt cách điện với nhau. Cuộn dây nối với mạng điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy hiệu điện thế ra sử dụng gọi là cuộn thứ cấp. - Một lõi sắt chung chi cả 2 cuộn dây. Nguyên tắc hoạt đông: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. Câu 5: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Mối quan hệ giữa góc tối và góc khúc xạ. - Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong soất rắn, lỏng khác thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tôi. - Khi góc tối tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). - Khi góc tối bằng 0 o thì góc khúc xạ củng bằng 0 o , tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường. Câu 6: Thấu kính là một môi trường trong suốt được giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. Cách phân biệt 2 loại TK: - Thấu kính hội tụ (TKHT) là thấu kính có phần rìa ngoài mỏng hơn phần giữa. - Thấu kính phân kỳ (TKPK) là thấu kính có phần rìa ngoài dày hơn phần giữa. Câu 7: Cấu tạo của máy ảnh gồm 2 bộ phận chính là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ, trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó. Tính chất ảnh của một vật trên phim: là ảnh thật, ngược chiều là nhỏ hơn vật. Câu 8: Cấu tạo của mắt gồm 2 bộ phận quan trọng nhất là thể thuỷ tinh và màng lưới. + Thể thuỷ tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, nó dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi. + Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét. + Điểm xa mắt nhất ma khi có vật ở đó, mắt không điều tiết có thể nhìn rõ vật gọi là điễm cực viễn (Cv) + Điểm gần mắt nhất mà khi có vật ở đó mắt còn có thể nhìn rõ vật (Khi điều tiết tối đa) gọi là điểm cực cận (Cc). * Giới hạn nhìn rõ: Khoảng cách từ Cc đến Cv. Câu 9: Mắt cận là mắt có thể nhìn thấy những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa. Để khắc phục người bị cận cần đeo một kính cận là một thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. + Mắt lão là mắt có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ được những vật ở gần. Để khắc phục người mắt lão cần đeo một kính lão là một tháu kính hội tụ. Câu 10: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. Hệ thức liên hệ giữa rổ bội giác là tiêu cự: G = f 25 Câu 11: Cách tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu, màu của tấm lọc là màu mà ta thu được. Câu 12: Các cách phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khách nhau là chiếu chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD. Câu 13: Trộn ánh sáng màu là chiếu 2 hay nhiều chùm sáng màu lên cùng một vị trí trên một màn ảnh màu trắng. Màu tại vị trí đó là màu sắc mà ta thu được. Câu 14: Ta nhìn thấy màu của vật khi có ánh sáng màu từ vật đó (trừ màu đen) vào mắt ta. + Khả năng tán xạ ánh sáng màu của vật. - Vật màu trắng có thể tán xạ tất cả các ánh sáng màu. - Vật màu nào thì tận mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác. - Vật nào đen không có khả năng tận bất kỳ ánh sáng màu nào. Câu 15: Các tác dụng của ánh sáng: Tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Câu 16: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Học, học nữa, học mãi. Học cho đến thuộc thì thôi! . tay đến ngõn tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều của lực điện từ. Câu 19: Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều là: Nam châm tạo ra từ trường. suất định mức của một dung cụ cho biết điều gì? Câu 8: Công của dòng điện là gì? Công thức? Câu 9: Phát biều định luật Jun – len xơ? Hệ thức của định luật? Câu 10: Các quy tắc an toàn khi sử dụng. điện? Câu 17: Điều kiện để có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn? Câu 18: Quy tắc bàn tay trái Câu 19: Cấu tạo va nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều? Câu 20: Các cách dùng nam châm để

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w