Trắc nghiệm vật lý 9

4 579 15
Trắc nghiệm vật lý 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ôn tập vật lớp 9. Dòng điện một chiều I. Tóm tắt thuyết: 1. Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của các hạt điện tích. Chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các hạt mang điện dương và ngược chiều chuyển động của các hạt mang điện âm. + Cường độ dòng điện không đổi được tính theo cong thức: t q I = + Đơn vị của dòng điện là ampe(A) 2. Điện trở của dây dẫn hình trụ chiều dài l, tiết diện S, điện trở suất là ρ S l R ρ = 3. Định luật Ôm: - Định luật Ôm với một điện trở thuần: R U I AB = hay U AB = V A – V B = IR 4. Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxơ - Công và công suất của dòng điện ở đoạn mạch (điện năng và công suất điện ở đoạn mạch) A = UIt; P = UI - Định luật Jun – Lenxơ: Q = RI 2 t = U 2 t /R 5.Hai cách mắc điện trở đơn giản a. Mắc nối tiếp: R 1 nt R 2 nt R 3 A B R 1 R 2 R 3 + Điện trở của mạch AB là: R AB = R 1 + R 2 + R 3 . + Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở: I 1 = I 2 = I 3 = .I AB + Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch: U AB = U 1 + U 2 + U 3 + . Chú ý: Muốm có điện trở lớn hơn thì mắc các điện trở đã cho nối tiếp với nhau: R AB > R 1 , R 2 , R 3 . b. Mắc song song: R 1 // R 2 // R 3 R 1 + Điện trở của mạch AB là: 1/R AB = 1/R 1 +1/R 2 +1/ R 3 . + Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở: I 1 + I 2 + I 3 = .I AB A B R 2 + Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch: U AB = U 1 + U 2 + U 3 + . R 3 Chú ý: + Muốm có điện trở nhỏ hơn thì mắc các điện trở đã cóngong song với nhau: R AB < R 1 , R 2 , R 3 . +Nếu R 1 // R 2 thì R 12 = R 1 R 2 /(R 1 +R 2 ) 6.Dụng cụ đo điện thường sử dụng a. Ampekế + Dùng để đo cường độ dòng điện. Điện trở R A rất nhỏ. + Muốn đo cường độ dòng điện thì mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo, khi đó số chỉ của ampe kế cho biết cường độ cần đo. b. Vôn kế + Dùng để đo hiệu điện thế. Điện trở của R V là rất lớn. + Muốn đo hiệu điện thế thì mắc vôn kế song song với vật cần đo, khi đó số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế cần đo. II. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. một dòng điện có cường độ không đổi 8mA chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian t. Biết điện lượng dịch chuyển tương ứng là 16mC. Thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đó là A. 0,5s B. 1s C. 2s D. 3s 1 R A B Câu 2. Ngoài đơn vị oát (W), công suất còn được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Jun(J) B. Vôn trên ampe(V/A) C. Jun trên giây(J/s) D. Ampe nhân giây(A.s) Câu 3. Biểu thức của định luật Jun-lenxơ là A. Q = R 2 It B. Q = RIt 2 C. Q = RIt D. Q = RI 2 t Câu 4.Một mạch điện gồm điện trở thuần R = 10Ω mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 20V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian t = 10s là A. 20J B. 2000J C. 40J D. 400J Câu 5. Công của dòng điện được xác định theo công thức: A. A = UIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI. Câu 6. Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. kWh C. W D. kVA Câu 7: Biểu thức tính công A và công suất P của dòng điện trên đoạn mạch là: a. P= U.I, A= U.I.t b. P = I 2 .R, A= U.I.t c. P= U.I, A= R.I 2 .t d. P= R U 2 , A= R U 2 t Câu 8. Đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ù) mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 300 (Ù), điện trở toàn mạch là: A. R TM = 200 (Ù). B. R TM = 300 (Ù). C. R TM = 400 (Ù). D. R TM = 500 (Ù). Câu 9. Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ù), mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 200 (Ù), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 1 là A. U 1 = 1 (V). B. U 1 = 4 (V). C. U 1 = 6 (V). D. U 1 = 8 (V). Câu 10. Đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ù) mắc song song với điện trở R 2 = 300 (Ù), điện trở toàn mạch là: A. R TM = 75 (Ù). B. R TM = 100 (Ù). C. R TM = 150 (Ù). D. R TM = 400 (Ù). Câu 11. Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 100 (Ù), mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 200 (Ù). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: A. U = 12 (V). B. U = 6 (V). C. U = 18 (V). D. U = 24 (V). Câu 12 . Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật. D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian. Câu 13. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật. C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện qua vật. D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. Câu 15. Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. Câu 16. Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1. C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1. 2 Câu 17. Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U 1 = 110 (V) và U 2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là: A. 2 1 R R 2 1 = B. 1 2 R R 2 1 = C. 4 1 R R 2 1 = D. 1 4 R R 2 1 = Câu 18 . Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị A. R = 100 (Ù). B. R = 150 (Ù). C. R = 200 (Ù). D. R = 250 (Ù) Câu 19 . Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R 2 thì A. độ sụt thế trên R 2 giảm. B. dòng điện qua R 1 không thay đổi. C. dòng điện qua R 1 tăng lên. D. công suất tiêu thụ trên R 2 giảm. Câu 20 . Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng song song rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là: A. 5 (W). B. 10 (W). C. 40 (W). D. 80 (W). Câu 21 . Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là: A. 5 (W). B. 10 (W). C. 40 (W). D. 80 (W). Câu 22 . Một ấm điện có hai dây dẫn R 1 và R 2 để đun nước. Nếu dùng dây R 1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t 1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R 2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t 2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là: A. t = 4 (phút). B. t = 8 (phút). C. t = 25 (phút). D. t = 30 (phút). Câu 23. Một ấm điện có hai dây dẫn R 1 và R 2 để đun nước. Nếu dùng dây R 1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t 1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R 2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t 2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là: A. t = 8 (phút). B. t = 25 (phút). C. t = 30 (phút). D. t = 50 (phút). Câu 24. Một điện lượng 10mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫntrong thời gian 4s. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là A. 2,5A B. 0,0025A C. 40A D. 0,004A Câu 25. Một cường đọ dòng điện không đổi 0,8mA chạy qua một dây dẫn kim loại. Biết bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của elêctron tự do. Số lượng elêctron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 2s là A. 10 16 B. 10 15 C. 10 14 D. 10 17 Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R 1 = 12Ω, R 2 = 8Ω, ampe kế chỉ 2A . Bỏ qua điện trở của ampe kế. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là A. 24V B. 16V C. 9,6V D. 4,8V Câu 27. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R 1 = 12Ω, R 2 = 8Ω, ampe kế chỉ 2A . Bỏ qua điện trở của ampe kế. Cường độ dòng điện chạy qua R 2 là A. 0,5 A B. 1,2 A C. 1,0 A D. 0,8 A Câu 28: Chọn câu đúng Cho mạch điện như hình vẽ, điện trở R 2 giảm xuống thì A. độ sụt thế trên R 2 giảm. B. dòng điện qua R 1 tăng. C.dòng điện qua R 1 là hằng số. D.công suất tiêu thụ trên R 2 giảm. Câu 29: Hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một nguồn điện U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20W. Nếu các điện trở này được mắc song song vào nguồn thì công suất tiêu thụ tổng cộng là: A . 40W B. 10W C. 80W D. 5W Câu 30. Một sợi dây đồng dài 1km, tiết điện 0,34cm 2 . Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ωm. Điện trở của dây đồng là A. 1Ω B. 2Ω C. 1,5 Ω D. 0,5Ω 3 R 1 R 2 Câu 31. Hai dây đồng dài bằng nhau, tiết diện của dây thứ nhất là 0,2cm 2 , của dây thứ hai là 2mm 2 .Biết dây thứ nhất có điện trở là 0,5Ω. Điện trở của dây thứ hai là A. 5Ω B. 1Ω C. 10Ω D. 4Ω Câu 32. Một dây dẫn nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,50mm 2 . Biết rằng hiệu điện thế đặt vàohai đầu dây dẫn là 120V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là A. 3A B.1,5A C. 2A D. 2,5A Câu 33. Một dây dẫn manganin có chiều dài 6m,tiết diện 0,50mm 2 được nối vào hai cực của một ắcquy. Biết cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng 0,40A. Hiệu điện thế hai cực ắcquy là A. 11V B. 21V C. 1,1V D. 2,1V Câu 34. Một động cơ có hiêuụ suất 80%. Nếu đặt vào động cơ một hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện chạy qua động cơ là 4,5A. Công thực hiện bởi động cơ trong 1h là A. 2900J B. 29kJ C. 290kJ D. 2900kJ Câu 35. Dây tóc bóng đèn khi thắp sáng có điện trở là 24Ω. Nhiệt lượng mà dây dẫn toả ra trong 1h khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây tóc là A. 21600J B. 12600J C. 26100J D. 61200J Câu 36. Một bàn là tiêu thụ một điện năng 396kJ trong 12phút. Hiệu điện thế đặt vào bàn là 220V. Cường độ dòng điện chạy qua bàn là : A. 1,5A B. 2,5A C. 3A D. 4A Câu 37. Một bàn là tiêu thụ một điện năng 396kJ trong 12phút. Hiệu điện thế đặt vào bàn là 220V. Điện trở của bàn là: A. 50Ω B. 44Ω C. 88Ω D. 100Ω Câu 38. Một bóng đèn có ghi 220V-100W mỗi ngày thắp sáng trung bình 4giờ. Biết hiệu điện thế nơi dùng là 220V. Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là A. 6 số điện B. 12 kWh C. 10 số điện D. 5 kWh Câu 39. Trên nhãn của bàn là điện có ghi 220V-880W. Nếu hiệu điện thế của bàn là đúng bằng 220V thì cường độ dòng điện chạy qua bàn là: A. 0,36A B. 3,6mA C. 360mA D. 3,6A Câu 40. Một bóng đèn điện 220V- 100W được mắc vào mạng điện 110V. Bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở dây tóc vào bóng đèn. Công suất của bóng đèn là A. 100W B. 50W C. 25W D. 200W 4 . Ôn tập vật lý lớp 9. Dòng điện một chiều I. Tóm tắt lý thuyết: 1. Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của. ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật. D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi

Ngày đăng: 13/09/2013, 22:10

Hình ảnh liên quan

2. Điện trở của dây dẫn hình trụ chiều dài l, tiết diện S, điện trở suất là ρ - Trắc nghiệm vật lý 9

2..

Điện trở của dây dẫn hình trụ chiều dài l, tiết diện S, điện trở suất là ρ Xem tại trang 1 của tài liệu.
Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 12Ω, R2 = 8Ω, ampe kế chỉ 2 A. Bỏ qua điện trở của ampe kế - Trắc nghiệm vật lý 9

u.

26. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 12Ω, R2 = 8Ω, ampe kế chỉ 2 A. Bỏ qua điện trở của ampe kế Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan