1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Những phát minh tình cờ trong hóa học ppsx

10 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 513,95 KB

Nội dung

Những phát minh tình cờ trong hóa học Có những khám phá khoa học cực kỳ độc đáo và quan trọng không phải được hình thành từ bộ óc của một thiên tài mà là xuất phát từ một tai nạn mang tính ngẫu nhiên. Những phát minh ấy đã mang lại sự thay đổi lớn cho sự phát triển và tiến bộ của khoa học cũng như con người. Đường hóa học Sacarin Đứng ở vị trí thứ 10 là đường hóa học sacarin, được nhà hóa học người Nga Constantin Fahlberg phát hiện ra sau khi ông đã… không rửa tay sau một ngày làm việc ở phòng thí nghiệm. Năm 1979, Fahlberg đang nghiên cứu để tìm ra những ứng dụng mới của nhựa than. Vào một ngày nọ, sau khi dời phòng thí nghiệm về nhà, khi ông ăn một ổ bánh mì và cảm thấy có vị ngọt ở lưỡi. Ông đã hỏi vợ rằng bà có chế biến gì ổ bánh mì này không, và câu trả lời là “không”. Cuối cùng, Fahlberg nhận ra, vị ngọt ông cảm nhận được đó là từ bàn tay của ông – bàn tay đã không rửa sau khi ông rời phòng thí nghiệm. Một ngày sau, ông quay trở lại phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu cho đến khi ông tìm ra chất làm ngọt nhân tạo sacarin. "Bụi thông minh" - Smart dust Khi đang làm việc tại phòng hóa học của một trường đại học California, con chip máy tính mà Jamie Link đang sử dụng bỗng dưng bị rơi vỡ. Và sau đó bà phát hiện ra những mảnh vỡ nhỏ bé đó vẫn hoạt động như một bộ cảm biến độc lập và gọi đó là “Bụi thông minh – smart dust”. Smart dust là một loại cảm biến nhỏ xíu, không dây, dùng để phát hiện bất cứ hiện tượng gì, từ ánh sáng, nhiệt độ cho đến các rung động. Việc tìm ra “smart dust” đã giúp Jamie Link dành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi Collegiate Inventors vào năm 2003. Bộ cảm biến nhỏ bé đó có thể sử dụng để kiểm tra độ tinh khiết của rượu hoặc nước biển, để phát hiện ra các hóa chất độc hại hoặc các tác nhân sinh học trong không khí, hoặc thậm chí là xác định vị trí và triệt tiêu các tế bào khối u trong cơ thể con người. Coca-cola Có rất nhiều những câu chuyện kể về sự phát hiện tình cờ ra những món ăn mới. Chẳng hạn như món khoai tây chiên lát mỏng đã được phát hiện khi một người có tên là George Crum đang cố gắng làm khách hàng hài lòng sau khi vị khách này trả lại món khoai chiên vì nó bị ỉu do ngấm nước, hay món kem ngon tuyệt đã “ra đời” sau khi một người đàn ông tên là Frank Epperson đã bỏ quên cốc bia của mình ngoài đêm lạnh… Nhưng có lẽ, việc phát hiện ra Coca Cola là một trong những phát hiện có giá trị nhất đối với con người. Đó là câu chuyện của dược sĩ John Pemberton, khi ông đang cố gắng tìm ra phương thuốc chữa bệnh đau đầu bằng cách trộn các chất lại với nhau. Công thức “pha chế” cho đến nay vẫn còn là một bí mật. Coke chỉ được bán trong hiệu thuốc trong 8 năm trước khi nó được đóng thành chai và bày bán trên thị trường. Chảo chống dính Teflon là hóa chất chống dính được con người sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong các công việc bếp núc. Tính chất đặc thù của hóa chất này là không làm thức ăn dính vào nồi niêu xoong chảo sau khi đã được phủ một lớp mỏng bên trong. Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học của hãng Dupont Roy Plunkett (1910 - 1994) tình cờ khám phá vào năm 1938 khi ông đang cố gắng tìm ra chất làm lạnh để sản xuất tủ lạnh. Sản phẩm này được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm 1946. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các bà nội trợ. Ngày nay, người ta đã sản xuất ra các loại nồi, chào và cả lò nướng chống dính, mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống con người. Lưu hóa cao su Có thể nói, nếu không có người đàn ông Mỹ có tên là Charles Goodyear (29/12/1800 – 1/7/1860) thì ngày nay chúng ta cũng khó mà ứng dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên vô cùng quan trọng vào đời sống. Ông đã nghiên cứu thành công sự lưu hóa cao su. Vào những năm 1830, cao su được ứng dụng rộng rãi tại Anh nhưng tại Mỹ, khí hậu nóng hơn làm chúng mềm nhũn, không sử dụng được. Goodyear, một nhà buôn bán đồ ngũ kim ở Philadelphia, đã dành 5 năm vất vả để nghiên cứu, làm thí nghiệm với cao su. Mùa đông năm 1839, ông vô tình đặt mẩu hỗn hợp sulfur và cao su lên bếp lò và phát hiện ra thay vì nóng chảy thì nó cháy xém lại như da thuộc. Từ đó ông đã làm cho cao su trở nên mềm dẻo khô ráo, không còn chất dính, gọi đó là sự lưu hóa cao su. Nhựa Vào năm 1907, chất hóa học shellac được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong điện tử. Tuy nhiên, chất này được nhập khẩu từ Đông Nam Á với giá rất cao, vì vậy nhà khoa học người Bỉ Leo Hendrik Baekeland đã quyết định tìm ra vật liệu có thể thay thế chất shellac mà lại rẻ hơn. Trong quá trình nghiên cứu ông đã tìm ra một vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao mà không hề bị biến dạng và đặt tên cho nó là “Bakelite”, thứ chất mà ngay nay gọi là “nhựa” hay “chất dẻo”. Năm 1909, chất hoá học nhân tạo này đã chính thức được công bố và ông nhận được bằng sáng chế. Đây được coi là một mốc cực kỳ quan trọng của ngành hoá học, mở đầu cho việc ra đời của hàng loạt các loại nhựa khác như polystyren (năm 1930), nylon (năm 1934) Từ đó đến này, con người đã sáng chế ra rất nhiều loại nhựa được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực đòi hỏi tính năng cao như hàng không vũ trụ Tuy nhiên, các chất dẻo tổng hợp lại gây ra mối lo lắng của con người về sự ô nhiễm môi trường. Hiện tượng phóng xạ tự nhiên Antoine Henri Becquerel (sinh năm 1852), nhà vật lý Pháp - giáo sư vật lý tại trường Bách khoa và quốc học Pháp, là người phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Ông nghiên cứu về tia Roentgen, cho rằng nhiều loại chất khác nhau có thể phát ra tia này sau khi chúng được ánh nắng rọi vào. Ngày 1/3/1896, khi đang nghiên cứu về huỳnh quang tự nhiên và tia X quang mới lạ, Becquerel đã phát hiện được rằng tinh thể muối Uranium liên tục phóng ra một loại bức xạ có khả năng xuyên qua các màn chắn ánh nắng và làm đen các kính ảnh. Đó chính là hiện tượng phóng xạ tự nhiên. Thuốc nhuộm màu tím hoa cà Nhà hoá học người Anh tên là William Perkin có một giấc mơ lớn nhất đời ông là tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh sốt rét. Vào năm 1856, Perkin thử nghiệm trên một dạng thuốc ký ninh nhân tạo, sau khi thử nghiệm ông đã thu về một loại cặn đặc có màu đen. Quan sát tỉ mỉ màu sắc của cặn, ông phát hiện lớp cặn không phải đen mà là nó có màu tím, thứ màu cũng là thứ màu khá ưa chuộng trong y phục thời trang thời kỳ đó. Perkin đã tách chất màu tím trong cặn để sản xuất ra một chất màu hoa cà và xem nó là một loại phẩm nhuộm. Năm 1857, Perkin đã được cấp bằng phẩm màu nhân tạo, đây cũng là loại phẩm màu nhân tạo đầu tiên của loài người, sau đó Perkin mở một công ty chuyên bán loại phẩm màu hoa cà này. Máy điều hòa nhịp tim Những thiết bị máy điều hoà nhịp tim đầu tiên được sử dụng dòng điện xoay chiều và được treo trên tường. Chúng hơi bất tiện vì giường bệnh nhân bị mắc bệnh tim phải kê gần sát tường. Năm 1958, Wilson Greatbatch, một kỹ sư ở Buffalo, New York (Mỹ), khi đang cố gắng chế tạo ra máy tạo dao động nhằm ghi âm thanh của nhịp tim đập, ông đã nhầm lẫn trong việc treo cái điện trở, khiến dòng diện bị đảo chiều, nhưng lại ghi rõ cảm nhận tiếng tim đập trên cơ thể người. Ngạc nhiên vì kết quả thử nghiệm kỳ quặc, Greatbatch đã trao đổi William Chardack, người đứng đầu khoa mổ tại một bệnh viện gần đó. Năm 1959, tại bệnh viện nơi Chardack đang làm việc, Greatbatch đã thử nghiệm thiết bị mới của mình trên một con chó và khẳng định máy điều hoà nhịp tim đã ghi chính xác nhịp tim đập. Ông trở thành người đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công chiếc máy điều hoà nhịp tim có thể cấy dưới da người. Kháng sinh Penicillin Trở về nhà sau một chuyến đi nghỉ vào năm 1928, Alexander Fleming, một nhà vi khuẩn học người Scotland, đã ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng lớp meo (rêu mốc) đã mọc trên một số mẻ cấy vi khuẩn staphylococcus (tụ cầu khuẩn) mà ông đã để ra không khí. Thứ vi khuẩn này được Fleming đặt tên là penicillium Notatum, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, phải tới năm 1940, các nhà khoa học tại trường Đại học Oxford mới tìm ra cách "tách" penicillin thành công và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên. . Những phát minh tình cờ trong hóa học Có những khám phá khoa học cực kỳ độc đáo và quan trọng không phải được hình thành từ bộ óc của một thiên tài mà là xuất phát từ một tai. ngẫu nhiên. Những phát minh ấy đã mang lại sự thay đổi lớn cho sự phát triển và tiến bộ của khoa học cũng như con người. Đường hóa học Sacarin Đứng ở vị trí thứ 10 là đường hóa học sacarin,. thông minh& quot; - Smart dust Khi đang làm việc tại phòng hóa học của một trường đại học California, con chip máy tính mà Jamie Link đang sử dụng bỗng dưng bị rơi vỡ. Và sau đó bà phát hiện ra những

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w