KỸ THUẬT GỘT VỊT CON Giai đoạn nuôi vịt con (gột vịt) kéo dài 25 – 30 ngày, được tính từ lúc vịt mới nở đến khi ăn thành thạo được thóc (thuộc thóc). Thức ăn và cách cho vịt con ăn: + Vịt 1 – 3 ngày tuổi, chưa cần cho ăn vì trong bụng vịt con mới nở vẫn còn dự trữ một phần lòng đỏ, đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Cho vịt con ăn quá sớm, thì chất lòng đỏ sẽ tiêu chậm hoặc tiêu không hết, không có lợi cho sức khỏe của vịt. Ngày thứ 3, tập cho vịt con ăn cơm hoặc cơm trộn ngô mảnh nấu chín kỹ cho dễ tiêu hóa; khoảng 3 – 4 kg gạo tính cho 100 con vịt/ngày. Trải cót, nong hoặc vải nilon, rồi vãi đều thức ăn lên trên, để vịt khỏi chen chúc, con nào cũng được ăn no. + Từ ngày thứ 4-10, tập cho vịt con ăn thức ăn động vật (thường gọi là mồi), chủ yếu là xác động vật thiên nhiên: Nếu là ốc, cần luộc chín, đập nát khêu lấy thịt. Nếu là cá con, băm nhỏ. Nếu có tôm tép thì càng tốt. Ngoài ra nên tập cho vịt ăn thêm rau xanh băm thái nhỏ. Ăn mồi hoặc rau xanh thì rắc từ từ ít một và cho vào cuối bữa ăn. Tránh để vịt ăn quá nhiều mồi, có thể bị bội thực. Về thức ăn bột, ngoài cơm, có thể dùng ngô mảnh hoặc cám gạo nấu chín. + Từ 11 – 16 ngày, thay dần cơm, ngô nấu chín bằng gạo, tấm hoặc ngô ngâm nước, trộn thêm cám sống và ít rau xanh. Lúc này, có thể cho vịt ăn tăng prôtêin động vật, khoảng 1/3 tổng lượng thức ăn. Từ 17 ngày trở đi, tập cho vịt con ăn thóc, cũng từ ít đến nhiều, thóc luộc kỹ, cho hạt nở bung và cho vịt ăn tăng dần, từ 1/4 - 1/3 thóc luộc. Khi vịt được 20 ngày tuổi, bỏ gạo ngô hoàn toàn và thay dần bằng thóc sống. Nói chung, lúc vịt 25 ngày tuổi trở đi, bỏ hẳn thóc luộc, chuyển ăn thóc sống cũng là tạo điều kiện lùa vịt ra ruộng lúa nhặt thóc rơi rụng sau vụ gặt. Ngoài thóc, cho vịt con ăn thêm hoa màu lương thực khác như ngô, khoai, sắn… băm thật nhỏ và tấm, cám, các loại rau xanh, củ quả tươi (bí đỏ, đu đủ…). Chăm sóc và chăn thả vịt con: + Vịt con nhỏ yếu, cần nhiệt độ thích hợp: 26 – 30 độ C lúc 1 – 10 ngày tuổi; 21 – 22 độ C lúc 11 – 20 ngày tuổi; 20- 21 độ C lúc được 21 – 30 ngày tuổi. Trời rét, sưởi ấm cho vịt bằng bóng đèn (đèn bão hoặc lò sưởi). Chuồng vịt được che kín gió hướng đông bắc. Từ ngày thứ 3, đổ nước xâm xấp ở chỗ sâu trũng cho vịt lội và quen nước. Sau đó, thả vịt ra ao nước sạch, cho vịt tắm táp chừng 15 phút. Vịt con cho tắm khi trời ấm, để tránh bị cảm lạnh. Sau 10 ngày tuổi, vịt thả chăn ở đồng gần, để tập kiếm mồi. Khi vịt 20 ngày, chăn thả ở đồng xa, nhưng nếu nơi chăn thả xa, phải gánh vịt, không nên lùa ép làm vịt mệt. Quan sát từng con, kịp thời nhặt chăn riêng con yếu không theo kịp đàn. + Cho vịt ăn theo bữa, đúng giờ. Lúc vịt bé, ngày ăn 4 – 5 bữa, cách đều nhau, trong đó có bữa lúc 9-10 giờ tối. Từ 10 ngày trở đi, vịt ăn ngày 3 bữa và sau khi ăn, vịt được uống nước sạch, được nghỉ ngơi nơi khô ráo, thoáng mát. Tuần lễ đầu, cho vịt uống nước tỏi (2 củ tỏi, ngâm trong 2 lít nước, dùng cho 100 con). Dùng nước tỏi cho vịt uống giúp vịt ăn dễ tiêu, thêm khả năng phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. . KỸ THUẬT GỘT VỊT CON Giai đoạn nuôi vịt con (gột vịt) kéo dài 25 – 30 ngày, được tính từ lúc vịt mới nở đến khi ăn thành thạo được thóc (thuộc thóc). Thức ăn và cách cho vịt con ăn: + Vịt. tập cho vịt con ăn cơm hoặc cơm trộn ngô mảnh nấu chín kỹ cho dễ tiêu hóa; khoảng 3 – 4 kg gạo tính cho 100 con vịt/ ngày. Trải cót, nong hoặc vải nilon, rồi vãi đều thức ăn lên trên, để vịt khỏi. thóc, cho vịt con ăn thêm hoa màu lương thực khác như ngô, khoai, sắn… băm thật nhỏ và tấm, cám, các loại rau xanh, củ quả tươi (bí đỏ, đu đủ…). Chăm sóc và chăn thả vịt con: + Vịt con nhỏ