1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật chăn nuôi bò Sa-hi-val pot

9 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 134,92 KB

Nội dung

Kỹ thuật chăn nuôi bò Sa-hi-val 1. Giống bò Sa-hi-val. - Nguồn gốc: từ Ấn Độ - Khối lượng trưởng thành + Bò đực: 480 kg/con + Bò cái: 360 kg/con - Năng suất sữa: 2.200 kg một chu kỳ 300 ngày. - Tỷ lệ thịt xẻ 50% - Màu sắc đỏ da cam hoặc đỏ xẫm 1.1 Đảm bảo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn - Một bò sinh sản (thịt hoặc sữa) hàng ngày cần lượng thức ăn để duy trì mọi hoạt động sống gọi là khẩu phần duy trì và một lượng thức ăn thêm để sản xuất ra sản phẩm gọi là khẩu phần sản xuất. 1.2 Tiêu chuẩn khẩu phần duy trì cơ thể. Khối lượng (kg) 200 230 250 275 300 325 ĐVTA 2,6 2,9 3,0 3,2 3,3 3,7 Prôtêin tiêu hoá 235 246 255 256 231 228 1.3 Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho bào thai phát triển - Bào thai những tháng đầu ít phát triển, thời gian từ tháng thứ 7 trở đi phát triển mạnh. Vì vậy, ta vẫn phải chú ý bổ sung thức ăn từ tháng thứ 5. Tháng có chửa thứ 5 6 7 8 9 Đơn vị thức ăn 0,3 0,6 0,9 1,2 1,5 (g) Prôtêin tiêu hoá (g) 45 90 135 180 225 2. Kỹ thuật nuôi bê đến 24 tháng tuổi 2.1 Xác định thời gian và khối lượng giết thịt: - Kỹ thuật nuôi bò được tiến hành theo một qui trình nuôi liên tục từ bê sơ sinh đến khi kết thúc 24 tháng tuổi. Giết thịt đạt trên dưới 300 kg. - Muốn vậy phải phấn đấu nuôi đạt tăng trọng bình quân/tháng trong thời gian nuôi là 11-12 kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ (Kết thúc nuôi lúc 24 tháng tuổi) Tháng tuổi Chỉ tiêu Sơ sinh 6 tháng 12 tháng 18 tháng 21 tháng 24 tháng Khối lượng cuối kỳ (kg/con) 25 95 160 230 267 305 305Tăng trọng g/ngày 390 360 400 410 430 Tăng trọng kg/con/tháng 11,7 10,8 12,0 12,3 12,9 2.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng: có 02 giai đoạn. * Giai đoạn uống hoặc bú sữa mẹ. - Giai đoạn này kéo dài 6 tháng từ khi sơ sinh đến khi đạt khối lượng giết thịt phải qua giai đoạn uống sữa hoặc bú trực tiếp sữa mẹ. - Khi bê mới sinh, dạ dày chưa phát triển, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất trong những tháng đầu sinh trưởng, khi bê chưa được ăn các loại thức ăn khác. Do đó ta phải xây dựng tiêu chuẩn và khẩu phần cho bê. - Lượng sữa của mẹ giảm từ tháng thứ 2 cho nên tập trung cho bê ăn sớm thức ăn để kích thích dạ dày 4 túi phát triển. - Thức ăn tinh hỗn hợp cho ăn xen vào giữa hai bữa cho uống sữa. - Tắm chải ngày 1 lần, trười nắng ấm cho vận động tự do. - Tẩy giun sán định kỳ, mỗi tháng cân bê 1 lần để kiểm tra tốc độ tăng trọng của bê để điều chỉnh cho chế độ nuôi dưỡng hợp lý. - Nếu nuôi dưỡng tốt lúc 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 100 kg trở lên. * Giai đoạn nuôi thịt - Giai đoạn này bắt đầu từ cai sữa đến 24 tháng tuổi mới kết thúc vỗ béo để giết thịt. Bảng xác định tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho bò thịt Tiêu chuẩn Khẩu phần Khối lượng (kg) ĐVTA Prôtêin tiêu hoá (g) Qui ra cỏ tươi (kg) TA hỗn hợp (kg) Cỏ tươi (kg) Cỏ khô (kg) qu 100 2.1 210 14 0.4 10 125 2.6 260 18 10 1.0 150 3.2 320 22 15 1.0 175 3.8 380 25 16 1.5 200 4.4 396 30 20 1.5 230 5.1 455 35 25 1.5 260 5.7 514 38 1 25 2 290 6.4 574 42 1 25 2 320 7.05 632 47 1 30 2 - Bê ở giai đoạn nuôi thịt đã phát triển hoàn chỉnh dạ dày 4 túi, nên có thể cho bê ăn thức ăn thô xanh thoải mái. Trong nuôi dưõng cần chú ý một số đặc điểm sau: - Để có bò thịt đạt khối lượng cuối kỳ khi giết thịt trên dưới 300 kg ta cần tổ chức vỗ béo 3 tháng cuối từ tháng 22 đến tháng 24. Trong giai đoạn gọi là nuôi vỗ này ngoài thức ăn thô xanh mỗi ngày cho bò ăn thêm 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp. - Thành phần thức ăn tinh hỗn hợp có thể: + Bột ngô hoặc tấm, bột sắn : 50% + Cám gạo : 25% + Khô dầu lạc (bột đậu tương) : 15% + Bột xương + khoáng : 3% + Muối : 1% + Urê : 3% + Rỉ mật đường : 2% - Đối với bò địa phương nuôi trong giai đoạn 21 tháng tuổi phải đạt trọng lượng trên 200 kg tăng trọng bình quân trên 280 g/ngày. Ở bò lai đạt trọng lượng 265 kg. Tăng trọng bình quân 380 g/ngày. Số liệu dùng để kiểm tra sinh trưởng đến 21 tháng tuổi nếu chưa đạt phải tăng thêm thức ăn trong giai đoạn vỗ béo để đạt được trọng lượng giết thịt 230 kg bò địa phương và 310 kg ở bò lai. - Tăng trọng bình quân trong giai đoạn vỗ béo tương ứng là 330 và 350 g/ngày. - Chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn thả để bò tận dụng lượng cỏ gặm ngoài đồng. Tuy nhiên lượng gặm cỏ khoảng 10 kg vì năng suất thường thấp. Như vậy phải có lượng cỏ tươi dự trữ để cho ăn tại chuồng nên ta phải trồng cỏ thâm canh để bổ xung thức ăn thô cho bò. - 1 kg cỏ khô bằng 5-6 kg cỏ tươi. - 1 kg cỏ ủ chua, 1 kg rơm ủ urê, 1 kg củ quả bằng 2 kg cỏ tươi. - Thức ăn tinh và cỏ ủ cho ăn mỗi ngày 2 lần trước khi cho ăn cỏ tươi. - Lượng cỏ tươi cho ăn thêm tại chuồng buổi sáng ít hơn buổi tối để tận dụng thức ăn ngoài đồng. - Bò bê nuôi tại chuồng thường xuyên cho vận động ngày 2 lần, mỗi lần 2 giờ. - Chuồng trại luôn sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. - Định kỳ 3 tháng cân 1 lần để kiểm tra trọng lượng đạt được. Trong trường hợp bê hụt ký thì phải bổ sung thêm thức ăn. . Kỹ thuật chăn nuôi bò Sa-hi-val 1. Giống bò Sa-hi-val. - Nguồn gốc: từ Ấn Độ - Khối lượng trưởng thành + Bò đực: 480 kg/con + Bò cái: 360 kg/con - Năng suất. 135 180 225 2. Kỹ thuật nuôi bê đến 24 tháng tuổi 2.1 Xác định thời gian và khối lượng giết thịt: - Kỹ thuật nuôi bò được tiến hành theo một qui trình nuôi liên tục từ bê sơ sinh. giết thịt 230 kg bò địa phương và 310 kg ở bò lai. - Tăng trọng bình quân trong giai đoạn vỗ béo tương ứng là 330 và 350 g/ngày. - Chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn thả để bò tận dụng lượng

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w