Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo pptx

7 369 0
Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo ở nước ta, trâu đã được thuần hoá từ lâu và được sử dụng chủ yếu cho cày kéo. Nông nghiệp nước ta với lúa nước là cây trồng chính, quy mô hộ gia đình nhỏ, trâu là nguồn sức kéo chính khó thay thế cho sản xuất nông nghiệp, là nguồn năng lượng rẻ tiền, dễ sử dụng, đầu tư ít và còn có khả năng tải sản xuất. Trâu có thể cày bừa ở bất cứ loại đất nào, nhất là ở những vùng đất trồng lúa lầy thụt, nặng nhọc mà bò không thể đảm đương, thậm chí máy cũng khó khăn, với năng suất khá 2-3 sào/buổi. 1. Nuôi dưỡng trong mùa làm việc Cày kéo là công việc nặng nhọc tiêu hao rất nhiều năng lượng của trau. Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo không có gì đặc biệt so với các loại trâu khác, nhưng trong mùa cày kéo nặng phải chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của vật nuôi nhất là nhu cầu về năng lượng. Do ảnh hưởng của mùa vụ gieo trồng nên cường độ làm việc của trâu nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là thời kỳ làm đất xuân hè và đông xuân. Để định lượng mức ăn cho trâu cày kéo, người ta chia theo mức độ làm việc nặng và làm việc vừa phải (trung bình). Mức độ làm việc nặng đối với trâu làm 8 giờ/ngày, mức độ làm việc vừa phải đối với trâu làm việc 4 giờ/ngày theo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ăn của trâu cày kéo trong mùa làm việc vừa phải Kh ối lượng (kg) Tăng trong (g/ngày) VCK ăn vào (kg) Năng lư ợng trao đổi (Kcal) Protein tiêu hoá (g) Ca (g) P (g) Lư ợng c ỏ xanh (kg/ngày) 200 100 1,8 8,570 272 10 9 20 300 100 6,5 11,890 335 13 11 26 400 50 8,0 15,020 357 17 13 32 500 9,3 18,020 295 20 15 38 600 10,7 20,910 339 22 17 44 Với mức làm việc vừa phải tuỳ theo khôi lượng môi trâu cày kéo phải được ăn từ 20kg đến trên 40kg/ngày cỏ xanh tươi Trường hợp làm việc nặng phải cho trâu ăn vật chất khô từ 3% lên 17-18% với năng lượng tăng 22-27% và protein thô 10%. Ca và P không cần phải tăng. Trong thực tế trâu không thể ăn đủ trên 50kg thức ăn xanh thô/ngày. Do đó ngoài thức ăn lanh ngoài bãi chăn, cần cho trâu cày kéo ăn thêm nhiều rơm, các phụ phế phẩm từ cây vụ đông hoặc rơm với urê, cho ăn thêm củ quả và thức ăn tinh. 2. Chăm sóc trong thời gian cày kéo Quan trọng nhất là phải cung cấp đủ thức ăn ngon cho trâu trong thời kỳ làm việc để trâu có đủ nhu cầu dinh dưỡng, thậm chí khi trâu làm việc căng thẳng, mệt mỏi không muốn ăn, phải nấu cháo cám cho trâu. Trong thời gian làm việc trên đồng, một buổi làm 4 tiếng nên cho nghỉ giải lao giữa giờ 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút. Chuồng trại phải sạch sẽ, mùa hè đủ thoáng mát, mùa đông che ấm tránh gió lùa gây cảm lạnh. - Mùa hè sau khi làm việc xong, không chăn thả trên đông trống, nắng to, dễ gây cảm nắng, cho trâu nghỉ trưa trong bóng mát và cung cấp cỏ xanh tại chỗ, đồng thời cho trâu đầm tắm thoả thích. - Mùa đông giá rét, để trâu khỏi đổ ngã, khi đi làm phủ bao tải lên thân trâu để giữ ấm, nhất là những ngày mưa phùn gió bấc và cho trâu ăn no đủ vào những thời điểm này. 3. Kỹ thuật huấn luyện trâu sứa và trâu cày kéo Trâu cũng có thể sử dụng để khai thác sữa, các giống trâu sông do được chọn lọc nhiều thế hệ theo hướng sản xuất sữa nên bầu vú trâu rất phát triển, sản lượng sữa có thể đạt 1500-2000 kg/chu kỳ vắt, cá biệt có con cho tới 3000-4000kg, còn trâu đầm lầy do ít được chọn lọc theo hướng sữa, chủ yếu được sử dụng để cung cấp sức kéo, nên sản lượng sữa chỉ cho 300-800 kg/chu kỳ. Đặc biệt là sữa trâu có hàm lượng mỡ sữa khá cao, trâu sông có tỷ lệ mỡ sữa 6,5-7% còn trâu đầm lầy tuy sản lượng sữa thấp nhưng hàm lượng mỡ sữa tới 10%, vì vậy tổng lượng mỡ sữa đạt 30-80kg/ chu kỳ. Trâu lai giữa trâu đực Murrah với trâu cái nội cho sản lượng sữa trung bình trên 1000kg/ chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa trên 7%. 3.1. Kỹ thuật huấn luyện trâu sữa Nước ta có một số lượng ít trâu Murrah nhập từ ân Độ và con lai giữa trâu đực Murrah với trâu cái nội có thể nuôi và sử dụng khai thác sữa. Trâu sữa có thể nuôi theo quy mô gia đình hoặc trang trại. 3.1.1 Kỹ thuật luyện vú Khi trâu cái hậu bị có chửa ở những tháng cuội, hàng ngày xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú để kích thích sự phát tnển của bầu vú và làm trâu quen với việc vắt sữa sau này. Dùng khăn bông mềm hoặc khăn xô sạch nhúng vào nước ấm 37-40oC xoa xung quanh bầu vú và từng núm vú nhiều lần, sau đó lau khô. 3.1.2 Kỹ thuật vắt sữa Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ vắt sữa như khăn lau vú, nước ấm, xô đựng sữa, khăn lọc sữa, thùng chứa đầy đủ, sạch sẽ. - Vệ sinh và kích thích bầu vú: Đưa trâu vào nơi vắt sữa quy định, buộc đuôi, dùng khăn sạch nhúng nước ấm khoảng 40oc lau bầu vú và từng núm vú nhẹ nhàng, kích thích đến khi sữa xuống căng thì bắt đầu vắt. - Vắt sữa: Đầu tiên vắt hai vú trước rồi đến hai vú sau. Bắt đầu vắt nắm đến khi sữa gần hết thì có thể vắt vuốt để nặn hết sữa trong bầu vú tránh không cho vi sinh vật xâm nhập gây viêm vú. Trong quá trình vắt giữ nhịp độ vắt đều, nhanh, liên tục. Trước khi Kết thúc dùng khăn ấm vắt thật khô lau kích thích một lần nữa, vắt thật kiệt sữa trong vú. Khi sữa đã thật kiệt lau vệ sinh lần cuối và dùng khăn lau khô vú. Số lần vắt sữa trâu một ngày hai lần vào buổi sáng (5-6 giờ) và buổi chiều (4-5 giờ), huấn luyện và ổn cạnh để tạo phản xạ có điều kiện cho trâu. 3.2. Kỹ thuật huấn luyện trâu cày kéo Trâu đực và cái tơ 2 năm tuổi là bắt đầu luyện cày kéo. Nông dân các tỉnh phía Bắc thường dùng 1 trâu để cày bừa (cày đơn), ở các tính phía Nam thường dùng 2 trâu (cày đôi). Với cày đơn không cần chọn, nhưng cày đôi phải chọn hai trâu có tầm vóc, khối lượng, thể trạng, sức khoẻ tương đương nhau để cùng luyện. Phương pháp luyện trâu cày không phức tạp, nhưng phải kiên trì. Chọn nơi đất mềm xốp bằng phẳng, tốt nhất là đất đã cày một lần dễ cho luyện. Đầu tiên cho vai cày vào vai trâu, buộc hai dây mũi vào mũi trâu, một người cầm dây mũi dắt trâu đi, còn người cầm cày cầm một dây mũi khác đi sau và điều khiển trâu cày ruộng. Mỗi khi người cầm cày ra lệnh, người dắt trâu đi trước phải tuân theo đế hướng dẫn trâu cùng làm theo lệnh đó. Kết hợp giữa lệnh phát ra từ miệng, người cầm cày điều khiến luôn bằng dây mũi trâu để trâu quen với cả hai lệnh. Qua luyện tập trâu hình thành phản xạ có điều kiện, trong vòng 3-5 ngày là có thể làm cho trâu quen, không cần người dắt trợ giúp. Luyện kéo cũng tiến hành tương tự, lúc đầu có thể cho làm quen bằng cách cho kéo gỗ hoặc xe trượt để trâu quen vai, dùng một dây mũi cho một người dắt đi trước, người đi sau điều khiển ra lệnh bằng miệng và dây mũi thứ hai, sau vài hôm quen vai thì cho kéo xe thật, khối lượng từ nhẹ và tăng dần vào các ngày sau. Thời gian luyện cũng tương tự như khi luyện cày. . Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo ở nước ta, trâu đã được thuần hoá từ lâu và được sử dụng chủ yếu cho cày kéo. Nông nghiệp nước ta với lúa nước là cây trồng chính, quy mô hộ gia đình nhỏ, trâu. sào/buổi. 1. Nuôi dưỡng trong mùa làm việc Cày kéo là công việc nặng nhọc tiêu hao rất nhiều năng lượng của trau. Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo không có gì đặc biệt so với các loại trâu khác,. luyện cày kéo. Nông dân các tỉnh phía Bắc thường dùng 1 trâu để cày bừa (cày đơn), ở các tính phía Nam thường dùng 2 trâu (cày đôi). Với cày đơn không cần chọn, nhưng cày đôi phải chọn hai trâu

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan