1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Kinh nghiệm mua xe cũ pps

4 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 78 KB

Nội dung

Kinh nghiệm mua xe cũ Mua một chiếc xe đã qua sử dụng “xe tốt - tiền vừa” đúng là một việc không hề dễ dàng, nhiều khi là những khó khăn không ngờ - nhưng sẽ không “đau thương” nếu bạn theo nhưng bước đơn giản sau đây: Tìm kiếm thông tin Tìm kiếm thông tin trước khi mua xe cũ là điều quan trọng. Hãy xem các quảng cáo bán xe cũ qua mạng hoặc các tạp chí ôtô, hoặc hỏi người quen để khảo giá model mà bạn muốn mua. Điều này sẽ giúp bạn không bị mua hớ - những cũng nên cẩn trọng nếu giá quá thấp. Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến túi tiền của mình bao gồm bảo hiểm, lệ phí, và các chi phí sử dụng xe khác. Nếu bạn phải vay tiền để mua xe thì càng nên tìm kiếm kỹ nguồn vay với lãi suất thấp nhất. Gọi điện cho người bán Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi người rao bán xe, ghi lại một số lưu ý khi nói chuyện với họ. 1. Thời gian sở hữu xe? chủ sở hữu là cá nhân hay công ty? 3. Xe có thế chấp ngân hang hay không? đã nộp bảo hiểm chưa? 4. Tình trạng xe? 5. Lý do bán xe? 6. Xe đã bị tai nạn bao giờ chưa? 7. Có những trang thiết bị gì? Bạn cũng nên hỏi số cố định của người bán chứ không chỉ số di động. Kiểm tra xe Làm một cuộc điều tra lịch sử xe là một đầu tư thông minh khi bạn quyết định mua xe. Cuộc điều tra này sẽ tiết lộ liệu chiếc xe có phải là xe ăn cắp, xe bị tai nạn tân trang, hay xe trả góp, và thông số kỹ thuật nguyên vẹn của xe. Bạn có thể khẳng định số VIN (Model/số khung) có đúng với số trên xe hay không (thường thấy số VIN trên khung gầm, kính chắn gió, trên sàn cạnh ghế lái). Và thông qua số VIN để biết chính xác Model và năm sản xuất. Đến xem xe Luôn đến xem xe tại nhà người bán. Đừng nên gặp họ ngoài đường, hoặc các địa chỉ khác ngoài địa chỉ nhà họ đang ở. Nếu mua qua Showroom thì, nhất là trong thời buổi nhà nhà làm Showroom thì càng thận trọng bạn càng tiết kiệm được tiền bạc và không bị mua những chiếc xe “của nợ” trước khi quá muộn. Mang theo tờ thông tin quảng cáo bán xe và tờ ghi lại những gì bạn đã hỏi người bán qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra các thông tin chi tiết như số km đã đi, bảo hiểm… Kiểm tra xe Một điều bắt buộc khi mua xe là bạn phải kiểm tra kỹ càng xem có lỗi hoặc hư hỏng nào không. Hãy làm theo những bước sau để đảm bảo mọi thứ được kiểm tra cẩn thận: • Không kiểm tra xe khi trời tối hoặc mưa vì bạn sẽ khó phát hiện các vết xây sát, rỉ sét và các vết hỏng hóc khác. • Nếu có thể, hãy xem qua cái xe trước khi bạn gõ cửa nhà người bán, như thế bạn sẽ có cơ hội xem kỹ mà không bị người bán là sao nhãng. • Hãy khởi động xe khi động cơ còn lạnh nhằm phát hiện các lỗi khởi động và khói thải dễ dàng hơn. • Xem từng bánh xe và nhìn dọc theo chiều dài xe. Cả hai bánh trước phải thẳng với bánh sau. Nếu không, xe có thể đã bị tai nạn và có chỉnh sửa khung gầm. • Kiểm tra khoảng cách giữa các tấm ốp xem có cân không. Nếu không, chiếc xe có thể đã được tân trang lại không cẩn thận hoặc đã bị tai nạn. • Kiểm tra lốp xe. Chúng có còn ở điều kiện tốt hay không? Độ sâu ta lông lốp xe theo tiêu chuẩn Anh là 1,6mm. • Kiểm tra bên dưới xe, dưới nắp capô, và dưới thảm trải sàn xem có rỉ sét hoặc dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã bị va chạm, chẳng hạn như vết hàn. • Khi vào bên trong xe, hãy xem dây an toàn có hoạt động tốt không; tay lái và bảng điều khiển có chính xác không. Luôn đảm bảo là ghế trước và các nút bấm hoạt động tốt. • Bên dưới nắp capô, hãy tìm xem có dấu hiệu rò rỉ trên mặt và bên dưới động cơ hay không. Sử dụng que thăm dầu để kiểm tra lượng dầu. Nếu lượng dầu thấp, chứng tỏ chủ xe không chăm sóc xe cẩn thận. • Nếu có thể, bạn nên tìm một gara có uy tín hoạc quen biết (bạn phải tìm hiểu kỹ) để nhờ kiểm tra và tư vấn giúp. Lái thử Bạn không nên mua xe mà không lái thử. Trước khi thực hiện lái thử, bạn hãy quay tay lái từ bên này sang bên kia để đảm bảo không có tiếng kêu lọc xọc, hay rít. Kiểm tra phanh tay. Kéo phanh nhẹ nhàng, nếu nó không làm xe dừng chứng tỏ có hỏng hóc. Lái thử trên càng nhiều bề mặt đường khác nhau càng tốt. Sử dụng tất cả các số, và kiểm tra chuyển số có nhanh và êm hay không. Hãy lắng nghe xem có tiếng ồn lạ từ động cơ, đừng để người bán làm bạn mất tập trung bằng cách nói chuyện hay bật radio. Thỏa thuận giá Giành vài phút để nhớ những lỗi của xe mà bạn cần phải sửa chữa, thay thế. Sử dụng nó để mặc cả giá với người bán. Khi đã đồng ý mua bán, bạn yêu cầu bên bán làm các thủ tục cần thiết như, giấy mua bán trao tặng theo mẫu và xác nhận của địa phương nơi cư trú, biên bản bàn giao xe và giấy tờ hai bên, hợp đồng mua bán kiêm thanh lý xe (nếu là xe sở hữu cá nhân). Đối với xe có đơn vị chủ quản phải có quyết định bán xe, hoá đơn tài chính, hợp đồng mua bán và các thủ tục bàn giao như trên. Các giấy tờ đều lập thành bốn bản (tối thiểu hai bản) cho bạn và cho người bán. Lưu ý ghi rõ địa chỉ người bán và chi tiết xe trên cả hai tờ hóa đơn. . Kinh nghiệm mua xe cũ Mua một chiếc xe đã qua sử dụng xe tốt - tiền vừa” đúng là một việc không hề dễ dàng, nhiều khi là những. trước khi mua xe cũ là điều quan trọng. Hãy xem các quảng cáo bán xe cũ qua mạng hoặc các tạp chí ôtô, hoặc hỏi người quen để khảo giá model mà bạn muốn mua. Điều này sẽ giúp bạn không bị mua hớ. minh khi bạn quyết định mua xe. Cuộc điều tra này sẽ tiết lộ liệu chiếc xe có phải là xe ăn cắp, xe bị tai nạn tân trang, hay xe trả góp, và thông số kỹ thuật nguyên vẹn của xe. Bạn có thể khẳng

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w