1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Huyền tích Thạch Bi Sơn (Phú Yên) potx

5 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 196,89 KB

Nội dung

Huyền tích Thạch Bi Sơn (Phú Yên) Trên con đường thiên lý đi qua địa phận cực Nam Phú Yên, du khách sẽ bắt gặp cảnh quan đèo Cả hùng vĩ với những cung đường uốn lượn quanh co bên lưng dãy núi Trường Sơn vươn ra phía biển. Đứng ở đỉnh đèo nhìn xuống phía Đông là vịnh Vũng Rô xanh màu ngọc bích, ngước lên đỉnh núi là sẽ thấy khối đá khổng lồ sừng sững uy nghiêm vươn lên bầu trời. Đó là Đá Bia, còn có tên gọi Thạch Bi Sơn. Đá Bia - một biểu tượng của Phú Yên gắn với nhiều huyền tích từ thuở cha ông mở nư ớc đến những con tàu không số vượt đường Hồ Chí Minh trên bi ển vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô trong kháng chiến chống Mỹ và những giá trị văn hóa lịch sử của một vùng đất giàu truy ền thống cách mạng kiên cường, đồng thời là danh thắng quốc gia độc nhất vô nhị. Huyền tích một thời Nằm ở độ cao 706m thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Y ên, Đá Bia là một khối đá cao 76m vươn thẳng lên bầu trời. Tương truyền 540 năm về trước, trong h ành trình mở nước về cõi bờ Nam, vị minh quân Lê Thánh Tông đã sai người khắc chữ tr ên Đá Bia vào mùa xuân năm Tân Mão - 1471. Từ thời xa xưa, Đá Bia được coi là ngọn núi thiêng, còn các nhà hàng hải người Pháp gọi l à "ngón tay Chúa", vì theo họ từ ngoài biển nhìn vào trông như một ngón tay chỉ thẳng lên tr ời, ngón tay đó trở thành dấu mốc tàu thuyền định hướng vào bến Đại Lãnh, Vũng Rô. Đến năm 1890, Varella - m ột sĩ quan hải quân Pháp chỉ định xây dựng ngọn hải đăng mũi Điện nằm ở phía Đông Đá Bia vốn là một trong hai điểm đất liền ở Việt Nam đón bình minh s ớm nhất. Trước đó vào năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng… núi Đá Bia v ào tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại nội Kinh thành Hu ế. Khoảng giữa thế kỷ 19, quan đại thần triều Nguyễn Phan Thanh Giản đi qua đèo Cả ngước nhìn lên Đá Bia tưởng nhớ đến vua Lê Thánh Tông nên viết bài thơ chữ Hán, được dịch nghĩa "M ảnh đá đầu non dựng/ Tầng cao ngất một phương/ Chia bờ nêu cột Hán/ Đuổi giặc trú xe Đư ờng/ Chữ triện mây lu nét/ Công thần sử dọi gương/ Chạm bia người đã vắng/ Lữ khách chạnh lòng thương". Cách đây hơn 63 năm, khi có mặt trong đoàn quân Nam tiến hướng vào mặt trận đèo C ả, thi sĩ Hữu Loan đã để lại cho đời bài thơ "Đèo Cả" nổi tiếng nhất trong đời thơ của ông và đư ợc chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất trong thế kỷ 20: "Đèo Cả! Đèo Cả!/ Núi cao ngất/ Mây tr ời Ai Lao/ Sầu đại dương….Những người đi Nam tiến/Dừng lại đây giữa đ èo núi quê hương/ Tóc tai trùm vai rộng/ Không nhận ra người làng/ Rau khe cơm vắt áo pha màu sa trường/ Ng ày thâu vượn hót/ Đêm canh gặp hùm lang thang…". Những ngày đầu toàn quốc kháng chi ến chống Pháp, đèo Cả là lá chắn không cho giặc Pháp tiến quân từ Nha Trang ra đánh chiếm Phú Y ên, tạo nên vùng tự do Liên khu 5 và hình thành một hậu phương cho Tây Nguyên cùng các t ỉnh Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũng Rô dưới chân núi Đá Bia là nơi đón những con t àu không số vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Sau ba chuyến t àu do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh chỉ huy đưa hơn 200 tấn vũ khí cập bến an to àn, ngày 1.2.1965, chuyến tàu 143 do thuyền trưởng Lê Văn Thêm chỉ huy vận chuyển 63 tấn vũ khí vào b ến Lộ Diêu, tỉnh Bình Định. Mới nửa hành trình thì tàu được lệnh chuyển hướng vào Vũng Rô đêm 15.2.1965. Bốc h àng xong, tàu chuẩn bị rời bến thì xảy ra sự cố hỏng neo, nên phải dùng lưới và lá cây ng ụy trang. Nhưng sau đó địch phát hiện được đã huy động máy bay trút bom. Trước tình hu ống đó, Đại đội K60 Phú Yên được lệnh sử dụng thuốc nổ đánh chìm tàu. Chinh phục đá bia Muốn lên tới Đá Bia không phải dễ dàng khi luồn rừng, leo núi nhiều giờ trên nh ững lối đi đầy gai góc, bụi rậm và dốc cao. Với ý tưởng khai thác tiềm năng văn hóa du lịch một vùng đ ất linh thiêng, năm 2000, Tỉnh đoàn Phú Yên triển khai dự án xây dựng con đường bậc thang lên đ ỉnh Đá Bia len lỏi giữa cánh rừng nguyên sinh đậm nét hoang sơ để thu hút những ngư ời thích du khảo, leo núi chinh phục Đá Bia và tìm nguồn cảm hứng sáng tạo văn học nghệ thuật. Theo con đường này hơn hai giờ sẽ lên tới Đá Bia sau khi vượt chặng cuối là "c ổng trời" cao ngất với hơn 200 bậc thang. Ở đó thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và huy ền bí khiến cho du khách tưởng chừng lạc vào cõi tiên. Đứng bên chân Đá Bia có thể nhìn thấy bức tranh sơn th ủy hữu tình mở rộng trong tầm mắt với thung lũng xanh màu cây lúa, cánh đồng tôm và biển cả m ênh mông. Trong hệ động thực vật phong phú còn tồn tại ở núi Đá Bia, nét độc đáo nhất l à du khách có thể lấy nước suối trong vắt đổ ra từ khe núi để pha chế, thưởng thức thứ trà xanh tự nhi ên mọc trên lưng núi. Lên đỉnh Đá Bia cố tìm kiếm dấu tích những dòng chữ vua Lê Thánh Tông đã sai ngư ời khắc trên mặt đá, dẫu biết rằng trước đó nhiều nhà nghiên cứu khoa học lịch sử xã hội d ò tìm không thấy nên đã có nhiều cuộc tranh luận. Còn tôi, chẳng hiểu sao vẫn thầm tin đó là sự thật, nh ưng dòng chảy thời gian 540 năm đã xóa mất dấu tích chạm khắc. Tựa l ưng vào vách Đá Bia nghe tiếng gió ngàn đánh thức lịch sử vị minh quân họ Lê chỉ huy đoàn quân tiến về ph ương Nam, chợt thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào về cha ông một thời đi mở cõi g ắn liền với huyền tích về tinh thần dũng cảm của người Đại Việt xưa. Tự hào về sự kiện lịch sử những con t àu không số vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô. Bây giờ, quần thể Đá Bia cùng với tàu không số ở Vũng Rô và Bãi Môn - Mũi Điện đều đư ợc công nhận là di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia. Dưới chân núi Đá Bia, dự án hầm đư ờng bộ đèo Cả với hai đường hầm song song sẽ được triển khai xây dựng vào đ ầu năm 2011. Trong đó ngoài tuyến hầm đèo Cả dài 5.450m, hầm đèo Cổ Mã dài 350m, còn có cầu, đư ờng dẫn hai đầu 5.325m với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, dự kiến thông xe trong tháng 2.2014. Khi dự án hoàn thành, lộ trình đèo Cả sẽ rút ngắn 7km, mặt đư ờng rộng 12m, tốc độ thiết kế 84km/h, đảm bảo năng lực lưu thông 8.000 lượt xe qua lại mỗi ngày đêm, góp ph ần tiết kiệm khoảng 2 triệu Mỹ kim mỗi năm đối với các phương tiện tham gia vận chuyển qua hầm. V à lúc đó, cung đường bộ đèo Cả bây giờ sẽ là con đường du lịch dành cho nh ững du khách muốn chinh phục Đá Bia và đến với Vũng Rô. Phú Yên là địa phương đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia duyên h ải Nam Trung bộ 2011. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa du lịch, lần đầu tiên gi ải leo núi quốc tế chinh phục Đá Bia sẽ được Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và S ở Văn hóa Thể thao - Du lịch các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thu ận, Bình Thuận, TP Đà Nẵng tổ chức. Lên đỉnh Đá Bia không chỉ có dịp ngắm nhìn cảnh quan h ùng vĩ, mà còn lắng nghe huyền tích một thời cha ông đi mở nước để cảm nhận hồn thi êng sông núi, tưởng nhớ cội nguồn… . là Đá Bia, còn có tên gọi Thạch Bi Sơn. Đá Bia - một bi u tượng của Phú Yên gắn với nhiều huyền tích từ thuở cha ông mở nư ớc đến những con tàu không số vượt đường Hồ Chí Minh trên bi ển. Huyền tích Thạch Bi Sơn (Phú Yên) Trên con đường thiên lý đi qua địa phận cực Nam Phú Yên, du khách sẽ bắt. là danh thắng quốc gia độc nhất vô nhị. Huyền tích một thời Nằm ở độ cao 706m thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Y ên, Đá Bia là một khối đá cao 76m vươn thẳng lên

Ngày đăng: 11/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w