1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Làm bài thi: Những bí quyết để thành công (Phần 3) ppsx

5 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,72 KB

Nội dung

Làm bài thi: Những bí quyết để thành công (Phần 3) 4. Bài thi viết luận 5. Mục đích của những bài thi viết luận là kiểm tra khả năng suy nghĩ thông suốt và nhanh nhạy của bạn, khả năng tổ chức những thông tin thích hợp va trình bày thông tin đó một cách mạch lạc. Mặc dù đối với sinh viên, dường như hình thức thi này một kiểu tra tấn thời trung cổ, nhưng đây thật sự là một trong những phương pháp tốt nhất để đánh giá sinh viên có thật sự hiểu biết và nắm bắt tầm quan trọng của một tài liệu nào đó không. Những bài viết luận khó chấm điểm hơn, nên hầu hết giáo viên không tạo ra dạng câu hỏi này vì sợ phải chấm điểm. Bạn phải luôn nhớ rằng mình đang viết duy nhất một bài luận, nhưng người chấm sẽ đọc và cho điểm rất nhiều bài luận. Bạn nên tạo điều kiện giúp người đọc dễ đọc và hiểu bài luận của bạn; đửng gây khó khăn cho người đọc một cách không cần thiết. 6. Hãy dành thời gian để lập dàn bài và phác thảo câu trả lởi của bạn. Dùng tối thiểu 10% thời gian cho phép của mỗi câu hỏi tự luận cho mục đích này. Chẳng hạn, nếu bạn có 30 phút, hãy dành ít nhất ba phút để lập dàn bài. Sử dụng càng nhiều tài liệu càng tốt, Tuy nhiên, đừng quá chú tâm vào bước này khiến thời gian làm bài luận bị thu hẹp. 7. Nếu bạn có nhiều câu hỏi tự luận, hãy vận dụng trí não và phác thảo câu trả lời cho mọi câu hỏi trước khi bắt đầu viết. 8. Khi viết, hãy vào đề ngay – đừng lãng phí ngôn từ. Thật là không thể tưởng tượng được là bạn lại làm khổ giáo viên bằng sự rối rắm khi bạn chẳng biết viết gì. Điều này rất hay xảy ra khi bạn có quá ít tài liệu để viết và sử dụng tài liệu không phù hợp, nó chỉ làm người chấm bực mình. Vì thế, khi bạn có nhiều tài liệu phù hợp, hoặc gần như thế, hãy viết ra. Bạn nên nhớ có sự khác biệt lớn giữa việc cố giấu dốt với việc thể hiện bạn biết được bao nhiêu. Nếu một tài liệu phù hợp nào đó là một mạch dài, hãy bỏ lại khi bạn đã có nhiều tài liệu khác. Nếu bạn đang thiếu tài liệu có giá trị, hãy bổ sung những chi tiết phụ - nhưng đừng quá nhiều. 9. Nếu mối quan hệ của bạn với tài liệu không rõ ràng, hãy giải thích với người đọc về mối liên hệ đó. Điều này cho bạn cơ hội chứng minh sự hiểu biết của mình, cũng như khả năng nhớ lại các sự kiện. 10. Hãy đảm bảo bạn trả lời đúng các câu hỏi đưa ra. Hãy đọc kỹ câu hỏi và chú ý các từ ngữ về hành động (ví dụ: “so sánh”, “tương phản”. “bình luận”, “mô tả”, “xác định”, “ủng hộ và phản đối”, “những khác biệt”, “tầm quan trọng”, “phê bình”, “phác thảo”, “tóm tắt”, “bào chữa”, “giải thích”, “chứng minh”). 11. Hãy chú ý tới những chỉ dẫn đặc biệt (như: bạn hãy đưa ra ví dụ; bạn hãy giải thích phạm vi của những nguyên lí và các sự kiện chính xác,…) Bạn phải đảm bảo các tài liệu của mình sẽ được thực hiện theo hướng dẫn này. 12. Luôn cố gắng trong mọi câu hỏi tự luận – đừng bao giờ để trống bài. Những câu hỏi này thường chiếm nhiều điềm hơn các loại câu hỏi khác, nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ, bạn luôn có tài liệu để viết về một chủ đề. Đó có thể không phải là một câu trả lời hoàn chỉnh hay tuyệt vời, nhưng bạn luôn có cơ hội thể hiện những điều mình biết. Nếu bạn để bài trống, người chấm thi sẽ cho rằng bạn không biết gì về chủ đề đó, dù sự thật không phải thế. 13. Nếu bạn hết thời gian, hãy liệt kê phần còn lại của những điểu bạn định viết dưới dạng dàn bài hoặc gạch ý. Hãy cho người chấm bài biết bạn định viết điều gì vào câu trả lời của mình. 14. 5. Bài thi kết hợp 15. Nếu có sự kết hợp giữa các câu hỏi tự luận với các câu trắc nghiệm khách quan, bạn hãy làm câu hỏi tự luận trước. Chọm một chủ để làm dàn ý, vận dụng tài liệu và để câu hỏi đó lại. Bạn nên trả lời những phần khác và quay trở lại với dàn ý nếu bạn có ý tưởng mới. Sử dụng thời gian còn lại của bài thi để hình thành các ý tưởng. Hãy dành thời gian nghĩ ngơi và để các ý tưởng trào lên cho bạn sử dụng trong các câu hỏi tự luận. 16. 6. Đương đầu với nỗi lo trong khi làm bài thi 17. Cách tốt nhất để chặn đứng nỗi lo khi đang làm bài chính là chuẩn bị thật tốt. Bạn càng chăm chỉ hoạt động đưa thông tin ra và kiểm tra bản thân, sự tự tin của bạn càng được cũng cố. Bạn phải tự chứng minh nhiều lần rằng bạn nắm vững tài liệu đó và có thể nhớ lại khi cần thiết. 18. Do dự, lo lắng, bối rối và không chắc chắn thường là những cảm xúc thông thường trước bất kì hoạt động nào. Không có gì sai nếu bạn lo lắng có mức độ. Điều đó khó có thể ngăn bạn đạt được những kết quả tốt nhất. Trên thực tế, lo lắng ở mức độ hợp lý sẽ nâng cao nhận thức và cơ hội phản ứng. Tuy nhiên, như bạn đã đọc ở Chương 3, lo lắng và hoảng sợ cực độ sẽ ngăn bạn tiếp cận với chứng năng não cấp cao. 19. Nếu bạn bị những đợt lo lắng tấn công khi làm bài thi – hãy vượt qua chúng, nếu không, bạn không thể ngừng lắc đầu để rủ bỏ nỗi lo – hãy chuẩn bị và luyện tập thở bình tĩnh hai đến ba lần cùng . Một bài tập thư giãn kéo dài 30 – 60 giây trong khi làm bài thi sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức đã có và đưa vào bài làm. . Làm bài thi: Những bí quyết để thành công (Phần 3) 4. Bài thi viết luận 5. Mục đích của những bài thi viết luận là kiểm tra khả năng suy nghĩ. lại của bài thi để hình thành các ý tưởng. Hãy dành thời gian nghĩ ngơi và để các ý tưởng trào lên cho bạn sử dụng trong các câu hỏi tự luận. 16. 6. Đương đầu với nỗi lo trong khi làm bài thi. những đợt lo lắng tấn công khi làm bài thi – hãy vượt qua chúng, nếu không, bạn không thể ngừng lắc đầu để rủ bỏ nỗi lo – hãy chuẩn bị và luyện tập thở bình tĩnh hai đến ba lần cùng . Một bài

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:21

w