Khi con… đổ nợ Bất ngờ một hôm nào đó, bạn chứng kiến con (đang học cấp I) bị đòi nợ, với khoản tiền “khá lớn” mà con bạn đã vay mượn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? Vừa ghé nơi con trai học võ để đón con, chị Minh Châu (Q.10, TP.HCM) giật mình khi một cậu bé chạy đến gọi: “Cô ơi, cô nói bạn Tiến trả con 200.000đ đi cô, bạn ấy chơi game thua mà không trả tiền cho con”. Nói rồi cậu bé đạp xe chạy vụt đi… Ngay sau đó, bé Tiến, con chị chạy đến chào mẹ. Chị Châu cố bình tĩnh, chỉ theo cậu bé hỏi: “Bạn đó tên gì hả con? Có học chung lớp võ với con không?”. Mặt bé Tiến bỗng tái nhợt Chị ngầm đoán ra sự việc nên im lặng. Khi về nhà, chị truy hỏi mãi mới biết lần nào lên mạng chơi game con cũng… thách đố với bạn: mỗi lần thua một ván là mất… 20.000đ. Sau khi chị Châu vặn hỏi con, bé Tiến cho biết, cứ nghĩ là thách đố cho vui, ai ngờ bạn của Tiến “cộng dồn” khoản nợ. Chị Thúy Mai ở Nhà Bè từng sững sờ khi một vị phụ huynh có con học chung lớp con gái của chị đưa con đến nhà… đòi nợ. Vừa dựng xe trước sân, người mẹ ấy đã sấn sổ đến gần con gái chị: “Tại sao ngày nào con cũng ép Mi cho mượn tiền? Bây giờ con nợ Mi đến hơn 50.000đ rồi phải không?”. Bé Hoàng Lan, con chị Thúy Mai mếu máo khóc. Chị Mai không có thói quen cho tiền con gái tiêu vặt, Hoàng Lan đã mượn tiền của bạn để ăn quà. Được Mi giúp, sau hai tuần, Lan “gây nợ” đến 50.000đ. Chị Mai nói: “Giải quyết việc trả nợ cho con là chuyện nhỏ, nhưng thấy con sốc khi bị đòi nợ ở tuổi lên bảy, mình cảm thấy buồn lòng quá”. Chị Châu kể: “Sau khi con trai bị đòi nợ, tôi vào trường tìm hiểu thì phát hiện rất nhiều học trò nợ nần nhau. Có trẻ mang đồ chơi vào lớp, bạn khác thích, cháu bé đã bán lại và cho bạn thiếu nợ. Trong khi đó, cha mẹ các cháu chẳng ai hay biết con đang… nợ nần”. Minh Hà, quản lý căng-tin ở một trường tiểu học tại Hóc Môn cho biết, học sinh lớp 3, lớp 4 nợ tiền nhau là chuyện… thường. Thậm chí có em còn xin cô quản lý căng-tin cho mua đồ trả góp. Nghĩa là em nào muốn mua những món đồ chơi có giá cao, mà chưa đủ tiền thì “đặt trước” một nửa, rồi mỗi ngày góp dần cho đủ. Khi gặp trường hợp con nợ nần như vậy, nhiều bậc cha mẹ muốn giải quyết nhanh chóng, nhưng giải quyết như thế không phải là cách xử lý căn cơ. Ths. Vũ Thị Sai - giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: khi biết con mắc nợ, bố mẹ thường “sốc”, nhưng phải thật điềm tĩnh và thông minh trong ứng xử, kẻo không con cũng “sốc” theo mình. Cha mẹ phải hướng dẫn con cách dùng tiền cho đúng. Để làm được điều này, bạn phải thật gần gũi để biết cách chi tiêu của con, dù chỉ 1.000đ - 2.000đ. Đừng bao giờ nghĩ món nợ 1.000đ của con là nhỏ. Bởi từ 1.000đ nợ ban đầu, các cháu sẽ gây những món nợ lớn hơn trong tương lai. Khi thấy trẻ mang về một món đồ chơi mới và nói rằng “bạn tặng”, thì dù đó chỉ là một cây bút, miếng dán hình… bạn cũng phải khéo léo dò hỏi thật kỹ càng xem con có thật sự được bạn tặng hay không. Các bậc cha mẹ khi phát hiện con đang mua “hàng” trả góp, cần sớm ngăn chặn. Có thể dạy cho con tiết kiệm, tích lũy tiền bằng cách bỏ ống heo. Thay vì mua đồ trả góp thì hãy giúp con dành dụm từng ngày để khi đủ tiền mua món đồ cháu thích. ThS Vũ Thị Sai khẳng định: ứng xử với món nợ của con, cha mẹ đừng nóng vội, bởi có thể gây hoảng loạn cho trẻ. Cha mẹ cũng đừng nên trả nợ giùm con, mà hỗ trợ con giải quyết món nợ bằng cách tiết kiệm hàng ngày. Bên cạnh việc nhắc nhở con không nên mượn nợ bạn bè, cha mẹ còn phải giúp con ý thức trách nhiệm với hậu quả mình gây ra để không tái phạm. . Khi con… đổ nợ Bất ngờ một hôm nào đó, bạn chứng kiến con (đang học cấp I) bị đòi nợ, với khoản tiền “khá lớn” mà con bạn đã vay mượn Lan “gây nợ đến 50.000đ. Chị Mai nói: “Giải quyết việc trả nợ cho con là chuyện nhỏ, nhưng thấy con sốc khi bị đòi nợ ở tuổi lên bảy, mình cảm thấy buồn lòng quá”. Chị Châu kể: “Sau khi con. trai bị đòi nợ, tôi vào trường tìm hiểu thì phát hiện rất nhiều học trò nợ nần nhau. Có trẻ mang đồ chơi vào lớp, bạn khác thích, cháu bé đã bán lại và cho bạn thiếu nợ. Trong khi đó, cha mẹ