1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giấy và nghề in được phát minh như thế nào ? pot

4 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Nghề in được phát minh như thế nào? Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó, vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Người Trung Quốc đã tích cực tìm cách, mày mò sáng tạo, cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá - Nghề in đã được phát minh và từ đó phát triển. Trước khi có nghề in, người Trung Quốc đã có nghề truyền thống là khắc vào đá trước hết phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá. Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới. Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Người Trung Quốc khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là “phong nê” (phủ bùn). Từ sự gợi ý của con dấu, khoảng thời nhà Tùy , nghề in khắc bản xuất hiện, lúc đầu là khắc và in tượng Phật, Kinh Phật , sau đó mới khắc in các loại sách khác. Người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, mực in được quét lên trên bản gỗ và sau đó bản gỗ được ép trên mặt giấy. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào năm thứ 9 Đường Di Tông, tức năm 868. Phát minh in bằng bản khắc gỗ đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng việc in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, và cần phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống vào thế kỷ thứ XI một người dân thường tên là Tất Thăng (1041-?) đã phát minh ra lối in chữ rời bằng đất sét nung . Ông đã lấy đất sét làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đầu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Sau Tất Thăng thì Thẩm Quát cũng thử in chữ rời bằng gỗ nhưng không thành. Nhưng sau đó Vương Trinh đã thành công. Phát minh của Tất Thăng tuy là một bước nhảy vọt của nghề in, nhưng vẫn còn một số nhược điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, in không được sắc nét. Đầu thế kỷ XIV , nhược điểm đó được khắc phục dần khi người ta thay chữ đất sét nung bằng chữ gỗ. Ngoài cách in chữ rời bằng đất nung và gỗ , người ta tiếp tục cải tiến đúc chữ rời bằng thiecs (thời Nguyên), bằng đồng, chì (thời Minh). Từ thời Đường thuật in của Trung Quốc đã được truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, sau đó sang Ba Tư , Ả Rập và Châu Âu Vào thế kỉ thứ 8-9 nghề in hay ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc gỗ và sau đó được cải tiến với kiểu in chữ rời đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Mãi đến thế kỉ XIV, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn, phát minh này cũng dựa trên kĩ thuật in chữ rời của người Trung Quốc. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in” hiện đại sau này. Từ năm năm 1436 đến 1444, Johannes Gutenbergh người tỉnh Mainz ở Đức sáng chế ra đồng mô, tức khuôn đúc chữ và phương pháp in bằng chữ kim loại rời. Phương pháp này được sử dụng không mấy thay đổi cho đến thế kỷ XX. Cuốn sách đầu tiên được Gutenbergh in là cuốn Kinh Phúc âm được in 200 bản tại Mainz từ năm 1452-1456, đây là tác phẩm được yêu cầu nhiều nhất vào thời điểm đó.Với phát minh này người Trung Quốc đã đi trước những người Châu Âu 400 năm trong lĩnh vực in ấn này.Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hoá trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại. Nghề in ở Trung Quốc ra đời sau hàng loạt cải tiến kỹ thuật diễn ra trong một thời gian dài, kể từ việc in bằng con dấu trên đất sét và sau này đó là trên giấy và trên lụa cho đến việc dùng bản trổ thủng để in các hình vẽ họa tiết trên giấy hoặc trên lụa và in mực khắc trên đá. Tất cả những cách thức đó đã dần dẫn đến sự hoàn thiện các phương pháp cơ khí trong việc nhân bản và cuối cùng là kĩ thuật ấn loát. Việc in bằng chữ rời xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XII. Con chữ lúc đầu được làm bằng đất nung, nhưng chỉ ít lâu sau người ta dùng các chất liệu khác như gỗ , kim loại , và cả sứ nữa. Vì chữ Trung Quốc bao gồm một lượng chữ rất lớn cho nên mãi tới gần đây, việc in sách , người ta vẫn thường in bằng ván khắc nhiều hơn là in bằng chữ rời. Khắc ván in đơn giản, rẻ tiền hơn, lại dễ bảo quản để sử dụng cho việc tái bản. Chữ rời hầu như chỉ được dùng để in những bộ sách lớn và in với số lượng lớn. Dù sao chăng nữa thì cả ván khắc lẫn chữ rời cũng đã cũng dã dần dần nhường chỗ cho máy in hiện đại, kể từ giữa thế kỷ XIX. Những điều kiện tiên quyết để cho những phát minh ra đời và trở thành đắc dụng thường bao gồm những sự chuẩn bị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần : ngoài óc sáng tạo và nhu cầu rộng lớn còn phải có những vật liệu chuyên dùng và kỹ thuật co sở thiết yếu. ở Châu Âu và Trung Quốc đều có đủ cơ sở vật chất kỹ cần thiết cho sự phát hiện nghề in nhưng tại sao Trung Quốc phát minh này ra đời đầu tiên ở Trung Quốc? Nghề in xuất hiện sớm ở Trung Quốc chủ yếu do phát minh ra giấy và các kỹ thuật nhân bản bằng con dấu và bôi quét do nhu cầu to lớn đối với việc nhân bản các văn bản viết bằng thứ chữ biểu ý phức tạp việc chuẩn hóa các văn bản Khổng giáo dùng cho việc thi cử tuyển dụng quan lại và cuối cùng là do nhu cầu to lớn về những văn bản Phật giáo không thể chép tay xuể. Ở phương Tây, giấy xuất khá muộn, con dấu không được coi là một phương tiện nhân bản, trong khi đó những người làm nghề in lại phải chịu nhiều sự ràng buộc hạn chế của phường hội. Cuối cùng, với hệ thống chữ cái LaTinh tương đối đơn giản, yêu cầu nhân bản nhanh chóng bằng cơ khí rõ ràng cũng kém phần gay gắt . Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho phát minh ra nghề in đã không được hoặc đã không mở đường cho phát minh này ngoài ra hoạt động tôn giáo ở Châu Âu cũng không tạo ra nhu cầu sản xuất với số lương lớn những văn bản Kinh kệ như hoạt động ở Trung Quốc. Về mặt này, ở Châu Âu thời đó những người làm nghề chép sách cũng đủ sức đáp ứng nhu cầu. Đến giữa thế kỉ XV những nhân tố trên đây đã thay đổi, và hoàn cảnh xã hội Châu Âu trở nên chín muồi cho việc “phát minh” ra nghề in Việc in ấn hàng loạt đã tăng cường khả năng bảo tồn lâu dài các văn bản , lưu truyền cho các thế hệ sau, giảm bớt nguy cơ mất mát tiêu vong bởi thờ ơ lãng quên hoặc do các sưu tập riêng lẻ bị phát tán.Chính việc phát minh và phát triển nghề in đã tạo ra sự phong phú đa dạng trong việc mở rộng các ấn phẩm trước đó sách in chủ yếu là các loại kinh của tôn giáo và tác phẩm văn chương tôn giáo vẫn chiếm vị trí độc quyền ưu thế nhưng sau đó đã dần dần được thay thế bằng các sách của các tác giả mang tư tưởng nhân văn trước sự hoan nghênh của độc giả mới mẻ. Đọc giả mới , đè tài mới, tất cả những cái đó đã thúc đẩy những người có học dễ dàng phát hiện những chỗ mâu thuẫn trái ngược trong văn bản tôn giáo, từ đó đã thúc đẩy những người có học dễ dàng phát hiện những chỗ mâu thuẫn trái ngược trong văn bản tôn giáo, từ đó nảy sinh sự thẩm duyệt lại các quan điểm cũ và mở đường cho những tiến bộ Nhưng không chỉ có thế , việc phổ cập các ấn phẩm và diện quần chúng độc giả thế tục được mở rộng. Chính nghề in đã tạo ra một nghề mới đó là xuất bản sách. Với việc sách và báo chí có được nhiều thì góp phần vào việc phổ cập giáo dục và thanh toán nạn mù chữ cũng gắn bó với những tiến bộ của nghề in. Sách bán giá rẻ sẽ cho phép nhiều người tìm đến sách, kiến thức nhiều hơn, và điều này lại tác động đến nhân sinh quan của họ đối với thế giới xung quanh và vị trí của họ trong xã hội. Lẽ tự nhiên , ấn phẩm dễ kiếm sẽ làm tăng thêm số người biết chữ , và ngược lại nhu cầu dối với sách vưở cũng do đó mà tăng lên . Diieuf này làm cho nghề in ngày càng phát triển và đạt tới trình đồ kĩ thuật cao. Nhưng dù gì đi nưa sự phát triển của ngày hôm nay đó là nhờ những gì mà người Trung Quốc đã tìm thấy từ nghề in. . Nghề in được phát minh như thế nào? Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó, vẫn chưa phát. bá văn hoá - Nghề in đã được phát minh và từ đó phát triển. Trước khi có nghề in, người Trung Quốc đã có nghề truyền thống là khắc vào đá trước hết phải nói đến là các con dấu và bia khắc công. Phát minh của Tất Thăng tuy là một bước nhảy vọt của nghề in, nhưng vẫn còn một số như c điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, in không được sắc nét. Đầu thế kỷ XIV , như c điểm đó được khắc

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w