Tỉnh táo chọn trường Có nhiều lối rẽ cho bạn như đi du học, thi đại học hay học nghề, nhưng dù rẽ theo lối nào thì các bạn cũng nên tỉnh táo trong quyết định của mình bởi sai một li, đi một dặm. Theo số liệu thống kê từ các sở GD- ĐT cho thấy lượng hồ sơ đăng kí dự thi đại học, cao đẳng năm 2010 vào các trường tại Hà Nội và TP.HCM giảm mạnh. Có nhiều lý do lý giải điều đó và một trong số đó là các thí sinh càng ngày càng “tỉnh” hơn trong việc chọn trường, chọn ngành. Nên biết lượng sức mình Bảng điểm học kì I tuy không nói lên tất cả nhưng cũng phần nào phản ánh thực lực của các bạn. Hãy tự nhìn nhận mình một cách khách quan, không nên xoa dịu bản thân bằng cách “mới chỉ học kì I, lo gì” hay “điểm chác thì quan trọng gì” mà hãy đối diện với chính bản thân để thực sự đánh giá đúng về trình độ của mình. Không nên chạy theo những trường top trên hoặc theo sở thích mà không biết lượng sức. Như trường hợp bạn K.Nam (Thanh Hóa) học lực chỉ trung bình – khá nhưng yêu thích ngành công nghệ thông tin, lại nghe người ta khen ngành này ở đại học Bách Khoa vô cùng danh giá nên năm ngoái đã đăng kí ngay và kết quả là trượt “thẳng cánh cò bay”. Từ kinh nghiệm đau thương ấy, năm nay Nam quyết định chỉ chọn trường có mức điểm bình thường để vừa có thể theo học ngành mình thích, lại không sợ bị trượt nữa. Không chọn theo ý muốn của người khác Cha mẹ đóng vai trò là “quân sư”, định hướng cho con cái theo con đường dễ dàng nhất với ước mong sau này con sẽ thành công trên bước đường ấy. Tuy nhiên, không phải lời tư vấn nào của bố mẹ cũng là con đường đúng cho bạn. Hãy sàng lọc những lời khuyên của cha mẹ trong vấn đề chọn trường, chọn ngành. Ý kiến nào hợp lý, phù hợp với sức học bản thân thì nên tiếp thu và lắng nghe. Định hướng nào bạn không thích thì cũng không nên theo một cách miễn cưỡng. Hãy cho bố mẹ thấy sức học của mình và quyết định chọn ngành nào sẽ tốt cho bản thân hơn. P.Vy (Đh Mỹ thuật công nghiệp) chia sẻ: “Năm ngoái, mình với bố mẹ đấu tranh ác lắm về vấn đề chọn trường, chọn ngành. Mình thì thích học mỹ thuật để sau này làm về lĩnh vực thời trang, trong khi bố mẹ lại muốn mình học kế toán. Năn nỉ, khóc lóc mãi cuối cùng mình cũng thắng. Và giờ, sau nửa năm học với thành tích đứng đầu lớp đại học, mình đã chứng minh cho bố mẹ thấy sự lựa chọn của mình là đúng”. Không mơ ước viển vông Nhiều bạn khi thấy ai đó thành công trên con đường của họ một cách dễ dàng như ông anh họ học kinh tế, ra trường làm có 2, 3 năm đã có xe hơi chạy nên nuôi hi vọng cũng được như vậy nên đăng kí ngay vào ngành kinh tế dù bản thân thích hợp với những công việc ít biến động hơn như văn phòng, giáo viên,… hay thấy trên TV anh/chị MC hay ca sĩ, diễn viên nào đó được nhiều người hâm mộ cũng ước ao được như vậy. Việc không tỉnh táo khi lựa chọn ngành như vậy sẽ dẫn bạn đến nhiều sai lầm không thể quay đầu lại được. Hãy thực tế lựa chọn và không mơ ước viển vông. “Ngô ra ngô, khoai ra khoai” Kinh nghiệm đau thương của nhiều anh, chị đi trước để lại là “tránh lộn trận địa”. Nếu như đã mất tới 3 năm để theo học khối A/B/C/D ở cấp 3 thì hãy vững bước tiến lên phía trước, đừng lầm tưởng rằng ai rẽ chệch hướng sang các khối khác đều thành công. Chỉ thay đổi khi điều đó thực sự cần thiết và bạn tự tin vào bản thân mình. Ngọc Anh (trường Lương Thế Vinh) nói: “Sang đến lớp 12, mình muốn chuyển sang học khối D, khối A mình hơi kém môn Lý nên không tự tin cho lắm. Trường mình vừa rồi có đợt thi thử đại học, tuy rằng chưa học hết chương trình nhưng với 17 điểm khối D thì khả năng chỉ với nửa học kì còn lại mình sẽ không thể lên tới hơn 20 điểm để vào trường mình mong ước vì nền tảng khối D mình không chắc. Giờ chuyên tâm học khối A, có lẽ cơ hội vào được trường mình thích cao hơn”. Với những định hướng trên, chắc hẳn bạn đã vẽ ra được cho mình một lối đi trên bước đường chọn trường, chọn ngành. Đừng quá vội vàng mà hãy “chậm mà chắc” với quyết định của mình. Đừng lựa chọn trường, ngành khiến sau phải hối hận sau này. . Tỉnh táo chọn trường Có nhiều lối rẽ cho bạn như đi du học, thi đại học hay học nghề, nhưng dù rẽ theo lối nào thì các bạn cũng nên tỉnh táo trong quyết định. năm 2010 vào các trường tại Hà Nội và TP.HCM giảm mạnh. Có nhiều lý do lý giải điều đó và một trong số đó là các thí sinh càng ngày càng tỉnh hơn trong việc chọn trường, chọn ngành. Nên. ra được cho mình một lối đi trên bước đường chọn trường, chọn ngành. Đừng quá vội vàng mà hãy “chậm mà chắc” với quyết định của mình. Đừng lựa chọn trường, ngành khiến sau phải hối hận sau này.