1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huong dan thuc hien CT RLDV

7 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH HĐĐ HUYỆN BA TRI * * * Ba Tri, ngày tháng 11 năm 2007 Số : -HD/HĐĐ (Dự thảo) HƯỚNG DẪN Thực hiện Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội Nhằm nâng cao chất lượng phụ trách Đội góp phần nâng cao hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội Tỉnh, Hội đồng Đội Huyện hướng dẫn việc thực hiện chương trình Rèn luyện phụ trách Đội, cụ thể như sau: I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Để giáo viên - Tổng phụ trách Đội toàn Huyện thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nội dung trong Chương trình rèn luyện phụ trách, từng bước xây dựng mẫu hình người phụ trách thiếu nhi nhiệt tình, tâm huyết, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có kỹ năng công tác Đội, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. -Việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình rèn luyện là một trong những cơ sở để xét thi đua của Liên Đội và tiêu chuẩn thi GV- TPT Đội giỏi các cấp. -Chương trình phải được triển khai đồng bộ hiệu quả đến 100% Giáo viên - Tổng phụ trách Đội đang công tác tại các trường Tiểu học, THCS trong huyện. II/-NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH ĐỘI: PHẦN I: RÈN LUYỆN VẾ NHẬN THỨC, LÝ LUẬN: 1/-Những quan điểm cơ bản về bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng tổ chức Đội TNTP Hố Chí Minh. 1.1/-Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục thiếu niên, nhi đồng: -Hiểu biết những nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh. -Hiểu biết các nội dung về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, và một số nội dung của luật pháp khác liên quan tới trẻ em. 1.2-Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu, niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh: -Học tập, tìm hiểu để nắm vững tiểu sử, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Hiểu và nắm được tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Phân tích được ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. -Biết ít nhất 10 câu chuyện về Bác Hồ, có khả năng kể và phân tích cho các em hiểu về tình yêu thương của Bác Hồ chăm lo yêu thương trẻ em Việt Nam và các nước trên thế giới. 1 1.3-Quan điểm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh: -Những quan điểm cơ bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, những nghị quyết về công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn các khóa. -Hiểu một cách sâu sắc về vai trò phụ trách Đội của tổ chức Đoàn và trách nhiệm của người phụ trách đối với công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. -Hiểu và nắm chắc các chương trình và phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chăm lo thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh. -Biết được các kỷ niệm chương, Huy hiệu, danh hiệu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh tặng cho phụ trách, đội viên, thiếu niên, nhi đồng như: Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”, Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”, Huy hiệu “Phụ trách giỏi”, “Giải thưởng Kim Đồng”, học bổng Đôrêmon, danh hiệu Chỉ huy Đội giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ,… 1.4-Hiểu biết về các đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, thường xuyên cập nhật kịp thời những thông tin có liên quan đến công tác thiếu nhi như: Luật thanh niên, Điều lệ Đoàn, Đội sửa đổi bổ sung, Thông tư liên tịch 23, thông tư 35 liên ngành về chế độ chính sách cho GV-TPT Đội. 2/-Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý, phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh: 2.1-Những kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng: -Giáo viên Tổng phụ trách cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng để vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ em. -Hiểu và nắm vững kiến thức tâm lý về nhóm đốI tượng (trẻ em nông thôn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật,…)để vận dụng vào tổ chức họat động, học tập rèn luyện cho đội viên. -Trang bị cho mình những vốn kiến thức cơ bản về tâm lý của giới tính, lứa tuổi vị thành niên để vận dụng tổ chức các họat động và định hướng giáo dục cho các em. 2.2-Xử lý các tình huống sư phạm khi tổ chức các hoạt động: Vận dụng các kiến thức về tâm lý, phương pháp giáo dục để xử lý các tình huống sư phạm trong các hoạt động thiếu nhi, trong mối quan hệ giữa đội viên với đội viên, đội viên với thiếu nhi, mối quan hệ giữa thầy cô giáo, anh chị phụ trách với đội viên, mối quan hệ của lứa tuổi vị thành niên, trong quan hệ giữa gia đình và xã hội với thiếu nhi. 2.3-Đặc trưng công tác giáo dục của Đội: Đặc trưng giáo dục của Đội là thông qua các hoạt động thể hiện ở nguyên tắc tự nguyện và nguyên tắc tự quản. 2.4-Phương pháp công tác Đội và tổ chức hoạt động: Giáo viên – Tổng phụ trách cần biết và vận dụng các phương pháp sau: +Phương pháp tiếp cận, tìm hiểu gần gũi thiếu nhi. +Phương pháp kế hoạch hóa. +Phương pháp bồi dưỡng, phát huy vai trò tự quản của Đội. +Phương pháp xã hội hóa công tác thiếu nhi và phụ trách thiếu nhi. 2 +Phương pháp điển hình hóa, mô hình hóa, quy trình hóa và các phương pháp khác. 3/-Hiểu biết về lịch sử, truyền thống của đất nước, của Đảng, Bác Hồ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh: 3.1-Hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam anh hùng: -Kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ ngày lập nước đến nay: Những trung tâm văn minh từ ngàn xưa của Việt Nam, các đế hiệu của 18 đời vua Hùng, hình thức của nước Âu Lạc, -Nắm và hiểu đựơc ý nghĩa các chiến công oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ những ngày đầu lập nước cho đến nay: Chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, chiến dịch Điện Bưu Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, phong trào Đồng Khởi Bến Tre,… -Biết tiểu sử của các vị anh hùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử, các nhà văn hóa, danh nhân của dân tộc ta qua các thời đại. -Nắm được sự phát triển đi lên của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế. 3.2-Hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu: -Nắm vững những nét cơ bản về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập cho đến nay, các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiểu sử và công lao của các đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. -Hiểu và nắm chính xác tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công ơn của Người đối với Đảng, với dân tộc, thanh thiếu nhi Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Biết được một số bài thơ, thư, bài nói chuyện của Người về công tác giáo dục thanh thiếu nhi nước ta. 3.3-Hiểu biết về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: -Biết được lịch sử, truyền thống cơ bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ ngày thành lập cho đến nay, tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ, các kỳ Đại hội của Đoàn, các phong trào lớn và những công trình thanh niên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. -Biết được một số anh hùng trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc chủ nghĩa xã hội . 3.4-Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh: -Kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của Đội TNTP Hồ Chí Minh từ khi thành lập cho đến nay. -Biết được tiểu sử của một số anh hùng nhỏ tuổi đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc và xây dựng Tổ quốc, một số anh hùng thiếu niên tiêu biểu ở địa phương mình. -Sự ra đời các phong trào và các cuộc Đại hội, gặp gỡ toàn quốc của Đội TNTP Hồ Chí Minh từ ngày thành lập đến nay: Công tác Trần Quốc Toản, Phong trào kế hoạch nhỏ, Áo lụa tặng bà, Nghìn việc tốt. -Các công trình của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong những năm qua, các thành tích của Đội được Đảng và Nhà nước khen thưởng từ khi thành lập cho đến nay. 4/-Hiểu biết về văn hoá xã hội, khoa học tự nhiên và thế giới: 3 -Hiểu biết các kiến thức phổ thông về văn hóa, xã hội của đất nước, các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Truyền thống của quê hương, địa phương và giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu của các vùng, miền của đất nước. -Có kiến thức phổ thông về khoa học tự nhiên thường xảy ra, các biện pháp giữ gìn sức khỏe cho thiếu niên, nhi đồng, tuổi vị thành niên, gia đình và cộng đồng, -Nắm được nội dung các môn học tự nhiên được giảng dạy ở các trường tiểu học và trung học cơ sở như: toán, lý, hóa, sinh, Phải có chứng chỉ A Tin học. -Nắm vững những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về “Quyền trẻ em”. -Nắm được tên gọi thủ đô, quốc kỳ, quốc ca của các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á, tên các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn trên thế giới. Những kỳ quan trên thế giới, một số danh nhân, nhà văn hóa, nhà khoa học tiêu biểu của thế giới, PHẦN II: RÈN LUYỆN VỀ HÀNH ĐỘNG, KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐỘI: 1/-Tham gia thực hiện những công trình, phần việc “Vì đàn em thân yêu”, vì cộng đồng xã hội: Tham gia thực hiện các công trình, phần việc do địa phương phát động và Đoàn, Đội cấp trên tổ chức: Tháng thanh niên, chiến dịch Mùa hè xanh, công tác phổ cập giáo dục, phong trào phụ trách tình nguyện, 2/-Hiểu biết về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội: 2.1-Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh: Cần phải hiểu và nắm vững Điều lệ của Đội: -Tôn chỉ mục đích, tính chất, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức của Đội và đội viên. -Tổ chức hoạt động Sao nhi đồng -Phương pháp, kỹ năng hướng dẫn đội viên thực hành Điều lệ Đội một cách hiệu quả nhất. 2.2-Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh: -Nắm vững nội dung và phương pháp hướng dẫn đội viên về các quy định của Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. -Hướng dẫn cho đội viên thực hành đúng Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 2.3-Kỹ năng tổ chức các hoạt động: -Thuộc và hát được một số bài hát truyền thống của Đội, một số bài hát quen thuộc, sinh hoạt tập thể để hướng dẫn cho các em. -Có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chào cờ, hướng dẫn các em sinh hoạt sao đạt hiệu quả, biết cách sử dụng các ký hiệu đi đường của Đội và của luật giao thông. Biết viết các loại mật thư, cách thắt nút dây, dựng lều trại, phải học và thực hành các loại tín hiệu Morse và Sémaphore để hướng dẫn lại cho đội viên. 3/-Phương pháp tổ chức các hoạt động thiếu nhi: 3.1-Tổ chức các lễ hội, Tổ chức cuộc thi, tham quan du lịch cắm trại. 4 3.2-Tổ chức trò chơi, xây dựng hoạt cảnh, tổ chức các hoạt động truyền thông. 3.3-Phương pháp tổ chức hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên. -Nắm vững chương trình rèn luyện đội viên về kết cấu, nội dung, thực hành các chương trình theo lứa tuổi để hướng dẫn đội viên thực hiện. -Hướng dẫn thực hiện nội dung 13 chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên, biết cách vận dụng, bổ sung nội dung của Chương trình rèn luyện đội viên cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình và hướng dẫn cho các em thực hiện hiệu quả. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH: Chương trình rèn luyện GV.TPT Đội là phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng người phụ trách Đội, nâng cao chất lượng hoạt động, phong trào thiếu nhi. Cần phải coi trọng rèn luyện cả về nhận thức và hành động, lý luận và kỹ năng. Với phương châm “Người phụ trách tự rèn luyện phấn đấu; nhà trường, Đoàn, Đội tạo môi trường”, chương trình rèn luyện phụ trách thực hiện theo các phương pháp sau: 1/-Phương pháp rèn luyện, đánh giá: Mỗi GV - TPT cần lên kế hoạch tự rèn luyện bằng việc trang bị cho mình sổ tay rèn luyện trong đó ghi rõ nội dung mà mình đăng ký rèn luyện ngay từ đầu năm học, tự đánh giá kết quả rèn luyện theo định kỳ trước khi có sự kiểm tra của Hội đồng Đội cấp trên. *Sổ tay rèn luyện có thể thực hiện theo mẫu sau: Phần 1: Thông tin cá nhân: Trong đó cần giới thiệu sơ lược các thông tin về bản thân, thời gian công tác, các thành tích đạt được, những năng khiếu sở trường của cá nhân. Phần 2: Nội dung rèn luyện có thể chia thành các cột thông tin: Thời gian đăng ký Nội dung rèn luyện Thời gian thực hiện Tự đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá của BGH, HĐĐ Nhận thức, lý luận Hoạt động kỹ năng Tháng 9/2007 Tháng 10/2007 -Đăng ký học tập Luật thanh niên -Tìm đọc 10 mẫu chuyện về Bác Hồ - -Hưởng ứng tháng an toàn giao thông, phát động giáo dục Đội viên, học sinh - Ôn luyện 3 bài trống Đội, - -Tuần 1 -Tuần 2 -Đạt 8.5 -10đ: loại tốt -Đạt: 7 - 8.5đ: loại khá -Dưới 7đ: đạt trung bình 5 Phần 3: Cập nhật kiến thức hằng ngày: Phần 4: Những mô hình hay, sáng kiến kinh nghiệm của GV-TPT. Phần 5: Các hoạt động giao lưu khác. 2/-Rèn luyện thông qua hoạt động câu lạc bộ phụ trách: Đây là trách nhiệm của Hội đồng Đội các cấp. Khi tổ chức câu lạc bộ cần có kế hoạch cụ thể, có nội dung sinh hoạt theo chuyên đề tạo cho phụ trách ngày càng nâng cao lý luận và kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của chương trình cụ thể của từng địa phương. Câu lạc bộ phụ trách có thể tổ chức theo quy mô liên trường (theo cụm) hoặc câu lạc bộ phụ trách cấp huyện do Hội đồng Đội huyện tổ chức có sự phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo. 3/-Tổ chức tập huấn: Việc tổ chức tập huấn do Hội đồng Đội cấp huyện và cấp Tỉnh tổ chức thường xuyên hàng năm để nâng cao nghiệp vụ cho Giáo viên Tổng phụ trách Đội GV-TPT cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề hoặc hằng năm để nâng cao nghiệp vụ. 4/-Tổ chức thi GV-Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp: -Tổ chức thi Giáo viên Tổng phụ trách giỏi các cấp là để kiểm tra lại kỹ năng nghiệp vụ công tác của Giáo viên đồng thời để công nhận danh hiệu Giáo viên Tổng phụ trách giỏi các cấp. Có các cấp thi như: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp toàn quốc. -GV-TPT muốn đăng ký thi giỏi cấp huyện, phải được đánh giá chương trình rèn luyện đạt từ loại khá trở lên, Liên Đội đạt Liên Đội mạnh, có thời gian công tác Đội ít nhất 3 năm. -GV- TPT thi cấp tỉnh phải đạt điểm rèn luyện loại tốt, có thời gian công tác Đội ít nhất 5 năm, Liên Đội đạt vững mạnh cấp tỉnh và phải đạt trong Hội thi cấp huyện. III/-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/-Cấp huyện: -HĐĐ Huyện tổ chức tập huấn cho giáo viên Tổng phụ trách Đội ở cơ sở, giới thiệu gương giáo viên Tổng phụ trách giỏi nhiều năm liền cho các đơn vị trong hội nghị, lớp tập huấn để tạo điều kiện cho các giáo viên Tổng phụ trách Đội ở các đơn vị học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. -Chỉ đạo thực hiện chương trình rèn luyện phụ trách chọn đọn vị làm điểm và triển khai rộng khắp trong toàn huyện từ năm học 2007 –2008 trở về sau. -HĐĐ huyện trực tiếp phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, BGH nhà trường tạo điều kiện để Tổng phụ trách thực hiện chương trình rèn luyện. -Triển khai, cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết các nội dung rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội từ đầu năm học. -Thường xuyên tổ chức kiểm tra, công nhận từng phần, một cách khách quan, trung thực. Kết quả đánh giá được ghi trên phiếu sau mỗi kỳ để theo dõi thông qua bản điểm: +Từ 8.5 – 10 điểm đạt loại: tốt +Từ 7.0 – 8.5 điểm đạt loại: khá +Dưới 7.0 điểm đạt loại: trung bình 6 2/-Cấp cơ sở: Tổng phụ trách bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, thực hiện chương trình rèn luyện. Có sổ rèn luyện và được sự đánh giá kết quả hàng tháng của Ban Giám hiệu nhà trường. Trên đây là Hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện phụ trách Đội, Hội Đồng Đội Huyện đề nghị Giáo viên Tổng phụ trách Đội các trường Tiểu học, THCS trong huyện thực hiện nghiêm túc. Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN -HĐĐ Tỉnh; Phó Chủ Tịch -BLĐ Phòng GD và ĐT; -BTV Huyện Đoàn; -TV HĐĐ Huyện; -BGH và GV.TPT Đội các trường TH, THCS; -Lưu VT; Huỳnh Thanh Nhàn 7 . niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh. -Biết được các kỷ niệm chương, Huy hiệu, danh hiệu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh tặng cho phụ trách, đội viên, thiếu. hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”, Huy hiệu “Phụ trách giỏi”, “Giải thưởng Kim Đồng”, học bổng Đôrêmon, danh hiệu Chỉ huy Đội giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ,… 1.4-Hiểu biết về các đường lối chủ trương của Đảng,. hùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử, các nhà văn hóa, danh nhân của dân tộc ta qua các thời đại. -Nắm được sự phát triển đi lên của nước ta trong thời

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w